LG ‘bắt tay’ với các đối tác trong nước phát triển công nghệ 6G
Mạng 5G mới chỉ phổ biến tại Hàn Quốc hơn 1 năm nhưng tập đoàn điện tử LG đã nhanh chóng bước vào cuộc đua phát triển thế hệ mạng di động không dây tiếp theo 6G.
Ảnh minh họa. (Nguồn: The Investor)
Ngày 12/8, tập đoàn điện tử LG của Hàn Quốc thông báo đã ký một thỏa thuận với các đối tác trong nước nhằm phát triển công nghệ không dây 6G.
Công ty công nghệ lớn thứ hai Hàn Quốc này đã “ bắt tay” với Viện nghiên cứu Tiêu chuẩn và Khoa học Hàn Quốc (KRISS) và Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) phát triển các công nghệ của hệ thống liên lạc không dây thế hệ kế tiếp.
Cụ thể, LG và 2 đối tác sẽ tập trung vào nghiên cứu tần số terahertz và những giải pháp tiềm năng giúp đạt được tốc độ truyền dữ liệu 1 terabyte/giây. LG dự kiến sẽ thương mại hóa hệ thống 6G vào năm 2029. Công nghệ này hứa hẹn sẽ mở ra kỷ nguyên “Internet vạn vật xung quanh”, trong đó con người, các vật thể và không gian kết nối với các giải pháp trí tuệ nhân tạo.
Năm ngoái, LG đã mở một phòng thí nghiệm và nghiên cứu mạng di động 6G tại trụ sở KAIST ở khu vực Daejeon (cách thủ đô Seoul 160 km về phía Nam) để phát triển các công nghệ cốt lõi cho mạng viễn thông 6G./.
Video đang HOT
Huawei gặp hạn vì đối tác liên tục quay lưng
Công ty sản xuất chip từ chối Huawei, gã khổng lồ Trung Quốc liên tục nhận tin buồn từ châu Âu.
Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen giao dịch công nghệ, cắt đường sử dụng dịch vụ Google trên smartphone Huawei. Một năm sau, Mỹ lại hạn chế các công ty bán dẫn sử dụng công nghệ Mỹ bán hàng cho Huawei.
Huawei bị TSMC quay lưng, chưa chọn được đối tác sản xuất chip
Công ty sản xuất chế tạo chất bán dẫn Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd (TSMC) mới đây cho biết, dù loại bỏ Huawei thì hãng này vẫn có thể đạt tăng trưởng doanh thu 20% trong năm nay nhờ vào nhu cầu mạnh mẽ ở các mảng smartphone 5G, hạ tầng và ứng dụng điện toán hiệu năng cao.
TSMC, nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp chip chủ chốt cho Huawei, cũng cho biết vẫn đang tăng cường đầu tư cho năm 2020, dù đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến xấu trên thế giới.
Sự kiên quyết của TSMC đang khiến tình thế của Huawei trở nên nguy cấp.
Chủ tịch TSMC, Mark Liu, chia sẻ tại hội nghị các nhà đầu tư hồi giữa tháng 5 cho Nikkei biết: "Chúng tôi đang tuân thủ theo quy định mới của Mỹ. Chúng tôi không nhận đơn hàng mới từ Huawei từ ngày 15/5. Mặc dù quy định mới chỉ vừa hoàn thành xong giai đoạn góp ý công khai, Cục Công nghiệp và An ninh Mỹ không thay đổi phán quyết cuối cùng. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ không còn bán hàng cho Huawei kể từ sau thời điểm ngày 14/9."
Với quy định kiểm soát xuất khẩu thắt chặt của Mỹ, các công ty chip không thuộc Mỹ cũng phải nộp hồ sơ xin cấp phép để sử dụng công nghệ và công cụ từ Mỹ khi cung ứng sản phẩm cho Huawei - hãng công nghệ lớn nhất Trung Quốc.
TSMC và các nhà sản xuất chip khác không được phép xử lý các đơn đặt hàng mới từ Huawei hoặc công ty thiết kế chip HiSilicon sau ngày 15/5 nếu không có giấy phép. Ngoài ra, các đơn hàng đã có phải hoàn tất trước ngày 14/9.
Giới hạn mới trong quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đã trói chặt Huawei, khi hầu hết các nhà sản xuất chip trên thế giới đều đang sử dụng trang thiết bị hoặc phần mềm của Mỹ.
Ngừng hợp tác giữa Huawei và TSMC dẫn tới việc Huawei không còn nguồn hàng để thực hiện những dự án lớn của họ ở các thị trường chiến lược như Anh. London mới đây thể hiện quyết tâm sẽ loại bỏ thiết bị Huawei khỏi hạ tầng của nước này. Dẫu quá trình loại bỏ toàn bộ thiết bị của Huawei gồm cả hạ tầng viễn thông 2G, 3G, 4G có thể mất tới 10 năm nhưng vương quốc Anh dường như đã chọn cách công bố những sức ép lên Trung Quốc theo những gì được Mỹ cảnh báo.
Trước Anh, các thành viên trong tình báo Ngũ Nhãn của Úc như Canada, Úc, New Zealand đã sớm tuyên bố từ chối Huawei phát triển hạ tầng viễn thông của nước này.
Khó khăn đang chồng chất khó khăn đối với gã khổng lồ công nghệ viễn thông Trung Quốc.
Đối với Huawei, công ty này đang phải tìm kiếm những đối tác sản xuất chip khác, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. TSMC đang "độc quyền" tiến trình sản xuất chip 5 nm, và công ty thứ hai trong thị trường là Samsung thì lại không sẵn sàng hợp tác.
Theo nguồn tin của DigiTimes, Samsung có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu của Huawei. Trang tin này không dẫn lý do tại sao Samsung quay lưng với yêu cầu của Huawei, nhưng nhận định việc này sẽ khiến Huawei phải phụ thuộc nguồn cung chip từ các công ty như MediaTek và Spreadtrum.
Về mặt công nghệ, TSMC vẫn đang là công ty đi đầu về tiến trình gia công chip khi đã có thể sản xuất ở tiến trình 5 nm, trong khi nhiều đối thủ của họ vẫn chỉ đạt tiến trình 7 nm. Do sự vượt trội về công nghệ và sản lượng, sẽ rất khó để Huawei tìm được đối tác thay thế cho TSMC.
Công ty gia công chip lớn nhất Trung Quốc hiện nay là SMIC. SMIC đã gia công chip tầm trung cho Huawei như Kirin 710, nhưng chưa thể làm các đời chip cao hơn do công nghệ của họ hiện chỉ dừng ở tiến trình 14 nm.
Để so sánh, nếu trên mỗi mm vuông, con chip của TSMC có thể tích hợp tới 171,3 triệu bóng bán dẫn, thì con số này của SMIC chỉ là 43 triệu. Do vậy, Kirin 710A là chip smartphone duy nhất của Huawei mà SMIC sản xuất được, phần lớn đơn hàng còn lại sẽ là những con chip đơn giản hơn dùng cho các thiết bị IoT.
Huawei đã xác định sự khó khăn trong năm 2020 sẽ đến dồn dập và cho đến nay chưa thực sự tìm được hướng đi tích cực nào.
Đến lượt Samsung quay lưng với Huawei Hãng công nghệ Trung Quốc vẫn chưa tìm được đối tác cung cấp chip mới để thay thế cho TSMC. Vào cuối tháng 5, Mỹ thay đổi quy định và yêu cầu mọi công ty bán dẫn sử dụng công nghệ Mỹ, dù ở Mỹ hay nước ngoài, phải có giấy phép đặc biệt mới được bán hàng cho Huawei. Ngay sau đó,...