LG đang mất thị phần TV OLED vào tay Sony và Panasonic
Các công ty Nhật Bản đang cạnh tranh quyết liệt với LG tại thị trường TV OLED. Do nguồn cung được mở rộng vào năm 2020, dự kiến cuộc chiến giành khách hàng sẽ còn khốc liệt hơn nữa.
Theo số liệu hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit vừa công bố, thị phần của LG đang ‘rơi rụng’ dần qua mỗi quý. Ở quý cuối cùng của năm ngoái, họ kiểm soát đến 73,2% thị trường. Nhưng đến quý 3 vừa qua, con số chỉ còn là 49,8%, lần đầu tiên rơi xuống mức dưới 50%.
Tuy nhiên, Sony và Panasonic lại chứng kiến thị phần tăng đáng kể. Sony lần đầu giới thiệu TV OLED màn hình lớn năm 2017, quý 3 đạt thị phần 23,7%, tăng gấp đôi so với quý cuối năm ngoái chỉ là 11,9%. Còn Panasonic tham gia từ 2015, quý cuối năm ngoái đạt 4,8% thị phần. Nhưng ở quý 3 vừa qua, con số đã tăng gấp gần ba lần lên mức 13,8%.
Sony tăng gấp đôi thị phần trong khi LG bị giảm đáng kể
Từ cục diện LG thống trị gần như cả thị trường TV OLED với thị phần áp đảo, nay dần xoay chuyển theo hướng ‘đua tam mã’ với Sony và Panasonic đang tăng trưởng đều đặn. Rõ ràng hai hãng Nhật Bản tận hưởng việc đi lên bằng cách ‘cướp phần’ của LG. Xu thế này sẽ còn tiếp tục trong những quý tới.
Video đang HOT
Theo tờ Business Korea, đây là hệ quả tất yếu của việc cạnh tranh ngày càng tăng cao. LG vừa ra mắt TV OLED 8K đầu tiên trên thế giới và TV màn hình cuộn đầu tiên. Trong khi đó, Sony cũng giới thiệu các TV OLED có công nghệ Acoustic Surface, tự phát ra âm thanh từ màn hình. Hãng đang tập trung vào phân khúc TV cao cấp trên 2.500 USD, giữ vị trí thứ 2 sau Samsung.
TV OLED R9 có màn hình cuộn đầu tiên trên thế giới
Năm 2020, khi nhà máy OLED của LG Display đi vào hoạt động ổn định, cung ứng một lượng lớn tấm nền TV cho thị trường, áp lực cạnh tranh sẽ còn rõ rệt hơn. Sẽ có thêm ba hãng nữa nhảy vào kinh doanh TV OLED là Xiaomi, Huawei và Vizio. IHS Markit dự báo quy mô thị trường này sẽ tăng lên mức 5 triệu đơn vị, nhờ nguồn cung mở rộng và các hãng chạy đua.
Theo VN Review
Tại sao các thương hiệu điện thoại thông minh lại nhảy sang làm cả TV?
Cách đây nhiều năm, người tiêu dùng chỉ quen thuộc với các thương hiệu sản xuất TV màu truyền thống như Samsung, LG, Sharp, Sony, Hitachi, Panasonic hay gần hơn là TCL, Skyworth...
Thế nhưng giờ đây, nhìn ra thị trường, chúng ta có thể thấy sự tham gia vào thị trường TV của các nhà sản xuất... điện thoại di động. Từ Xiaomi đến Huawei, và bây giờ thậm chí có cả sự góp mặt của OnePlus, Huawei, Motorola và Nokia. Ở thị trường Việt Nam, thương hiệu Vsmart đang dò dẫm bước chân vào thị trường smartphone cũng không ngại ngần muốn thử thách trên thị trường TV, tỏ ý sẵn sàng so găng với những thương hiệu quốc tế.
Nhưng với mức giá ngày càng thấp, TV LCD đã ngày càng trở nên gần gũi với mọi người. Nó cũng chính là lý do khiến doanh số của dòng sản phẩm này có xu hướng giảm, khiến toàn bộ ngành công nghiệp TV LCD bước vào một "mùa đông lạnh giá". Vậy tại sao các công ty cũ cũng như mới lại trở nên "điên cuồng" tới như vậy?
Nên nhớ, sự cạnh tranh trong lĩnh vực TV rất khốc liệt, từ chất lượng hình ảnh đến ứng dụng âm thanh. Ngay cả các thương hiệu TV lớn hay lâu đời đôi khi cũng không rõ về những gì người tiêu dùng đang mong muốn. Nhưng có thể đây cũng chính là lý do khiến các nhà sản xuất điện thoại di động tràn đầy hy vọng chiếm lấy được một góc trên chiếc bánh thị phần này.
Theo các chuyên gia công nghệ, có ba lý do chính để giải thích cho xu hướng mới này.
Các nhà sản xuất muốn tối đa hóa lợi nhuận và kiểm soát người dùng toàn thời gian.
Đầu tiên, là nhu cầu chuyển đổi và nâng cấp. Với sự đồng hóa của điện thoại thông minh ngày càng rõ ràng, nhiều thương hiệu điện thoại di động trên thị trường đã dần đánh mất đi sự chú ý của người dùng. Khi các mẫu điện thoại ngày càng trở nên giống nhau về ngoại hình và cả cấu hình, dấu ấn riêng của các thương hiệu sẽ dần bị lu mờ. Do đó, các thương hiệu điện thoại di động phải chuyển đổi, về công nghệ lẫn sản phẩm. Và TV là thiết bị có khá nhiều điểm tương đồng về công nghệ với smartphone. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các Smart TV giờ đây có thể ví như một chiếc smartphone cỡ lớn, với màn hình, chip, RAM, hệ điều hành... Và trên thực tế, ngành công nghiệp sản xuất TV cũng cần có một sự chuyển đổi, nâng cấp và cơ hội đang dàn đều cho tất cả các hãng công nghệ muốn dấn thân.
Thứ hai, là ảnh hưởng của thương hiệu. So với ngành công nghiệp TV, thị trường điện thoại di động đang thay đổi quá nhanh. Và hệ quả của mỗi cuộc cách mạng này sẽ là một số "cựu chiến binh" bị loại bỏ, theo thời gian. Một số gương mặt điển hình như HTC, Nokia... Nhưng nếu chuyển sang lĩnh vực TV sớm, các hãng công nghệ có thêm nhiều cách để gia tăng sự hiện diện của hình ảnh, thương hiệu của chính mình. Khi thương hiệu càng trở nên phổ biến, được tiếp xúc nhiều với người tiêu dùng, tạo nên ấn tượng sâu sắc thì chúng sẽ mang lại lợi ích kinh doanh ngược cho công ty, trong việc bán các sản phẩm khác.
Thứ ba, là nhu cầu phát triển đa dạng. Các hãng công nghệ đều muốn phát triển theo một chiến lược đa dạng hóa. Trước đây, các công ty điện thoại lớn thường chỉ sản xuất các sản phẩm gần gũi với smartphone như máy tính bảng, tai nghe không dây hay đồng hồ thông minh. Nhưng giờ họ cần mở rộng hơn nữa và TV là đối tượng thích hợp nhất. Bởi rất nhiều chức năng trong điện thoại thông minh cũng có thể được sử dụng đồng thời trên TV. Do đó, xu hướng này giúp mở rộng hệ sinh thái, có lợi cho ngành công nghiệp sản xuất điện thoại di động.
Thị trường TV đang bất ngờ trở nên chật chội.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu phân tích chuyên sâu thì trong thời đại IoT (Internet of Things), khả năng tương tác giữa điện thoại di động màn hình nhỏ với các TV thông minh màn hình lớn là một xu hướng phát triển tất yếu. Do đó, nếu các công ty sản xuất điện thoại nhảy vào lĩnh vực sản xuất TV, họ có thể đạt được những đột phá về doanh thu. TV giữ chân người dùng ở phòng khách, còn smartphone đi theo người dùng tới muôn nơi. Người có lợi cuối cùng vẫn sẽ luôn là nhà sản xuất.
Trong tương lai, dự kiến sẽ có thêm nhiều công ty điện thoại di động tham gia vào cuộc chơi truyền hình thông minh. Và làn sóng này có thể mang lại nhiều tác động gì nữa? Chúng ta hãy cùng chờ xem.
Theo GenK
Nikon, Leica và Olympus sẽ không tham gia sự kiện Photokina 2020 Photokina là sự kiện ngành ảnh lớn nhất Thế giới, nhưng sau những thay đổi về cách tổ chức cũng như sự đi xuống của toàn thị trường thì có vẻ như một số hãng sẽ không tham gia sự kiện này trong tương lai. Trong một thông cáo báo chí, công ty đứng đầu sự kiện này là Koelnmesse thông báo rằng...