LHQ điều tra xung đột Israel – Hamas
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc mở cuộc điều tra về các vi phạm xung quanh xung đột mới nhất ở Dải Gaza giữa Hamas và Isral.
Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, được thông qua ngày 27/5 với 24/47 quốc gia thành viên đồng thuận, sẽ thúc đẩy cuộc điều tra với mức độ chưa từng thấy về những hành vi sai phạm “có hệ thống” và “nguyên nhân gốc rễ” của cuộc xung đột Trung Đông suốt nhiều thập kỷ qua.
Dự thảo nghị quyết, do Pakistan thay mặt Tổ chức Hợp tác Hồi giáo trình bày, đã được tranh luận trong phiên họp đặc biệt kéo dài một ngày của Hội đồng Nhân quyền LHQ, tập trung vào tình trạng gia tăng bạo lực chết người giữa Israel và người Palestine tháng này.
Người đàn ông Palestine đi qua khu nhà đổ nát vì giao tranh ở Dải Gaza hôm 27/5. Ảnh: AFP.
Đầu phiên họp, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet bày tỏ quan ngại đặc biệt về “mức độ thương vong cao” từ các cuộc tấn công ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo những cuộc không kích của Israel “có thể cấu thành tội ác chiến tranh”. Bà nói thêm rằng các vụ tấn công bằng rocket bừa bãi của Hamas “vi phạm rõ ràng luật nhân đạo quốc tế”.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Palestine hưởng ứng quyết định, nói rằng nó “phản ánh quyết tâm của cộng đồng quốc tế hướng tới trách nhiệm giải trình, thực thi pháp luật và bảo vệ quyền của người Palestine”.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chỉ trích nghị quyết là “đáng xấu hổ”. “Quyết định đáng xấu hổ hôm nay là một ví dụ khác cho thấy nỗi ám ảnh chống Israel rõ ràng của Hội đồng Nhân quyền LHQ”, ông Netanyahu nói.
Trước khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực ngày 21/5, các cuộc không kích và nã pháo của Israel vào Dải Gaza đã khiến 254 người Palestine thiệt mạng, trong đó có 66 trẻ em, và làm bị thương hơn 1.900 người trong 11 ngày xung đột.
Trong khi đó, hàng nghìn quả rocket và hỏa lực khác từ Dải Gaza cũng khiến 12 người thiệt mạng ở Israel, trong đó có một trẻ em và một thiếu niên người Israel gốc Arab. Khoảng 357 người ở Israel bị thương trong cuộc xung đột.
Lá chắn Vòm Sắt Israel bắn nhầm UAV đồng đội
Israel thừa nhận hệ thống phòng không Vòm Sắt bắn rơi một UAV của nước này trong xung đột với Hamas, khiến nhiều quan chức lo ngại.
"Một máy bay không người lái (UAV) Skylark đã bị hệ thống Iron Dome bắn rơi trong đợt chiến đấu ở Gaza và phòng thủ vùng trời đất nước. Sự việc đang được điều tra", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Israel cho biết hôm 25/5.
Hiện chưa rõ thời điểm sự việc xảy ra và lá chắn Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel đã bắn hạ tổng cộng bao nhiêu UAV trong 11 ngày giao tranh với Hamas. Quân đội Israel hôm 17/5 tuyên bố hệ thống này lần đầu bắn hạ UAV đối phương trong chiến đấu.
Hệ thống Iron Dome khai hỏa trong xung đột 11 ngày với Hamas. Ảnh: IDF .
Quân đội Israel đang vận hành phiên bản Skylark 1, với khối lượng khoảng 7 kg, hoạt động được liên tục 3 tiếng trong mọi điều kiện thời tiết và có thể cung cấp video trực tiếp cho kíp vận hành. Nhà sản xuất Elbit đã ra mắt phiên bản Skylark 2 và 3 kích thước lớn hơn, nhưng chưa rõ chúng có được biên chế cho quân đội Israel hay không.
"Bộ Quốc phòng Israel tỏ ra lo ngại vì toàn bộ kế hoạch tác chiến những năm gần đây đều dựa trên kịch bản chiến đấu đa mặt trận với sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng hải lục không quân. Vụ bắn rơi UAV đồng đội đặt ra nghi vấn về khả năng của quân đội Israel trong chuẩn bị và chiến đấu thời gian dài mà không gây nguy hiểm cho chính lực lượng của mình", tờ Haaretz tiết lộ.
Truyền thông Israel cũng tiết lộ một cơ quan quản lý hàng không nước ngoài đã cho phép Israel duy trì không phận mở với hàng không dân dụng, sau khi giới chức nước này khẳng định hệ thống Vòm Sắt đủ khả năng phân biệt giữa mục tiêu uy hiếp Israel và máy bay dân dụng không gây nguy hiểm.
UAV Skylark cất cánh trong một cuộc diễn tập của Israel năm 2013. Ảnh: IDF .
Một tổ hợp Vòm sắt hoàn chỉnh gồm 3-4 bệ phóng, mỗi bệ trang bị 20 tên lửa đánh chặn Tamir, cùng với đó là radar cảnh giới và dẫn bắn, hệ thống điều khiển và quản lý tác chiến. Mỗi quả đạn Tamir có giá khoảng 40.000-100.000 USD.
Phần lớn hoạt động của Vòm sắt được tự động hóa để rút ngắn thời gian phản ứng và giảm yêu cầu về nhân lực vận hành. Tuy nhiên, điều này từng dẫn tới những sự cố ngoài ý muốn, trong đó có vụ 10 tên lửa đánh chặn được khai hỏa sau khi hệ thống này nhầm lẫn tiếng súng máy của Hamas là một vụ phóng rocket hồi năm 2018.
Quân đội Israel cho biết trong 11 ngày giao tranh, Hamas và các nhóm vũ trang Hồi giáo khác ở Gaza đã phóng 4.070 quả rocket về phía Israel, phần lớn nhằm vào các khu vực đông dân cư, nhưng hầu hết bị hệ thống phòng không Vòm sắt của nước này đánh chặn. Hiện chưa rõ Israel đã khai hỏa bao nhiêu quả đạn trong hệ thống Vòm sắt để chặn số rocket này.
Các đợt tấn công rocket khiến 12 người ở Israel thiệt mạng, trong đó có một trẻ em, một người Ấn Độ và hai công dân Thái Lan. Palestine tuyên bố loạt đòn không kích từ Israel đã khiến hơn 230 người thiệt mạng, trong đó có 65 trẻ em, biến các tòa nhà thành đống đổ nát và khoảng 120.000 người phải sơ tán.
Israel cáo buộc Iran đứng sau xung đột Dải Gaza Quân đội Israel cáo buộc Iran ủng hộ tài chính và công nghệ cho Hamas, cảnh báo sẽ đáp trả hoạt động của Tehran tại Dải Gaza. "Rõ ràng là dấu tay Iran xuất hiện khắp nơi, xét về tài chính, kiến thức, nhân lực và nguồn lực. Iran là nhà xuất khẩu bất ổn, chết chóc và huỷ diệt số một khu...