LG mang loạt màn hình chuyên dụng giá nghìn USD về Việt Nam
Loạt màn hình này sử dụng công nghệ OLED, có nhiều kích cỡ khác nhau, có thể uốn cong, ghép nhiều màn hình làm một với viền siêu mỏng.
LG vừa mang đến Việt Nam hàng loạt màn hình chuyên dụng cho mục đích quảng cáo, cung cấp thông tin, thường dành cho nhà hàng, khách sạn, sân bay hoặc các địa điểm công cộng.
Loạt sản phẩm này mang nhiều kiểu dáng khác nhau, bao gồm model có tỉ lệ 58:9 giống như một panel quảng cáo, màn hình dạng gương, hoặc màn hình trong suốt…
LG cho biết, doanh nghiệp có thể ghép tối đa 100 tấm màn hình VH7B này lại với nhau. Tất cả đều hiển thị nội dung 4K, thay vì chỉ giới hạn trên 4 màn hình như một số sản phẩm trước đây. Ảnh: Thành Duy.
Đáng chú ý trong số này là dòng màn hình treo tường có tên gọi VH7B với kích thước 65 inch, độ phân giải 4K (Ultra HD). LG cho biết đây là màn hình treo tường có viền mỏng nhất thế giới (0,9 mm). Điều này đồng nghĩa, khi ghép các màn hình lại với nhau, đường chỉ chạy giữa các màn hình chỉ là 1,8 mm.
Đường chỉ giữa 4 màn hình có độ mỏng 1,8mm.
Video đang HOT
Mẫu màn hình kéo dài của LG có tên mã 86BH5C, dùng tỷ lệ 58:9, độ phân giải 4K Ultra HD, có thể hiển thị 4 nội dung khác nhau trên cùng màn hình hoặc ghép các màn hình theo tỉ lệ 1×4, 4×1 hoặc 4×4.
Ngoài ra, LG còn cho giới thiệu các loại màn hình siêu bền, màn hình dạng gương hay màn hình trong suốt. Nếu được lắp trên những chiếc máy bán nước tự động, loại màn hình trong suốt này vừa có thể hiển thị nội dung quảng cáo, vừa cho phép người dùng nhìn vào bên trong. Các loại màn hình này đều có giá bán lên đến vài nghìn USD.
Loạt màn hình mỏng như giấy dán tường sẽ sớm được đưa về Việt Nam. Người dùng có thể dán lên tường để sử dụng, sau đó bóc ra cất đi khi không cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghép 2 màn hình để hiển thị 2 mặt.
Hàng loạt màn hình OLED cong ghép lại với nhau trở thành một màn hình hiển thị khổng lồ, đặt tại sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc.
Trong thời gian tới, LG cũng sẽ mang về Việt Nam loại màn hình mỏng như giấy dán tường với tên gọi OLED Paper, hay các màn hình cong LED cho phép các đơn vị kinh doanh tùy ý ghép nối để tạo ra các hiệu ứng hiển thị ấn tượng, phục vụ mục đích trang trí và quảng bá nội dung.
Thành Duy
Theo Zing
Màn hình LCD sắp bị khai tử?
Chi phí màn hình OLED cho smartphone đã rẻ hơn LCD. Đây là dấu hiệu cho thấy LCD có thể không còn được sử dụng trong tương lai gần.
Theo nghiên cứu thị trường của IHS, tính đến quý I/2016, chi phí sản xuất trung bình cho một màn hình 1.080p (Full HD) 5 inch ở mức 14,60 USD cho màn hình LCD và 14,30 cho màn hình OLED. Năm ngoái, chi phí làm ra LCD ở mức 15,70 USD và OLED ở mức 17,10 USD.
Con số từ IHS cho thấy chi phí sản xuất của cả hai loại màn hình đều đang rẻ đi, và OLED trong hai năm qua đã rẻ hơn so với LCD. Với chất lượng nhỉnh hơn và giá rẻ hơn, OLED có thể sẽ khiến các hãng điện thoại suy tính lại.
Có thể, trong tương lai, người ta sẽ không chọn LCD để sản xuất smartphone nữa. Ảnh: CNET.
Nhiều năm qua, LCD có chi phí sản xuất rẻ hơn OLED và là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà sản xuất smartphone. Hầu hết các hãng đều lựa chọn IPS LCD và thường xuyên nhắc đến công nghệ này trong những tài liệu quảng bá.
IPS (in-plane switching) là nhánh chính của màn hình LCD, được Hitachi phát triển vào năm 1996 với các lớp tinh thể lỏng được xếp theo hàng ngang song song với hai lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì đặt vuông góc. Cải tiến này giúp màn hình giảm tán xạ ánh sáng, cho góc nhìn rộng hơn và màu sắc hiển thị tốt hơn so với chuẩn TFT LCD từng phổ biến trước khi có IPS.
Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng màn hình IPS LCD lại yêu cầu một đèn nền sáng hơn, dẫn đến tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Đồng thời, công nghệ này cũng khiến màn hình dày hơn so với các loại khác. Màn hình LCD cũng không tự tạo ánh sáng mà phải nhờ đến đèn nền để phát sáng.
Trong khi đó, công nghệ OLED lại khắc phục được hầu hết nhược điểm của LCD. OLED(viết tắt của Organic Light Emitting Diode), sử dụng lớp phát sáng được làm bằng hợp chất hữu cơ. Màn hình OLED không yêu cầu đèn nền, do đó nó làm giảm điện năng tiêu thụ cũng như hiển thị màu đen tốt hơn. Một trong những lợi thế của màn hình OLED là màu sắc sống động, góc nhìn rộng hơn, cải thiện độ sáng và tiết kiệm điện.
Hiện tại, công nghệ OLED được hai hãng điện thoại Hàn Quốc sử dụng cho smartphone của mình. Samsung dùng Super AMOLED, một nâng cấp đáng kể từ OLED, trong LG áp dụng màn hình OLED lên hầu hết các sản phẩm tầm trung gần đây.
Trong khi đó, phần còn lại của thế giới smartphone, trong đó có iPhone của Apple, vẫn trung thành với công nghệ LCD và các biến thể của nó như IPS LCD, Super LCD, LED-backlit IPS LCD,...vì có những ưu điểm riêng.
Hiện tại, chi phí sản xuất một màn hình OLED chỉ rẻ hơn một chút so với LCD, nhưng khi sản xuất hàng loạt, lựa chọn OLED sẽ tiết kiệm một khoản đáng kể, đủ để các hãng điện thoại phải cân nhắc lựa chọn. Khi đó, LCD sẽ bắt đầu bị lãng quên.
Duy Tín
Theo Zing
OLED - công nghệ TV tốt nhất hiện nay Không chỉ cho chất lượng hình ảnh xuất sắc, vượt trội so với TV LCD/LED, công nghệ OLED còn giúp tạo ra những màn hình siêu mỏng, thiết kế thời trang. Sau Plasma và LCD/ LED, công nghệ màn hình OLED được nhận định là đích đến tiếp theo của các nhà sản xuất TV. Xu hướng này đã được nhiều chuyên gia...