LHQ cảnh báo nửa dân số Myanmar sống đói nghèo
LHQ cảnh báo ảnh hưởng từ Covid-19 cùng khủng hoảng chính trị có thể đẩy một nửa dân số Myanmar vào cảnh đói nghèo trong năm tới.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) hôm 29/4 nhận định đến đầu năm 2022, khoảng 25 triệu người, tức gần một nửa dân số Myanmar, có thể sống dưới mức đói nghèo.
“Nếu thiếu các thể chế dân chủ có hiệu lực, Myanmar sẽ phải đối mặt với thảm kịch nghèo đói chưa từng thấy trong nhiều thế hệ, dù điều này có thể tránh được”, quan chức UNDP Achim Steiner nói.
Steiner cho biết thêm cuộc khủng hoảng hậu đảo chính và ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 hiện nay có thể khiến Myanmar đảo ngược thành tựu mà họ đạt được kể từ năm 2005, khi nước này giảm một nửa dân số sống trong cảnh nghèo đói.
Video đang HOT
Người dân Myanmar đội mưa biểu tình chống đảo chính ở Yangon hôm 30/4. Ảnh: AFP.
Myanmar, vốn bị đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề với gần 143.000 ca nhiễm và hơn 3.200 ca tử vong do nCoV, đã rơi vào tình trạng hỗn loạn sau cuộc đảo chính ngày 1/2.
Người dân Myanmar liên tiếp xuống đường biểu tình phản đối chính quyền quân sự bất chấp các biện pháp trấn áp mạnh tay của lực lượng an ninh. Theo một nhóm quan sát địa phương, hơn 750 người Myanmar đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình, trong khi các cuộc đình công phản đối đảo chính cũng khiến nền kinh tế nước này thiệt hại nghiêm trọng.
Theo cơ quan nhân đạo Liên Hợp Quốc OCHA, kể từ giữa tháng 3, hơn 30.000 người dân Myanmar cũng buộc phải rời bỏ nhà cửa do giao tranh giữa quân đội và Liên minh Quốc gia Karen (KNU), một trong 20 nhóm phiến quân ở biên giới nước này.
Hai căn cứ không quân Myanmar bị tập kích
Hai căn cứ không quân chủ lực ở miền trung Myanmar bị tấn công bằng rocket, chưa rõ thủ phạm và mức độ thiệt hại.
Hai căn cứ không quân ở thành phố Meiktila và Magway, miền trung Myanmar, hôm nay rung chuyển vì hàng loạt vụ nổ. Cuộc tấn công đầu tiên xảy ra lúc sáng sớm tại căn cứ Magway, dẫn tới ba vụ nổ lớn. Không lâu sau, 5 quả pháo phản lực (rocket) phóng vào căn cứ Meiktila, nằm ở phía đông bắc sân bay Magway.
Chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Bộ Quốc phòng Myanmar chưa bình luận về thông tin này.
Máy bay trưng bày tại căn cứ Meiktila hồi năm 2019. Ảnh: Janes .
Video được nhân chứng quay cho thấy âm thanh dường như là của đạn pháo phản lực đang bay tới căn cứ Meiktila. Nội dung video này chưa được xác thực.
Meiktila là một trong những căn cứ chủ lực của không quân Myanmar, là nơi đặt trụ sở Bộ chỉ huy Tác chiến miền Trung và trung tâm huấn luyện phi công trực thăng của không quân Myanmar. Trong khi đó, Magway là sân bay lưỡng dụng, phục vụ cả mục đích quân sự và dân sự, là nơi đóng quân của nhiều loại chiến đấu cơ trong biên chế Myanmar.
Hai vụ tập kích diễn ra trong bối cảnh nhóm phiến quân Liên minh Quốc gia Karen (KNU) gần đây liên tục tấn công các tiền đồn của quân đội chính phủ tại bang Karen. Quân đội Myanmar đáp trả bằng cách không kích khu vực do nhóm này kiểm soát dọc theo biên giới phía đông, đánh dấu lần đầu tiên lực lượng chính phủ không kích ở bang Karen trong vòng hơn 20 năm.
Vị trí căn cứ không quân Meiktila. Ảnh: Google Maps .
Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi chính quyền quân sự lật đổ lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi trong cuộc đảo chính ngày 1/2. Một số nhóm phiến quân sắc tộc, trong đó có KNU, vốn kiểm soát lãnh thổ dọc theo các khu vực biên giới Myanmar, đã tham gia phong trào chống chế độ quân sự.
Chính quyền quân sự Myanmar muốn 'ổn định' trước khi xem xét đề xuất của ASEAN Chính quyền quân sự Myanmar gọi các đề xuất tại cuộc gặp giữa lãnh đạo các nước ASEAN là "mang tính xây dựng", nhưng ưu tiên của Myanmar lúc này là "duy trì trật tự và pháp luật", khôi phục hòa bình. Thống tướng Min Aung Hlaing - Ảnh: REUTERS Ngày 27-4, trong một tuyên bố được đăng lên trang web của Bộ...