LHQ cảnh báo tình trạng nhân đạo thảm khốc tại CHDC Congo
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn lời người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, ông Stéphane Dujarric, ngày 23/2 cảnh báo tình hình nhân đạo ở Cộng hòa Dân chủ Congo đang xấu đi nhanh chóng.
Người phát ngôn Liên hợp quốc Stephane Dujarric. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo lời ông Dujarric nói trong một cuộc họp báo thường kỳ của LHQ, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) hiện rất lo ngại về tình hình nhân đạo ngày càng xấu đi ở miền Đông CHDC Công mà dân thường đang phải đối mặt.
Tình trạng leo thang xung đột gần đây xung quanh thị trấn Sake của tỉnh Bắc Kivu đã khiến 144.000 người phải di dời. Trong tuần qua, các nhóm vũ trang phi nhà nước cũng đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào dân thường ở Beni, cũng như vùng Irumu của tỉnh Ituri.
Ông Dujarric nói rõ các nhóm nhân viên UNHCR đã ghi nhận những vụ việc giết người, bắt cóc và đốt phá nhà cửa. Các vụ đụng độ và làn sóng di dời của người dân gây ra tình trạng hao tốn nguồn lực và quá tải các dịch vụ cung cấp thực phẩm, nước uống, vệ sinh, nơi ở, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương. Hiện các cơ quan nhân đạo đang đối mặt với rất nhiều thách thức về hậu cần khi các tuyến đường bộ quan trọng bị chia cắt, gây khó khăn cho việc vận chuyển thực phẩm và các đồ dùng thiết yếu khác.
Video đang HOT
Mỹ cảnh báo phủ quyết nghị quyết ngừng bắn mới ở Gaza
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Linda Thomas-Greenfield cảnh báo nếu đề xuất của Algeria kêu gọi một lệnh ngừng bắn nhân đạo ở Gaza được đưa ra bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), dự thảo nghị quyết đó sẽ không được Washington thông qua.
Qatar bi quan về triển vọng đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza Hành lang Philadelphi: 'Ranh giới đỏ' giữa Ai Cập và Israel trong xung đột ở Gaza Xung đột Hamas - Israel: Ai Cập xây dựng trung tâm hậu cần tiếp nhận hàng viện trợ cho Gaza
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield. Ảnh: Anadolu/Getty
Trong một tuyên bố ngày 17/2, Đại sứ Thomas-Greenfield tiết lộ Mỹ đang tiến hành một thỏa thuận giữa Israel và lực lượng Hamas, theo đó sẽ thả các con tin và tạm dừng giao tranh trong ít nhất 6 tuần.
"Trong tuần qua, Tổng thống Biden đã có nhiều cuộc điện đàm với Thủ tướng Netanyahu, cũng như các nhà lãnh đạo Ai Cập và Qatar, để thúc đẩy thỏa thuận này. Mặc dù vẫn còn những khoảng trống nhưng các bên đã thảo luận và cân nhắc các điều khoản chính...
Chúng tôi tin rằng thỏa thuận này là cơ hội tốt nhất để tất cả con tin đoàn tụ với gia đình của họ và cho phép giao tranh tạm dừng. Điều này sẽ cho phép thực phẩm, nước, nhiên liệu, thuốc men và những nhu yếu phẩm cần thiết khác đến dân thường Palestine", Đại sứ Thomas-Greenfield nói.
Trong khi đó, đề cập đến đề xuất của Algeria, nữ quan chức ngoại giao cho rằng nghị quyết được đưa ra tại Hội đồng Bảo an sẽ không đạt được những kết quả này và thực sự mang đến kết quả ngược lại
"Vì lý do đó, Mỹ không ủng hộ hành động đối với dự thảo nghị quyết này. Nếu nó được đưa ra bỏ phiếu, chúng tôi sẽ không bỏ phiếu ủng hộ", bà Thomas-Greenfield cảnh báo.
Ngày 7/2, các nước Arab tại LHQ đã tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với dự thảo nghị quyết của Algeria, trong đó kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza và công tác cứu trợ nhân đạo không bị cản trở trong bối cảnh Israel sắp mở một đợt tấn công trên bộ nhằm vào thành phố Rafah - nơi trú ngụ cuối cùng của hơn 1,4 triệu người dân Palestine nằm sát biên giới với Ai Cập.
Trong một cuộc họp báo cùng với các thành viên khác, Đại sứ Palestine tại LHQ Riyad Mansour đã kêu gọi LHQ hành động và cho biết nhóm tin rằng nghị quyết được Algeria đề xuất nhận được sự ủng hộ lớn.
Nữ Đại sứ Thomas-Greenfield khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục tham gia vào các hoạt động ngoại giao, cũng như Washington "sẽ thẳng thắn" với các nhà lãnh đạo Israel và khu vực để bảo vệ hơn 1 triệu dân thường ở Rafah.
Chiến tranh Gaza nổ ra kể từ khi lực lượng đã tiến hành tập kích xuyên biên giới Israel vào ngày 7/10/2023, khiến hơn 1.200 người thiệt mạng và 253 con tin bị bắt giữ.
Để đáp trả, Israel đã tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Gaza. Các cơ quan y tế tại dải đất bị bao vây này cho biết đã có ít nhất 28.000 người Palestine thiệt mạng do cuộc chiến và hàng nghìn người khác có thể bị mất tích dưới các đống đổ nát.
Israel đang lên kế hoạch tấn công thành phố Rafah, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại một động thái như vậy sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza.
Với tâm thế luôn bảo vệ đồng minh Israel trước các hành động của LHQ, Washington đã hai lần phủ quyết nghị quyết của HĐBA kể từ khi cuộc chiến nổ ra. Tuy nhiên, họ cũng đã bỏ phiếu trắng hai lần, cho phép hội đồng thông qua các nghị quyết nhằm tăng cường viện trợ nhân đạo cho Gaza và kêu gọi tạm dừng giao tranh.
Trong một tuyên bố ngày 16/2 tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu: "Tình hình ở Gaza là một bản cáo trạng kinh hoàng về sự bế tắc trong quan hệ toàn cầu".
Khi được yêu cầu giải thích về bình luận của người đứng đầu LHQ, người phát ngôn tổ chức Stephane Dujarric cho biết ông Guterres đang muốn nói tới sự thiếu đoàn kết trong HĐBA. Chính sự thiếu đoàn kết này đã cản trở khả năng của LHQ trong việc cải thiện tình hình trên toàn thế giới.
Trực thăng của phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc bị tấn công Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn nguồn tin địa bàn ngày 2/2 cho biết, một trong những trực thăng của Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) tại Cộng hòa Dân chủ Congo (MONUSCO) đã bị tấn công vũ trang, nghi do các thành viên thuộc Phong trào 23 tháng 3 (M23) thực hiện. Vụ tấn công xảy ra...