LHQ cùng các đối tác phát động chiến dịch toàn cầu mới nhằm thúc đẩy tiêm chủng
Ngày 24/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cùng hai đối tác là Quỹ Bill và Melinda Gates và Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) đã triển khai một chiến dịch hợp tác mới nhằm thúc đẩy các chương trình tiêm chủng toàn cầu, đánh dấu sự khởi đầu của Tuần lễ Tiêm chủng thế giới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa bệnh sốt rét cho trẻ em tại Gisambai, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, chiến dịch có tên “Humanly Could” nhằm mục đích tăng cường nỗ lực tiêm chủng trên toàn thế giới.
Giám đốc điều hành UNICEF Catherine Russell nhấn mạnh rằng nhờ tiêm chủng, hiện nay ngày càng nhiều trẻ em trên thế giới sống sót và phát triển sau 5 tuổi so với bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định rằng vaccine là một trong những phát minh mạnh mẽ nhất trong lịch sử và các sáng kiến tiêm chủng toàn cầu đã chứng tỏ tiềm năng lớn của những chế phẩm này. Ông nêu ví dụ, nhờ có vaccine, bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ, bệnh bại liệt gần như bị loại trừ và với sự phát triển mới đây của vaccine phòng bệnh sốt rét và ung thư cổ tử cung, con người đang đẩy lùi được nhiều bệnh tật.
Video đang HOT
Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt đăng trên tạp chí y khoa The Lancet (Anh), các nhà khoa học nhận định nỗ lực tiêm chủng toàn cầu đã cứu được khoảng 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua, trong đó có 101 triệu trẻ sơ sinh. Điều này đồng nghĩa với việc cứ mỗi phút có 6 người được cứu sống. Nghiên cứu do WHO dẫn đầu này đã nhấn mạnh đến đóng góp của tiêm chủng trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, trong đó vaccine phòng bệnh sởi được ghi nhận có tác động đáng kể.
Tiến sĩ Sania Nishtar, Giám đốc điều hành của GAVI, đã nhấn mạnh đến thành tựu của liên minh này trong hơn 20 năm qua, theo đó các chiến dịch tiêm chủng đã giúp bảo vệ hơn 1 tỷ trẻ em, giảm 50% tỷ lệ tử vong ở trẻ em ở các quốc gia và cung cấp hàng tỷ USD lợi ích kinh tế.
Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới nhằm mục đích mở rộng khả năng bảo vệ đối nhiều người và cộng động hơn trên toàn thế giới trước các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine.
Dự báo tỷ lệ sinh toàn cầu giảm và những tác động đi kèm
Dân số hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ giảm mạnh vào cuối thế kỷ và tình trạng bùng nổ trẻ em ở các nước đang phát triển trong khi suy giảm ở các nước giàu sẽ dẫn đến những biến đổi xã hội sâu rộng.
Đây là dự báo các nhà nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Đánh giá và đo lường Sức khỏe (IHME) của Mỹ đưa ra trong một nghiên cứu lớn công bố ngày 20/3 trên tạp chí The Lancet.
Cha mẹ cho các con tham gia một trò chơi ở Tokyo, Nhật Bản ngày 22/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng và xu hướng dân số thế giới trong tương lai, trong bối cảnh tỷ lệ sinh hiện đã quá thấp để duy trì quy mô dân số ở một nửa số quốc gia. Để có được cái nhìn tổng quát về dân số thế giới, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu khổng lồ về sinh, tử và các yếu tố tác động đến tỷ lệ sinh trên toàn cầu.
Nghiên cứu dự báo đến năm 2050, dân số của 3/4 các quốc gia trên thế giới sẽ giảm. Đến cuối thế kỷ, tỷ lệ này sẽ tăng tới 97% - tương đương 198 trong số 204 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong thế kỷ này, tỷ lệ sinh sẽ tiếp tục tăng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các nước châu Phi Nam Sahara, trong khi đó tỷ lệ sinh tiếp tục giảm mạnh ở các quốc gia giàu có đang có dân số già hóa.
Tác giả chính của nghiên cứu, ông Stein Emil Vollset thuộc IHME cảnh báo thế giới sẽ đồng thời đối mặt với tình trạng một số quốc gia ghi nhận bùng nổ số trẻ em trong khi một số quốc gia khác ghi nhận suy giảm.
Theo nhà nghiên cứu Natalia Bhattacharjee của IHME, xu hướng tương lai về tỷ lệ sinh và trẻ em được sinh ra sẽ hoàn toàn định hình lại nền kinh tế toàn cầu và cán cân quyền lực quốc tế, đòi hỏi phải tái tổ chức các xã hội. Cụ thể, bà cho biết khi dân số của hầu hết các quốc gia suy giảm, các nước sẽ phụ thuộc vào nhập cư tự do để duy trì tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi thận trọng đối với các dự báo. Họ chỉ ra một số hạn chế của các mô hình, đặc biệt là thiếu dữ liệu từ nhiều nước đang phát triển. Các chuyên gia WHO cho rằng viêc công bố con số trong báo cáo cần đảm báo tính cân bằng giữa đánh giá tiêu cực và tích cực.
Theo các chuyên gia của WHO, việc dân số giảm có thể mang lại lợi ích đối với môi trường và an ninh lương thực, nhưng cũng đi kèm những bất lợi về nguồn cung lao động, an sinh xã hội,...
Nghiên cứu này là bản cập nhật của nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật toàn cầu của IHME. Tổ chức này do Quỹ Bill & Melinda Gates thành lập tại trường Đại học Washington và được coi là cơ sở để tham chiếu toàn cầu về thống kê y tế.
Philippines vật lộn với dịch sởi và ho gà Philippines đang trải qua các đợt bùng phát dịch sởi ở khu vực phía Nam và ho gà ở các khu vực Luzon và Visayas ở miền Trung, và gần 70% các tỉnh thành phố có nguy cơ cao bùng phát dịch bại liệt. Đây là thông báo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 25/4. Tiêm vaccine cho trẻ em...