LG, Samsung tuyển dụng quy mô lớn ở Việt Nam
Trên các nhóm tuyển dụng, hai hãng LG và Samsung đang tìm kiếm hàng nghìn nhân sự từ vị trí công nhân đến kỹ sư, trợ lý CNTT.
Trong mẫu đăng ký tuyển dụng tháng 9, Samsung Việt Nam thông báo cần 1.000 nhân viên sản xuất làm việc tại nhà máy Bắc Ninh. Trước đó một tháng, hãng cũng thông báo tuyển 3.000 lao động tại nhà máy Thái Nguyên.
Một số nguồn tin tại Hàn Quốc cho biết Samsung dự định mở rộng quy mô hoạt động của nhà máy tại Bắc Ninh để nâng sản lượng Z Fold và Z Flip lên 25 triệu chiếc mỗi năm. Do đó, nhu cầu về nhân sự cũng tăng lên.
Ngoài công nhân sản xuất, Samsung cũng đang tìm kiếm hàng nghìn nhân sự phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển của tập đoàn. Hãng đang đầu tư 220 triệu USD để xây trung tâm R&D tại Hà Nội với quy mô nhân sự khoảng 2.200-3.000 người. Trung tâm dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2022.
Thông báo tuyển dụng 500 kỹ thuật viên của LG Display Hải Phòng hôm 7/9.
Video đang HOT
Nhà máy tại Hải Phòng của một công ty Hàn Quốc khác là LG cũng đang đẩy mạnh tuyển dụng. Các vị trí được tìm kiếm gồm công nhân, luật sư, trợ lý các vấn đề chung, trợ lý công nghệ thông tin, kỹ sư nghiên cứu và phát triển, sản xuất, sức khoẻ và an toàn công nghệ.
Trong các nhóm tuyển dụng lao động của LG tại Việt Nam, các thông báo tìm nhân sự xuất hiện nhiều từ cuối tháng 8 đến nay. Mức lương trung bình của vị trí kỹ thuật viên dao động trong khoảng 9,5-13 triệu đồng.
Ngoài kỹ sư, nhà máy LG Display tại Hải Phòng cũng thông báo đang cần thêm 5.000 lao động sản xuất, thu nhập trung bình khoảng 8,5-11,6 triệu đồng tuỳ vị trí. “Do ảnh hưởng của Covid-19, nhà máy chỉ tuyển nhân sự trên địa bàn Hải Phòng, ứng viên ở ngoài tỉnh tạm thời chưa thể đăng ký đợt này”, đại diện bộ phận tuyển dụng của LG Display thông báo.
Tại Việt Nam, LG đang có ba nhà máy lớn ở Hải Phòng. LG Electronics chuyên sản xuất điện thoại, TV, điều hòa, máy hút bụi, máy giặt, tủ lạnh… Trong khi đó, LG Innotek Vietnam chuyên về module camera cho smartphone, còn nhà máy LG Display Vietnam sản xuất màn hình. Cuối tháng 4, LG rao bán nhà máy sản xuất smartphone ở Hải Phòng. Đây từng là cơ sở sản xuất smartphone lớn nhất của hãng với công suất trung bình mỗi năm 10 triệu thiết bị di động. Từ ngày 1/6, dây chuyền và bộ phận công nhân từ mảng điện tử được hãng chuyển sang sản xuất thiết bị gia dụng.
Trong khi đó, Samsung có 6 cơ sở sản xuất tại TP HCM, Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Nguyên với vốn đầu tư hơn 17,5 tỷ USD. Các nhà máy chuyên sản xuất thiết bị cầm tay và điện tử gia dụng, sử dụng hơn 160.000 lao động địa phương. Trong bối cảnh dịch bệnh từ tháng 1 đến tháng 7, Samsung vẫn đạt mức tăng trưởng 10% so với cùng kỳ. Đại diện Samsung Việt Nam cho biết, nếu nhà máy tại TP HCM trở lại hoạt động bình thường thời gian tới, doanh nghiệp này có thể vượt mục tiêu xuất khẩu của năm nay.
Samsung muốn sử dụng bằng sáng chế 5G của LG
Không giống như phần cứng, các bằng sáng chế di động về 5G và công nghệ băng rộng không dây của LG được đánh giá là có tính cạnh tranh cao.
The Korea Times đưa tin, Samsung Electronics và một số tổ chức NPE đang xem xét mua hoặc sử dụng bằng sáng chế di động 5G của LG Electronics, sau khi LG thông báo về việc đóng cửa kinh doanh mảng di động vào đầu tháng 4.
"Rất nhiều NPE đã tiếp cận LG Electronics để có thể mua lại bằng sáng chế di động 5G của hãng", một nguồn tin nói với The Korea Times. Không như phần cứng, các bằng sáng chế di động 5G của LG được đánh giá là có tính cạnh tranh cao.
Đáng chú ý, bằng sáng chế của LG có giá trị trong cả mạng tiêu chuẩn 5G và công nghệ băng rộng không dây (LTE). Nguồn tin nói thêm, Samsung Electronics đang xem xét đến việc sử dụng các bằng sáng chế này thông qua thỏa thuận cấp phép, chứ không phải mua lại.
Trả lời về vấn đề này, một đại diện của Samsung Electronics cho biết: "Chúng tôi chưa có bất kỳ kế hoạch nào".
NPE là công ty, hoặc cá nhân nắm giữ bằng sáng chế hoặc quyền sáng chế, nhưng không trực tiếp sản xuất hoặc phát minh ra công nghệ được cấp bằng sáng chế.
Nguồn tin nhấn mạnh rằng, các công nghệ được cấp bằng sáng chế của LG trong 5G và LTE trị giá từ khoảng 1 nghìn tỷ won (901 triệu USD) đến 1,5 nghìn tỷ won. Tập đoàn có khoảng 24.000 bằng sáng chế tiêu chuẩn LTE và 5G.
Theo dữ liệu của IPlytics, tính đến tháng 2, số lượng bằng sáng chế tiêu chuẩn 5G của LG đứng thứ ba trên thế giới. Dữ liệu của công ty nghiên cứu sở hữu trí tuệ TechIPM (Mỹ) cho hay, tập đoàn này đứng đầu toàn cầu trong số các bằng sáng chế tiêu chuẩn 4G giai đoạn 5 năm liên tiếp, từ 2012 đến 2016.
Một nguồn tin khác nhận định, bằng sáng chế tiêu chuẩn liên quan đến công nghệ thiết yếu phải được sử dụng nhằm triển khai những tính năng cụ thể trong các sản phẩm liên quan. Do đó, bằng sáng chế trong LTE của LG đã thuộc danh sách đấu thầu cho các NPE từ Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trước đó, LG Electronics đã thảo luận với Vingroup (Việt Nam) về việc bán mảng sản xuất di động. Tuy nhiên, cuộc đàm phán đã đổ bể, do sự khác biệt về các điều khoản. Ngày 5/4, "gã khổng lồ" công nghệ Hàn Quốc thông báo sẽ ngừng các hoạt động kinh doanh mảng điện thoại di động từ ngày 31/7.
Liên quan đến việc bán công nghệ cho các doanh nghiệp khác hay NPE, đại diện LG Electronics khẳng định: "Chúng tôi không thể xác nhận điều gì. Tập đoàn vẫn đang xem xét việc sử dụng các bằng sáng chế trong nhiều lĩnh vực khác, bao gồm IoT hay xe tự hành".
Mặc dù LG Electronics có một lượng lớn bằng sáng chế, điều này không có nghĩa tập đoàn sẵn sàng rao bán ra thị trường. Ngoài ra, LG sẽ phải điều chỉnh giá chênh lệch trong quá trình xem xét người mua tiềm năng.
"Thực tế, vì không có thị trường riêng biệt đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm công nghệ được cấp bằng sáng chế, giá có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu người mua, cùng với thời điểm chủ sở hữu muốn bán", một quan chức ngành CNTT nêu rõ. "Vì vậy, ngay cả khi một công ty đã có các công nghệ được cấp bằng sáng chế có giá trị, điều này không có nghĩa là công ty này có thể đạt được mức giá mong muốn khi bán chúng".
LG Display nhắm đến thị trường Samsung đang thống trị là tấm nền OLED cho smartphone LG vừa công bố khoản đầu tư 2,8 tỷ USD để nhắm đến thị trường tấm nền OLED cho smartphone, nơi mà Samsung đang thống trị. Nhà máy LG Display tại Paju, Hàn Quốc. Mặc dù tấm nền OLED cho smartphone đang là nơi thống trị bởi Samsung nhưng LG không muốn bỏ lỡ miếng bánh này và đang thực hiện một bước...