LG và Samsung đang dàn xếp tranh chấp về màn hình
Trang thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin, 2 vị CEO của Samsung và LG đã gặp nhau tại một khách sạn ở thủ đô Seoul để bàn luận về vụ kiện mà họ đang thực hiện. Sau khi rời cuộc họp, CEO Kim Ki-nam của Samsung Display đã cùng với CEO Han Sang-beom của LG Display thực hiện một cuộc thảo luận riêng mà theo ông Kim thì cả 2 bàn với nhau về các tranh chấp gần đây.
Được biết, LG Display đã kiện Samsung vào tháng 9 khi cho rằng công ty đối thủ của mình đã vi phạm 7 bằng sáng chế liên quan đến công nghệ màn hình đi-ốt phát sáng hữu cơ (hay còn gọi là OLED). Những sản phẩm mà LG Display tố Samsung vi phạm bao gồm các panel OLED sử dụng trong smartphone và MTB của Samsung, bao gồm cả Galaxy S III và Galaxy Note.
Trong tháng 10, Samsung đã đưa ra phản ứng về vụ kiện từ phía LG Display và nói rằng bằng sáng chế của LG thiếu tính sáng tạo, chính vì vậy chúng thực sự bị vô hiệu hóa trong cuộc chiến bằng sáng chế giữa 2 bên tại Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, Samsung cũng cáo buộc phía LG Display đã thuê 11 nhân viên và cựu nhân viên của Samsung Mobile để cung cấp các chi tết các bí mật liên quan đến công nghệ màn hình AMOLED của Samsung. Trở lại năm 2011, LG cũng bị Samsung cáo buộc sử dụng 6 cựu nhân viên làm việc của mình.
Video đang HOT
Theo CNET
Người lao động
Giá cổ phiếu Apple "rớt xuống vực"
Giá trị vốn hóa thị trường của hãng sản xuất điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad đã bốc hơi tới 60 tỷ USD chỉ trong đêm hôm qua (24/1) khi cổ phiếu của hãng này niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ rớt mạnh hơn 12%.
Dẫu vậy, trong báo cáo đưa ra ngày 23/1, Apple cũng mang lại tia hy vọng cho nhà đầu tư khi cho biết, doanh số iPhone bán ra tại Trung Quốc tăng gấp đôi so với năm trước.
Dẫu vậy, trong báo cáo đưa ra ngày 23/1, Apple cũng mang lại tia hy vọng cho nhà đầu tư khi cho biết, doanh số iPhone bán ra tại Trung Quốc tăng gấp đôi so với năm trước.
Vận rủi đến với Apple phải kể từ tháng 12 năm ngoái, khi một số trang công nghệ đưa dự báo nhu cầu tiêu thụ dòng điện thoại iPhone 5 không mạnh như dự báo. Tiếp đó, tới tháng này, hai bản tin trên các tờ Wall Street Journal và Nikkei cho biết Apple đã cắt giảm mạnh đơn hàng linh kiện cho iPhone 5 đã gây ra những tin đồn bất lợi rằng, iPhone không còn sức hấp dẫn như trước.
Cụ thể, theo tờ Wall Street Journal của Mỹ, số đơn đặt hàng màn hình iPhone 5 của Apple trong quý đầu năm 2013 đã giảm khoảng một nửa so với những gì công ty này dự định trước đó. "Động thái này cho thấy doanh số mẫu di động iPhone mới nhất không mạnh như những đánh giá hồi đầu và nhu cầu tiêu thụ đang ở mức cảnh báo", tờ báo Wall Street Journal đưa ra nhận định.
Còn bài viết trên tờ Nikkei của Nhật Bản thì cho hay, các công ty Japan Display Inc, Sharp (Nhật Bản) và LG Display Co. (Hàn Quốc), những đơn vị chuyên cung cấp màn hình LCD cho dòng điện thoại thông minh iPhone 5 của Apple, đã bắt đầu cắt giảm sản lượng sau khi nhận được thông báo của Apple về vấn đề này.
Trên thực tế, độ nóng của dòng điện thoại iPhone đúng là có sự giảm sút trên phân khúc smartphone. Từ thị phần smartphone đạt tới 23% vào quý cuối cùng của năm 2011, iPhone của Apple đã giảm xuống còn 15% tính đến quý 3/2012. Android đang ngày càng mạnh lên và Samsung cũng vượt qua Apple để thành hãng dẫn đầu với 31% doanh số smartphone trong thời gian qua.
Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ đủ sức làm lung lay phần nào niềm tin của giới đầu tư cổ phiếu công nghệ đối với triển vọng của hãng Apple. Niềm tin đó chỉ thực sự bị rung lắc mạnh khi "quả táo" trong ngày 23/1 chính thức công bố tình hình kinh doanh quý 4/2012, trong đó cho thấy doanh số dòng điện thoại iPhone đúng là không đạt được kỳ vọng của giới phân tích thị trường.
Apple cho biết, trong quý 4/2012, hãng đã tiêu thụ 47,8 triệu chiếc iPhone, trong khi giới phân tích dự báo hơn 48 triệu sản phẩm. Mặc dù Apple không công bố chi tiết về doanh số các thế hệ iPhone đang được bán, song với con số tổng thể thấp hơn dự báo, nhiều nhà phân tích có thể đặt câu hỏi về độ nóng của iPhone 5, bởi đây là quý kinh doanh đầy đủ đầu tiên của sản phẩm này.
Chốt phiên giao dịch chứng khoán ngày 23/1, giá cổ phiếu của Apple đã sụt 8%, khiến đà tăng của các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ bị chững lại. Nhưng đà sụt giảm vẫn chưa dừng ở đó mà còn bị đẩy tới mức 12,4% trong đêm hôm qua (24/1), khiến giá trị vốn hóa thị trường của Apple giảm còn 423 tỷ USD, rút ngắn khoảng cách với ExxonMobile (416,5 tỷ USD).
Dẫu vậy, trong báo cáo đưa ra ngày 23/1, Apple cũng mang lại tia hy vọng cho nhà đầu tư khi cho biết, doanh số iPhone bán ra tại Trung Quốc tăng gấp đôi so với năm trước. CEO Tim Cook tin tưởng quốc gia này sẽ trở thành đầu tàu tăng trưởng cho hãng trong các năm tới. Tháng 11 năm ngoái, hãng công nghệ Apple từng bị bật khỏi top 5 nhà sản xuất smartphone tại Trung Quốc.
Sự sụt giảm kinh khiếp của Apple trong phiên vừa qua.
Tuy nhiên, vận rủi của Apple có thể còn tệ hại hơn nếu như những dự báo không mấy sáng sủa gần đây của giới phân tích công nghệ về lượng tiêu thụ iPad trong năm 2013 thành sự thực. Theo trang công nghệ DigiTimes, Apple sẽ tiếp tục bị suy giảm thị phần máy tính bảng trong năm 2013, do làn sóng thăng hoa mạnh mẽ của các đối thủ Android ngay từ giai đoạn nửa đầu năm.
Theo DigiTimes, do Apple sẽ tung ra các mẫu iPad thế hệ kế tiếp trong nửa sau của năm nay, do vậy một số hãng sản xuất máy tính bảng chạy nền tảng Android đã tranh thủ lên kế hoạch phát hành sản phẩm của họ với mức giá và cấu hình hấp dẫn, nhằm "nhanh chân" thu hút sự quan tâm từ phía người tiêu dùng. Nửa sau năm 2012, tổng thị phần iPad đã sụt xuống còn khoảng 50%.
Theo: VnEconomy
Sharp ngưng sản xuất màn hình iPad Cụ thể, quá trình sản xuất màn hình dành cho máy tính bảng iPad của hãng Sharp tại nhà máy ở thành phố Kameyama (tỉnh Mie, Nhật Bản) đã rơi vào tình trạng vận hành ở mức công suất tối thiểu nhằm duy trì hoạt động của toàn bộ dây chuyền trong tháng này, sau một đợt suy giảm (sản lượng sản xuất...