LHQ: Cấm vận Triều Tiên đã có tác dụng
Các biện pháp trừng phạt tài chính, cấm vận vũ khí và nhiều hạn chế thương mại quốc tế ngày càng nghiêm khắc đối với Triều Tiên đã có tác dụng làm chậm đáng kể sự mở rộng chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, theo báo cáo của ủy ban thuộc Liên Hợp Quốc.
Báo cáo hàng năm mới nhất do nhóm giám sát cấm vận của Liên Hợp Quốc được đưa ra trong bối cảnh Mỹ nỗ lực thuyết phục Trung Quốc rằng các biện pháp cấm vận và trừng phạt kinh tế đối với nước hàng xóm là cần thiết để chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
“Các biện pháp trừng phạt chưa chấm dứt được chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân, nhưng đã làm chậm đáng kể chương trình của Triều Tiên thông qua các biện pháp trừng phạt tài chính và cấm vận vũ khí nhờ việc cắt đứt nguồn tài chính rót cho các hoạt động bị cấm”, báo cáo dài 52 trang cho biết.
Bản báo cáo đánh giá quá trình tính đến cuối tháng trước, nên các nhà ngoại giao cho biết vẫn còn quá sớm để đánh giá hiệu quả của gói biện pháp trừng phạt mới nhất của Liên Hợp Quốc áp dụng từ tháng 3.
Trong báo cáo gửi đến Ủy ban cấm vận Triều Tiên thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, ban chuyên gia đề xuất cấm vận 3 tổ chức và 12 cá nhân ở Triều Tiên. Báo cáo này sẽ được gửi lên hội đồng gồm 15 quốc gia hay không phụ thuộc vào các đề xuất.
Bức ảnh do hãng thông tấn KCNA đăng tải gần đây nói rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un họp với các tướng lĩnh để lên kế hoạch tấn công Mỹ
3 tổ chức bị đề xuất đưa vào danh sách đen là Bộ Công nghiệp năng lượng nguyên tử, Bộ Công nghiệp đạn dược thuộc Ủy ban trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, và Cục phát triển hàng không quốc gia.
Trong số các cá nhân bị đề xuất trừng phạt gồm bộ trưởng công nghiệp năng lượng nguyên tử, và 4 quan chức cao cấp thuộc Sở công nghiệp đạn dược.
Video đang HOT
Báo cáo cũng đề xuất cấm một người Kazakhstan là Aleksandr Viktorovich Zykov, 2 người Ukraine gồm Iurii Lunov và Igor Karev-Popov vì dính líu tới các thương vụ buôn bán vũ khí liên quan tới Triều Tiên.
Bình Nhưỡng đang chịu lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu, trong đó có lệnh cấm buôn bán mọi loại vũ khí do Liên Hợp Quốc áp đặt để hạn chế chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Báo cáo nói rằng Triều Tiên tiếp tục vi phạm lệnh cấm mua hàng xa xỉ. Từ tháng 5/2012, Nhật Bản báo cáo phát hiện 9 trường hợp nghi vấn vi phạm lệnh cấm buôn bán rượu, thuốc lá, các mặt hàng điện tử, ô-tô và mỹ phẩm.
Các nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc nói rằng Trung Quốc, đồng minh và đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong hiệu quả của các biện pháp cấm vận đối với Triều Tiên, cho dù điều này không được đề cập công khai trong báo cáo.
Bắc Kinh đã cam kết sẽ chấp hành đầy đủ gói biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc áp dụng từ tháng 3, dù chưa rõ Trung Quốc sẽ thực hiện đến mức nào.
Gần đây, Ngân hàng Trung Quốc đã đóng tài khoản của Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên sau khi tổ chức tài chính này bị Washington cáo buộc rót tiền cho chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Washington vẫn thúc giục Bắc Kinh áp dụng biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Triều Tiên để giúp chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân và Bắc Kinh công khai phản đối.
Trong khi đó, Hàn Quốc hôm nay nói rằng Nhật Bản cử phái đoàn sang Triều Tiên mà không báo cho Seoul hay Washington. “Chuyến thăm bất thường” của một cố vấn của Thủ tướng Shinzo Abe tới Triều Tiên khiến Seoul lo ngại chuyến đi có thể làm hỏng nỗ lực phối hợp đối phó với Bình Nhưỡng.
Báo chí Triều Tiên xác nhận phái đoàn của Nhật do ông Isao Iijima flew bay tới Bình Nhưỡng từ hôm qua, nhưng không nói mục đích hay chi tiết chuyến đi.
Theo 24h
Ngân hàng TQ cắt đứt với ngân hàng Triều Tiên
Một trong những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc vừa đóng tài khoản của ngân hàng Triều Tiên bị Mỹ cáo buộc rót tiền cho chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của Bình Nhưỡng.
Ngân hàng Ngoại thương - ngân hàng ngoại hối chính của Triều Tiên - đã nhận được thông báo về việc đóng cửa tài khoản và họ đã dừng hoạt động chuyển tiền liên quan đến tài khoản này, phát ngôn viên của Ngân hàng Trung Quốc nói hôm qua.
Không có lý do gì được đưa ra để giải thích cho việc đóng cửa, trong lúc Trung Quốc ngày càng bày tỏ thất vọng đối với chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Động thái của ngân hàng thuộc chính phủ Trung Quốc có thể là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh đang sử dụng biện pháp kinh tế để ngăn chặn Triều Tiên khiêu khích. Với vai trò là đồng minh thân nhất và đối tác thương mại lớn nhất, Trung Quốc có vai trò chủ chốt quyết định thành công của bất kỳ biện pháp nào chống lại chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Ngân hàng Trung Quốc là một trong những ngân hàng lớn nhất ở Trung Quốc
GS. Shi Yinhong, chuyên gia quan hệ quốc tế ở ĐH Nhân dân Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh đang mất kiên nhẫn với Bình Nhưỡng. "Bắc Kinh đang đánh tín hiệu tới nhà lãnh đạo Kim Jong-un rằng tốt hơn hết là Triều Tiên nên thôi phớt lờ yêu cầu của Trung Quốc và ổn định tình hình trên bán đảo Triều Tiên", GS. Shi nói.
Thủ tướng Lý Khắc Cường tháng trước nói với Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến thăm của ông John Kerry đến Trung Quốc rằng những hành động khiêu chiến trên bán đảo Triều Tiên sẽ làm tổn hại đến lợi ích của tất cả các bên, dẫn tới hậu quả là "họ tự nhặt hòn đá lên và làm rơi vào chân mình".
Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc hồi tháng 3 đồng ý áp thêm biện pháp trừng phạt chống lại Triều Tiên sau khi nước này thử hạt nhân lần thứ 3 vào tháng 2.
Những biện pháp này tấn công vào hoạt động bất hợp pháp của các nhà ngoại giao Triều Tiên, hoạt động chuyển tiền quy mô lớn, các ngân hàng và công ty tài trợ tiền hoặc vật chất để hỗ trợ chương trình đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên.
Gói biện pháp của Liên Hợp Quốc không nói đến vai trò của Ngân hàng ngoại thương.
Bộ Giao thông Trung Quốc hôm 25/4 ban hành thông tư yêu cầu thực hiện nghiêm biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc chống lại Triều Tiên, nói rằng 3 công ty của Triều Tiên đã bị đưa vào danh sách cấm vận.
Thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên giảm hơn 7% xuống 1,3 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm nay, với lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ Triều Tiên tăng 2,5% lên 590 triệu USD, nhưng xuất khẩu giảm 13,8% xuống 720 triệu USD, ngoại trừ nhiên liệu, thực phẩm hay một số mặt hàng trợ cấp khác từ Bắc Kinh.
Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc hôm qua tuyên bố sẽ tiếp tục cảnh giác và không có phần thưởng cho hành vi tồi của Triều Tiên. Ông Obama nói rằng Obama chẳng được lợi lộc hay danh tiếng gì sau khi liên tục đe dọa chiến tranh.
"Nếu Bình Nhưỡng nghĩ rằng những đe dọa gần đây sẽ chia rẽ Hàn Quốc và Mỹ hay nhằm có được sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế, thì bằng chứng cho thấy Triều Tiên lại thất bại một lần nữa", ông Obama phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
"Tổng thống Park và chúng tôi rất chia sẻ quan điểm rằng chúng tôi sẽ duy trì chính sách ngăn chặn mạnh mẽ, chúng tôi sẽ không có phần thưởng cho hành động khiêu khích, nhưng vẫn mở cửa cho triển vọng Triều Tiên theo đuổi con đường hòa bình", ông Obama nói.
Theo 24h
Triều Tiên ra lệnh sẵn sàng tên lửa chiến lược tấn công Mỹ Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra lệnh chuẩn bị để các tên lửa chiến lược nhằm bắn vào lục địa và các căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái bình dương. Tên lửa tầm xa của Triều Tiên được phóng hôm 12/12. Ảnh: KCNA/Xinhua Mệnh lệnh này được ban hành sau cuộc họp của các lãnh đạo tối cao quân đội,...