LHQ: 1/2 diện tích đất đồng cỏ tự nhiên trên thế giới suy thoái do khai thác
Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD – cơ quan phụ trách chống sa mạc hóa của LHQ), cho biết một nửa diện tích đất đồng cỏ tự nhiên trên thế giới đã bị suy thoái do khai thác quá mức và tác động của biến đổi khí hậu, khiến nguồn cung cấp lương thực và sinh kế bị đe dọa.
Hạn hán ở Công viên Quốc gia Currawinya, Queensland, Australia. Ảnh: carbonbrief.org
UNCCD cảnh báo 1/6 nguồn cung cấp thực phẩm của thế giới đang đứng trước nguy cơ do suy thoái các vùng đất chăn nuôi trên thế giới – bao gồm thảo nguyên, vùng đất ngập nước và sa mạc, cũng như đồng cỏ.
Theo báo cáo của UNCCD, sự gia tăng dân số, đô thị hóa và nhu cầu lương thực ngày càng tăng đã khuyến khích nông dân chăn nuôi nhiều động vật hơn khả năng mà đất đai có thể hỗ trợ, đồng thời gia tăng việc chuyển đổi đồng cỏ tự nhiên thành đất trồng trọt thâm canh, dẫn đến suy giảm độ phì nhiêu của đất và hạn hán ngày càng trầm trọng.
Video đang HOT
Ông Barron Joseph Orr, Trưởng nhóm nhà khoa học của UNCCD, cho biết dù tình hình ảm đạm nhưng ngày càng có nhiều người thừa nhận rằng phục hồi đất là một phần của giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu, bởi các vùng đất chăn nuôi chiếm 1/3 dung lượng bể chứa CO2 của thế giới. Ông nói: “Khí thải chắc chắn là một vấn đề lớn, nhưng chúng ta muốn đưa CO2 vào đâu? Trong đất và trong thảm thực vật của chúng ta, và nếu tiếp tục phá hoại đất và thảm thực vật, sẽ làm suy yếu giải pháp”.
Báo cáo của UNCCD cho biết các vùng đất chăn nuôi chiếm khoảng 54% tổng diện tích đất trên thế giới và hỗ trợ 2 tỷ nông dân, người chăn nuôi và chủ trang trại. Ước tính trước đây về mức độ suy thoái là 25%, nhưng UNCCD cho biết họ đã đánh giá thấp hơn mức độ thiệt hại nghiêm trọng, và số liệu mới dựa trên khảo sát từ các chuyên gia ở hơn 40 quốc gia.
Báo cáo xác định Trung Á, Trung Quốc và Mông Cổ là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp đang thay thế các cộng đồng chăn nuôi truyền thống và gây thêm áp lực lên các nguồn tài nguyên. Châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ cũng chứng kiến tình trạng xuống cấp trên diện rộng.
Ông Orr kêu gọi các chính phủ có cách tiếp cận mang tính liên kết hơn để bảo vệ đất đai thay vì tập trung vào các dự án phục hồi riêng lẻ. Ông cũng nhấn mạnh rằng các phương pháp chăn nuôi truyền thống có thể giúp các vùng đất chăn nuôi phục hồi.
Ai Cập: Chủ nghĩa đa phương là chìa khóa để đạt các Mục tiêu phát triển bền vững
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry ngày 19/9 khẳng định chủ nghĩa đa phương và hợp tác phát triển là chìa khóa để ứng phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry phát biểu tại Khóa họp 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, ngày 24/9/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Shoukry đưa ra phát biểu trên tại cuộc họp cấp cao của Nhóm bạn bè về Sáng kiến phát triển toàn cầu (GDI) được tổ chức ngày 19/9, bên lề Tuần lễ cấp cao Khóa họp lần thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở New York (Mỹ).
Ngoại trưởng Ai Cập nhấn mạnh các cuộc khủng hoảng đồng thời liên quan đến an ninh lương thực, năng lượng, nợ công và tình trạng di cư đang cản trở nỗ lực hướng tới các SDG.
Ông Shoukry cũng lưu ý việc giải quyết những thách thức này đòi hỏi phải có phản ứng toàn cầu dựa trên chủ nghĩa đa phương và hợp tác phát triển.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ai Cập đánh giá cao vai trò quan trọng của GDI trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, đặc biệt giữa các nước đang phát triển, cũng như hỗ trợ thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của LHQ về Phát triển bền vững. Ông Shoukry ca ngợi sự thành công của các dự án GDI, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại điện tử. Ông đã vạch ra tầm nhìn của Ai Cập để các nước đang phát triển tận dụng sự phát triển của ngành nông nghiệp và thương mại để xóa đói giảm nghèo, qua đó có thể đạt được các SDG.
GDI được thành lập vào tháng 1/2022 theo đề xuất của Trung Quốc, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của LHQ về Phát triển bền vững với 8 ưu tiên, bao gồm xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, COVID-19 và vaccine, tài chính cho phát triển, biến đổi khí hậu và phát triển xanh, công nghiệp hóa, kinh tế số và kết nối.
Vai trò cơ sở hạ tầng nước đối với an ninh lương thực và năng lượng Bộ Công trình và Nhà ở công cộng Indonesia (PUPR) cho biết sẽ nêu bật vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng nước trong việc duy trì an ninh lương thực và năng lượng tại Diễn đàn nước thế giới (WWF) lần thứ 10 diễn ra tại Bali từ ngày 18 - 25/5. Đập thủy điện Đại phục hưng tại Guba,...