LHQ hoan nghênh tiến triển trong thực thi lệnh ngừng bắn tại Libya
Liên hợp quốc (LHQ) mới đây đánh giá cao cuộc trao đổi tù binh lần thứ hai giữa các phe đối địch tại Libya, đồng thời kêu gọi các bên đẩy nhanh việc triển khai các nội dung khác trong thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi tháng 10 năm ngoái.
Các tay súng Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) giao tranh với quân đội miền Đông (LNA) của Tướng Khalifa Haftar tại Tripoli, Libya, ngày 18/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Libya (UNSMIL) ngày 5/1 cho biết tổng cộng có 35 tù binh đã được trao đổi tại thị trấn Shwairif dưới sự giám sát của Ủy ban quân sự chung (JMC), vốn được thiết lập theo thỏa thuận ngừng bắn. Tháng trước, hai bên cũng đã hoàn tất đợt trao đổi tù binh đầu tiên tại thị trấn Shwairif, Tây Nam Libya.
UNSMIL nêu rõ đợt trao đổi tù binh chính thức lần 2 này là kết quả từ cam kết vững chắc của JMC trong việc thực hiện đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn. Trên tinh thần này, UNSMIL kêu gọi cả hai bên nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán hiện nay để mở lại tuyến đường ven biển chính ở Libya. Lâu nay, con đường cao tốc chính dọc theo bờ biển Địa Trung Hải của Libya nối thủ đô Tripoli ở phía Tây với thành phố Benghazi ở phía Đông, đã bị cắt đứt do các cuộc đối đầu giữa các lực lượng đối lập.
Xung đột tại Libya tiếp tục là một trong những cuộc xung đột vũ trang phức tạp nhất trên thế giới hiện nay. Sau khi rơi vào cuộc nội chiến phức tạp kể từ năm 2011, tại Libya hình thành hai lực lượng chính. Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) kiểm soát thủ đô Tripoli, nhận được sự ủng hộ của LHQ, Qatar và các nhóm vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) kiểm soát thành phố Benghazi, hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông, được Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập ủng hộ.
Ngay 23/10/2020, tại Geneva (Thụy Sĩ), đai diên cua GNA va LNA đa ký thỏa thuận ngừng bắn lâu dai dươi sư trung gian bao trơ cua LHQ. Theo thỏa thuận, ngày 23/1 tới sẽ là hạn chót để toàn bộ lính nước ngoài và lực lượng đánh thuê rời Libya. Tháng trước, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã đề xuất cử các nhà giám sát quốc tế để hỗ trợ lệnh ngừng bắn, trong bối cảnh có nhiều hy vọng rằng Libya có thể bước sang giai đoạn mới sau một thập kỷ chiến tranh.
Các phe phái đối đầu tại Libya đàm phán hòa bình ở Marocco
Các nhóm chính trị Libya ngày 6/11 đã gặp nhau ở Marocco cho trong vòng đàm phán hòa bình mới nhất.
Thông tin chi tiết về cuộc hội đàm ở Maroc vẫn chưa được công bố. Nhưng các nhà đàm phán đang thúc đẩy các nỗ lực song song để tiến tới đàm phán quân sự vào tuần tới và là lần đầu tiên trên đất Libya.
Ủy ban quân sự chung Libya nhóm họp. Ảnh: RT.
Trước đó, các quan chức quân sự Libya trong một ủy ban quân sự chung đã họp và đồng ý về một lộ trình thực hiện thỏa thuận ngừng bắn. Các cuộc đàm phán diễn ra sau thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn ở Libya do Liên Hợp Quốc bảo trợ ký kết tại Thụy Sĩ vào tháng 10/2020. Thảo thuận nhằm mở đường hướng tới một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Libya. Các phe phái tham chiến đã quay trở lại bàn đàm phán vào tháng 9 trong các cuộc đàm phán do Liên Hợp Quốc hỗ trợ với các cuộc đàm phán được tổ chức tại Marocco, Ai Cập và Thụy Sĩ.
Libya có trữ lượng dầu thô lớn nhất châu Phi và đã phải hứng chịu xung đột trong gần một thập kỷ. Libya đang chia tách thành hai lực lượng chính là chính phủ Hiệp ước quốc gia (GNA) được Liên Hợp Quốc công nhận ở thủ đô Tripoli và chính quyền miền đông to tướng Khalifa Haftar đứng đầu.
Mỹ cáo buộc Nga đưa vũ khí tới Libya, tình hình "căng như dây đàn" Quân đội Mỹ cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm vận vũ khí khi đưa thiết bị quân sự tới Libya. Tình hình trên thực địa tại Libya đang rất nóng và có nguy cơ bùng phát với sự tham chiến của nhiều nước. Các binh sĩ trung thành với chính phủ được quốc tế công nhận của Libya tập trung tại một...