Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu
Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.
Ngoài việc tăng cường tiềm lực quốc phòng, Thụy Điển cũng lên kế hoạch bảo đảm an ninh năng lượng trong thời kỳ khủng hoảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg ngày 24/4, nhà máy điện bị bỏ hoang ở bến cảng phía Bắc Malmo đã trở thành biểu tượng trong sự chuẩn bị của Thụy Điển cho một tương lai không chắc chắn.
Nhà máy điện gần eo biển Oresund trên trước đây dự kiến sẽ được tháo dỡ và chuyển cho chủ sở hữu mới ở nước ngoài. Nhưng cuộc xung đột ở Ukraine đã đảo ngược chính sách quốc phòng của Thụy Điển và buộc nước này phải suy nghĩ lại về các kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng.
Với thủ đô của Thụy Điển gần thành phố St. Petersburg hơn so với Berlin (Đức), quốc gia Bắc Âu với 10 triệu dân này đang ở trong tình trạng bị thách thức và thành viên mới nhất của NATO nói rằng họ phải sẵn sàng nếu xung đột lan rộng khắp vùng Baltic.
Do đó, nhà điều hành lưới điện của Thụy Điển muốn cơ sở ở Malmo hoạt động trở lại để có thể đảm bảo nguồn cung cho thành phố lớn thứ ba nước này trong trường hợp mất điện sau một cuộc tấ.n côn.g vào cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia.
Mikael Nilsson, Giám đốc nhà máy cho biết: “Hy vọng rằng chúng tôi sẽ không rơi vào tình huống phải sử dụng những khả năng này. Nhưng công tác chuẩn bị để sẵn sàng cho mọi tình huống là cần thiết”.
Ngoài việc tăng cường sức mạnh quân sự, vốn đã bị giảm quy mô sau Chiến tranh Lạnh khi Thụy Điển tin vào một tương lai hòa bình, nước này cần nâng cấp cảng, đường bộ, mạng lưới đường sắt, bệnh viện và hầm trú ẩn.
Nguồn cung cấp năng lượng của Thụy Điển – kết hợp giữa hạt nhân, thủy điện và gió – đặc biệt dễ bị tổn thương do vị trí địa lý.
Video đang HOT
Khoảng 16.000 km đường dây điện giúp kết nối các nhà máy sản xuất ở phía Bắc với các thành phố chính ở phía Nam xuyên qua những khu rừng rậm rạp. Điều đó khiến lưới điện của Thụy Điển dễ bị phá hoại hơn so với lưới điện ở nhiều quốc gia châu Âu khác và nước này phải chuẩn bị cho tình trạng gián đoạn, theo Vera van Zoest, giảng viên cấp cao tại Đại học Quốc phòng Thụy Điển.
Chuyên gia Van Zoest cho biết: “Cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như lưới điện, thường là mục tiêu chính trong giai đoạn xung đột”. Bà Zoest trích dẫn tình hình ở Ukraine, nơi Nga đã tấ.n côn.g và phá hủy hơn một nửa cơ sở năng lượng của Kie kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, theo Ngân hàng Thế giới, khiến các thành phố thường chìm trong bóng tối.
Tuy nhiên, việc lan rộng xung đột ở châu Âu không phải là mối lo ngại duy nhất. Các cuộc tấ.n côn.g bí ẩn hai năm trước nhằm vào đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc khiến giá cả tăng vọt, nêu bật sự nguy hiểm của một cuộc chiến tranh hỗn hợp.
Bộ trưởng Phòng thủ Dân sự Thụy Điển Carl-Oskar Bohlin nói: “Chúng tôi không rõ còn bao nhiêu thời gian chuẩn bị”, đồng thời lưu ý thêm rằng việc nâng cấp càng cấp bách hơn vì miền Nam Thụy Điển có khoảng cách lớn giữa năng lực tiêu thụ và sản xuất so với ở châu Âu.
Đến cuối năm 2028, khoảng 1.000 người Thụy Điển có tay nghề cao sẽ được kêu gọi giúp bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng như một phần nghĩa vụ công dân bắt buộc – một hình thức nghĩa vụ quốc gia bị đình chỉ sau Chiến tranh Lạnh và được áp dụng trở lại trong năm nay. Hàng rào bảo vệ vững chắc hơn sẽ được xây dựng và tăng cường giám sát.
Và Malmo không phải là thành phố duy nhất có thể hoạt động độc lập với lưới điện quốc gia. Nhà điều hành lưới điện Svenska Kraftnat cho biết họ đã có kế hoạch cho thủ đô Stockholm cũng như Goteborg và các khu vực trọng điểm khác có thể hoạt động tương tự. Giám đốc An ninh của Svenska Kraftnat, Erik Nordman cho biết: “Đó là về việc xây dựng khả năng tiếp tục hoạt động bình thường trong thời kỳ khủng hoảng”.
Nhìn chung, Chính phủ Thụy Điển đã phân bổ khoảng 5,5 tỷ kronor (510 triệu USD) trong ngân sách năm 2024 cho phòng thủ dân sự, gần gấp ba lần so với năm 2021, một năm trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Nhưng con số đó vẫn chưa bằng 10 tỷ kronor mà Cơ quan Dự phòng Dân sự Thụy Điển ước tính quốc gia này cần hàng năm chỉ để bắt đầu thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Thụy Điển Micael Byden xác nhận: “Không quan trọng quân đội mạnh đến đâu – nếu chúng tôi không nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ lực lượng phòng vệ dân sự, chúng tôi sẽ không thể làm được những gì theo yêu cầu”.
Những thách thức này không phải chỉ xảy ra với Thụy Điển, khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói rằng các quốc gia khác nên hành động như Phần Lan hơn – quốc gia có chung đường biên giới với Nga và trong nhiều thập kỷ đã xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng phòng thủ dân sự mạnh mẽ, đồng thời cũng hướng dẫn dân thường cách hành động trong tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đã lưu ý điều này. Ông nói trong cuộc họp báo ngày 23/4 với Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb: “Chúng tôi đang học được nhiều điều từ những gì đang xảy ra ở Ukraine. Chúng tôi cũng đang học hỏi từ Phần Lan, đặc biệt là về khả năng chuẩn bị sẵn sàng và phòng thủ dân sự”.
Kỳ lạ bang của Mỹ không nằm trong hiệp ước phòng thủ chung NATO
Bang đặc biệt này của Mỹ không nằm trong "chiếc ô an ninh" của NATO. Một số chuyên gia cho rằng cần phải thay đổi.
NATO có thể sẽ không can thiệp nếu bang Hawaii của Mỹ bị tấ.n côn.g. Ảnh: NATO.int
Thụy Điển đã trở thành thành viên mới nhất của NATO vào đầu tháng này, gia nhập cùng 31 quốc gia trong liên minh an ninh, bao gồm cả Mỹ. Nhưng với Mỹ, vì điều khác biệt về địa lý và lịch sử, bang Hawaii về mặt kỹ thuật không nằm trong hiệp ước NATO.
Theo kênh CNN (Mỹ) ngày 30/3, nếu một lực lượng nước ngoài tấ.n côn.g Hawaii - chẳng hạn như căn cứ của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng hoặc trụ sở của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở phía tây bắc Honolulu - thì các thành viên của NATO sẽ không có nghĩa vụ phải tăng cường bảo vệ Hawaii.
David Santoro, Chủ tịch của tổ chức tư vấn Diễn đàn Thái Bình Dương ở Honolulu, cho biết: "Đó là điều kỳ lạ nhất", lưu ý rằng ngay cả hầu hết người dân Hawaii cũng không biết bang này vẫn "rời xa liên minh" về mặt kỹ thuật.
Ông Santoro nói: "Mọi người có xu hướng cho rằng Hawaii là một phần của Mỹ và do đó nó được NATO bảo vệ".
Hawaii nằm ở Thái Bình Dương và không giống như California, Colorado hay Alaska, tiểu bang thứ 50 này không phải là một phần của lục địa Mỹ. Ông Santoro nêu rõ: "Lý lẽ về việc hiệp ước phòng thủ chung của NATO không bao gồm Hawaii chỉ đơn giản là nó không phải là một phần của Bắc Mỹ".
Ngoại lệ đó được nêu rõ trong Hiệp ước Washington, tài liệu thành lập NATO vào năm 1949, một thập kỷ trước khi Hawaii trở thành một bang của Mỹ.
Trong khi Điều 5 của hiệp ước NATO quy định về phòng vệ tập thể trong trường hợp xảy ra một cuộc tấ.n côn.g quân sự vào bất kỳ quốc gia thành viên nào thì Điều 6 lại giới hạn phạm vi địa lý của điều đó.
Điều 6 nêu rõ: Một cuộc tấ.n côn.g vũ trang nhằm vào một nước thành viên được coi là bao gồm một cuộc tấ.n côn.g vũ trang vào lãnh thổ của tất cả các thành viên liên minh ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ và bất kỳ vùng lãnh thổ đảo nào cũng phải ở Bắc Đại Tây Dương, phía bắc Chí tuyến Bắc.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận rằng Hawaii không nằm trong Điều 5, nhưng cho biết Điều 4, trong đó nói rằng các thành viên sẽ tham khảo ý kiến khi "sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh" của bất kỳ thành viên nào bị đ.e dọ.a, sẽ bao gồm mọi tình huống có thể ảnh hưởng đến Hawaii.
Người phát ngôn trên cũng cho biết bất kỳ sửa đổi hiệp ước nào nhằm bao gồm Hawaii sẽ khó có thể đạt được sự đồng thuận vì các thành viên khác cũng có lãnh thổ nằm ngoài ranh giới quy định tại Điều 5.
Ví dụ, NATO đã không can dự cùng thành viên sáng lập là Anh trong cuộc chiến năm 1982 với Argentina sau khi quân đội Argentina chiếm Quần đảo Falkland, một lãnh thổ tranh chấp với Anh ở Nam Đại Tây Dương.
Một số chuyên gia cho rằng thời thế đã thay đổi trong nhiều thập kỷ kể từ khi Hiệp ước Washington được ký kết - và cho rằng tình hình chính trị ngày nay ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có thể khiến vấn đề trên cần phải suy nghĩ lại.
Đó là bởi vì các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hawaii có thể đóng một vai trò quan trọng trong một cuộc xung đột tiềm tàng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.
John Hemmings, Giám đốc cấp cao của Chương trình Chính sách An ninh và Đối ngoại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Diễn đàn Thái Bình Dương, cho biết việc loại Hawaii khỏi NATO sẽ loại bỏ "yếu tố răn đe" khi nói đến khả năng "Trung Quốc tấ.n côn.g Hawaii trong trường hợp xung đột ở eo biển Đài Loan nổ ra".
Tầm quan trọng chiến lược của Hawaii cũng có ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với Mỹ. "Đây là nơi xảy ra vụ Trân Châu Cảng. Đây là nơi quân đội Mỹ bị tấ.n côn.g và khiến chúng tôi tham chiến trong Thế chiến thứ hai", ông Hemmings lưu ý.
Ukraine đã cứu EU khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng và giá khí đốt cao Kho dự trữ khí đốt khổng lồ của Ukraine được xây dựng từ thời Liên Xô để đảm bảo sự độc quyền về khí đốt của Điện Kremlin ở châu Âu giờ đây đang phục vụ mục tiêu ngược lại: giúp châu Âu thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Các công ty châu Âu vẫn giữ trữ lượng khí...