LG Electronics khảo sát địa điểm dự định xây dựng văn phòng R&D tại Đà Nẵng
Ban lãnh đạo LG Việt Nam đã có chuyến thăm Khu CNTT tập trung Đà Nẵng sau khi ký Thỏa thuận hợp tác với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Thành phố Đà Nẵng.
Mới đây, Ban lãnh đạo LG Electronics Việt Nam đã đến thăm Khu CNTT tập trung Đà Nẵng (Danang IT Park – DITP) và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ban lãnh đạo công ty đã thảo luận việc chuyển về DITP và nhanh chóng xúc tiến việc thành lập văn phòng R&D thiết bị điện tử ô tô tại đây.
Khu phức hợp CNTT tập trung DITP do Chính phủ chỉ định được hưởng nhiều lợi ích, chính sách khác nhau hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư như giảm thuế doanh nghiệp.
Chuyến công tác nhằm kiểm tra tình trạng cơ sở vật chất và hỗ trợ của khu phức hợp này. Đại diện DITP đã giới thiệu về các dự án công nghệ cao SMT ( Suface mounted Technology – Công nghệ dán bề mặt) để hỗ trợ nghiên cứu các sản phẩm và thiết bị điện tử tiên tiến, đồng thời kêu gọi LG Electronics đầu tư.
Video đang HOT
Một Lãnh đạo của LG Electronics cho biết họ đang xem xét địa điểm này và “dự định xây dựng một văn phòng R&D trong năm nay”.
Ngày 6/10/2020, LG Electronics Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Thành phố Đà Nẵng để thành lập văn phòng R&D trong lĩnh vực điện tử. Dự kiến văn phòng này sẽ bắt đầu hoạt động vào năm tới. Chuyến thăm và làm việc này của LG Electronics Việt Nam có ý nghĩa quan trọng quyết định việc LG sẽ chuyển văn phòng R&D của mình về DITP trong tương lai.
Danang IT Park là khu phức hợp CNTT tập trung nằm ở Hòa Liên, Hòa Vang do Trungnam Group phát triển từ năm 2013. Đến năm 2018, DITP được khởi công xây dựng với quy mô 131ha với vốn đầu tư 82 triệu USD cho giai đoạn 1. Thành phố có kế hoạch đầu tư thêm 196 triệu USD và mở rộng lên 210ha vào năm 2023.
Đây là khu phức hợp CNTT thứ tư của cả nước và thứ hai do Chính phủ Việt Nam chỉ định được thành lập tại thành phố Đà Nẵng. DITP là khu lớn nhất Việt Nam và đầy đủ phân khu chức năng nhất.
Chính phủ Việt Nam đang dành nhiều lợi ích và chính sách thu hút các công ty Công nghệ đặt trụ sở tại Đà Nẵng để biến thành phố này trở thành trung tâm CNTT ở Đông Nam Á. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi vào xây dựng nhà xưởng sản xuất, DITP có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như ưu đãi thuế doanh nghiệp trong 15 năm và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và miễn thuế nhập khẩu cho thiết bị và máy móc.
Khu CNTT Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thiện, lực lượng lao động được đào có chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa, Trường Cao đẳng Kỹ thuật nằm trong bán kính 20km của Khu CNTT này. Gần đó còn có khu công viên phần mềm với 75 công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT và Khu công nghệ cao Đà Nẵng, nơi có các dự án của 17 công ty công nghệ cao đang được thực hiện, được kỳ vọng sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp với các khu phức hợp này.
Samsung thu hẹp khoảng cách sản xuất chip với TSMC
Samsung đang cố gắng cạnh tranh gay gắt với công ty dẫn đầu thị trường sản xuất chip là TSMC trong vài năm qua, đặt kỳ vọng trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Samsung đang nỗ lực để vượt mặt TSMC trên thị trường sản xuất chip
Theo SamMobile, để đạt được điều này, Samsung cần phải đánh bại TSMC về thị phần và công nghệ. Ở thời điểm hiện tại, TSMC chiếm hơn 50% thị phần sản xuất chip, trong khi con số của Samsung chỉ là 17,4% nhưng công ty Hàn Quốc dự kiến sẽ thu hẹp khoảng cách này trong tương lai không xa.
Tại Hội nghị trực tuyến do Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Hàn Quốc, Qualcomm, LG Electronics và LG Uplus đồng tổ chức để nói về các công nghệ xe hơi mới nổi trong tương lai, Phó chủ tịch Qualcomm Hàn Quốc Kim Jae-Kyung cho biết công ty đang cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà sản xuất chip theo hợp đồng là Samsung và TSMC. Ông Kim nói rằng mặc dù cạnh tranh với Samsung trong lĩnh vực bán dẫn nhưng họ vẫn đang cố gắng tăng cường quan hệ với Samsung Foundry.
Samsung gần đây bắt đầu sản xuất hàng loạt chip 5nm, trong khi TSMC sản xuất hàng loạt chip 5nm cho Apple cách đây vài tháng. Nhưng Qualcomm cho rằng, khoảng cách giữa Samsung và TSMC sẽ tiếp tục thu hẹp do Samsung có năng lực riêng với tư cách là nhà sản xuất chip. Mặc dù TSMC hiện có lợi thế cạnh tranh hơn Samsung nhưng công ty Hàn Quốc cũng có lợi thế nhất định.
Hiện tại, Samsung ngày càng đảm bảo các hợp đồng chip từ những gã khổng lồ như IBM và Nvidia. Vào tháng 8, IBM thông báo CPU POWER 10 của họ sẽ do Samsung sản xuất. Cách đây vài ngày, Nvidia đề cập trong buổi tiết lộ về dòng GPU RTX 3xxx dựa trên Ampere rằng chúng được sản xuất bằng quy trình 8nm của Samsung.
Ông Kim cũng đề cập rằng Qualcomm hy vọng hoạt động kinh doanh chất bán dẫn sẽ phục hồi vào năm 2021 khi các đơn hàng smartphone dự kiến đạt mức trước Covid-19. Ông cho biết có tới 1,8 tỉ smartphone được bán ra mỗi năm, đồng thời chip được sử dụng trong smartphone là nguồn lợi nhuận lớn nhất cho các nhà sản xuất và thiết kế chip. Qualcomm đang cố gắng đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình bằng cách phát triển chip cho ngành ô tô.
SCTV nâng băng thông Internet tốc độ cao, giá không đổi Từ ngày 15/4/2020 Truyền hình cáp SCTV triên khai nâng băng thông Internet, việc nâng cấp này là hoàn toàn miễn phí, mức giá các gói băng thông sẽ không đổi so với trước đó. Theo đó, tất cả khách hàng đang sử dụng hoặc lắp mới dịch vụ Internet của SCTV sẽ được hưởng ưu đãi sử dụng tốc độ nhanh hơn,...