LG đầu tư gần 2 tỉ USD phát triển màn hình OLED gập lại được
LG được cho là đang dồn một lượng tiền lớn để nghiên cứu và phát triển màn hình OLED có khả năng gập lại được. Đây được xem là một xu hướng tương lai của các thiết bị di động.
Một tấm nền màn hình có khả năng gập lại được do LG phát triểnẢNH: LG DISPLAY
Theo Neowin, màn hình OLED ngày nay trở nên phổ biến với các smartphone, nhưng với các thiết bị màn hình lớn hơn thì giá thành tấm nền này vẫn còn khá đắt. Ví dụ một chiếc TV OLED cỡ lớn sẽ có giá lên tới hàng ngàn USD thay vì LCD cùng kích thước có giá chỉ vài trăm USD.
Vì thế, việc LG nghiên cứu phát triển OLED cũng sẽ giúp cho công nghệ hiển thị này “bình dân” hơn. Đặc biệt, LG còn đang tập trung vào cả loại màn hình dẻo vốn được xem là một xu hướng trong tương lai.
Nguồn tin ban đầu cho biết, chỉ tính riêng phần nghiên cứu màn hình OLED gập lại được, LG dự tính bỏ ra khoảng 1,75 tỉ USD vào bộ phận LG Display, bởi LG tin rằng đây sẽ là xu hướng dùng màn hình trong tương lai của các thiết bị di động.
Video đang HOT
Trước đó, bộ phận LG Display cũng cho biết loại màn hình OLED mà hãng nghiên cứu có thể áp dụng trong cả màn hình hiển thị dùng trên xe hơi, bảng điều khiển, bảng chỉ dẫn hoặc các bảng quảng cáo ngoài trời.
Ngoài LG, một đối thủ khác là Samsung cũng đang đầu tư vào việc xây dựng nhà máy sản xuất tấm nền OLED trên smartphone. Hiện tại, Apple được cho là đã ký hợp đồng với cả LG và Samsung để nhờ gia công tấm nền màn hình OLED, để dùng cho mẫu smartphone iPhone 8 sẽ ra mắt vào năm 2017.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Dự báo lạc quan cho công nghệ màn hình OLED
Màn hình LCD sử dụng công nghệ chấm lượng tử đang được đánh giá cao ở thời điểm hiện tại nhờ giá thành thấp, nhưng tương lai tươi sáng đang chờ đợi OLED.
Theo Korea Times, Giám đốc điều hành hiệp hội OLED - Barry Young - vừa lên tiếng chê bai chất lượng của màn hình chấm lượng tử (quantum dot) so với màn hình phát sáng hữu cơ (OLED), một lần nữa thổi bùng lên cuộc chiến giữa 2 công nghệ TV đang dẫn đầu xu thế hiện nay. Đứng đằng sau hai công nghệ hiển thị được xem là "của tương lai" này là hai tên tuổi đến từ Hàn Quốc - Samsung và LG.
Màn hình chấm lượng tử đang chiếm ưu thế nhờ giá thành rẻ hơn, nhưng tương lai được dự báo sẽ thuộc về OLED.
Samsung là hãng đang phát triển những tấm nền màn hình LCD dựa trên công nghệ chấm lượng tử. Họ coi công nghệ này là bước tiến tiếp theo của ngành công nghiệp hình ảnh. Trong khi đó, LG đang là hãng hậu thuẫn mạnh mẽ cho OLED, khi đặt cược tương lai vào công nghệ hiển thị bằng các diode phát sáng hữu cơ. Họ cho rằng OLED là công nghệ tối ưu nhất cho việc hiển thị các mảng màu sắc, đặc biệt mang đến màu đen sâu tuyệt đối.
Hiện tại, Samsung và LG đang là hai nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới. Do đó, dễ hiểu khi cả hai đang ra sức lăng xê cho công nghệ mà mình theo đuổi, bởi gần như người chiến thắng sẽ nắm trong tay tương lai của ngành công nghiệp hiển thị. Trong bối cảnh đó, nhận định nghiêng hẳn về một bên của vị lãnh đạo hiệp hội hình ảnh quốc tế được xem như mồi lửa thổi bùng lên cuộc chiến đang âm ỉ cháy.
"Những ý kiến cho rằng màn hình LCD sử dụng công nghệ chấm lượng tử cho dải màu rộng hơn OLED là hoàn toàn sai", Barry Young nhận định. Ông đưa ra số liệu so sánh của DisplayMate - nhóm các chuyên gia hình ảnh tại Mỹ và kết luận: "Kết quả cho thấy dải màu hiển thị trên hai loại màn hình là tương đương, nếu không muốn nói OLED có phần nhỉnh hơn".
Mặc dù vậy, theo Barry Young, màn hình chấm lượng tử đang là lựa chọn tốt ở thời điểm hiện tại tính trên hai yếu tố chất lượng và giá cả. "Màn hình chấm lượng tử là một sáng kiến tuyệt vời, giúp cải thiện khả năng hiển thị của các bóng LED màu xanh, kết hợp với ánh sáng huỳnh quang màu vàng để tạo ra ánh sáng trắng. Sự sắc nét, rõ ràng về màu mang đến cho TV độ tương phản cao hơn. Ngoài ra, giá thành của TV LCD chấm lượng tử hiện thấp hơn khá nhiều so với TV OLED".
Tuy dành nhiều đánh giá tích cực cho công nghệ màn hình chấm lượng tử ở thời điểm hiện tại, Young lại lên tiếng chỉ trích Samsung về kế hoạch sản xuất hàng loạt màn hình LED sử dụng công nghệ này vào năm 2019. Thậm chí, ông dùng từ khá nặng là "rác rưởi" khi nói về kế hoạch này của Samsung. Theo Young, việc đoạn tuyệt hoàn toàn với công nghệ OLED dù chi phí sản xuất đã giảm xuống mức tiệm cận công nghệ LCD là một quyết định sai lầm.
Chuyên gia này cho rằng, trong vai trò là người hậu thuẫn chính cho OLED, LG cần cắt giảm chi phí sản xuất xuống còn ít nhất 75% so với hiện nay để có thể cạnh tranh với LCD. "Nếu chi phí sản xuất màn hình OLED giảm xuống mức chấp nhận được, sẽ không còn cơ hội cho màn hình chấm lượng tử ở phân khúc TV cao cấp", Young nhận định.
OLED (organic light-emitting diode) là công nghệ hiển thị nhờ vào các diode phát sáng hữu cơ, có ưu điểm lớn nhất là thiết kế mỏng và khả năng hiển thị màu đen sâu tuyệt đối, do ở những mảng màu đen, các diode quang được tắt hoàn toàn. Chấm lượng tử (quantum dot) là các tinh thể nano phát sáng, có khả năng biến ánh sáng từ màu này sang màu khác, tạo nên chất lượng hình ảnh tốt hơn với những điểm đen đậm và màu sắc rực rỡ hơn. Cuộc chiến giữa hai công nghệ này được xem là cuộc chiến định dạng của tương lai, tương tự như giữa Plasma và LCD, hay HD DVD và Blu-ray trong quá khứ. Ở đó, người chiến thắng sẽ có tất cả.
Hồng Quân
Theo Zing
Chương tiếp của cuộc chiến TV: OLED và chấm lượng tử TV màn hình OLED và đối thủ là công nghệ chấm lượng tử có thể sẽ là tương lai của ngành công nghiệp TV. Từ lâu nay, các hãng sản xuất chạy đua trên từng tiêu chuẩn nhỏ cho những chiếc TV cao cấp. Màn hình ultra HD, điểm ảnh nhiều hơn, kích thước lớn hơn biến những chiếc TV Full HD trở...