Lenovo ra máy tính xách tay màn hình gập
Lenovo ThinkPad X1 Fold dùng màn hình OLED 13, 3 inch có thể gập đôi, tương tự Galaxy Fold của Samsung.
Sản phẩm được Lenovo ra mắt tại thị trường Trung Quốc với giá cho phiên bản Wi-Fi khoảng 3.291 USD, bản tích hợp 5G là 3.900 USD. Màn hình máy là loại uốn dẻo, độ phân giải 1.536 x 2.048 pixel, độ sáng 300 nit và hỗ trợ cảm ứng. Tuy nhiên, phần viền của máy vẫn khá dày và chưa liền mạch với màn hình.
ThinkPad X1 Fold có vi xử lý Intel Core i5-L16G7 tốc độ 1,4 GHz, RAM 8 GB LPDDR4, bộ nhớ SSD dung lượng 512 GB. Camera phía trước độ phân giải 5 megapixel. Pin dung lượng 50 Whr, hỗ trợ sạc nhanh 65W và dùng cáp Type-C phổ biến.
Có bàn phím rời nhưng Lenovo vẫn gọi ThinkPad X1 Fold là laptop.
Video đang HOT
Sản phẩm có bàn phím Mini Keyboard đi kèm nhưng Lenovo vẫn gọi thiết bị của mình là laptop thay vì tablet. Hãng cũng tặng thêm một bút viết điện tử Mod Pen Stylus. Máy có cân nặng 999 gram, kích thước 27,8 x 158,2 x 236 mm khi gấp lại và 1,5 x 299,4 x 236 mm khi mở ra.
ThinkPad X1 Fold WiFi sẽ bán ra tại Trung Quốc từ ngày 28/10 trong khi bản có kết nối mạng di động là ThinkPad X1 Fold 5G sẽ bán ra từ ngày 5/11.
Đại dịch Covid-19 vô tình là đòn bẩy cho thị trường PC, thậm chí đạt mức tăng trưởng cao nhất sau hơn 1 thập kỷ
Những tưởng đại dịch Covid-19 sẽ phá hủy tất cả nhưng ai ngờ, Covid-19 đã thay đổi quỹ đạo của thị trường PC theo chiều hướng tốt đến mức không ai ngờ tới.
Hai năm trước, sự suy giảm của thị trường PC được cho liên quan đến các giải pháp thay thế như máy tính bảng và smartphone. Nhưng năm nay, đại dịch COVID-19 đã thay đổi tất cả những điều đó, khi thị trường PC đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng hai con số kể từ Q2/2020.
Mới đây hãng phân tích Canalys vừa công bố báo cáo mới nhất về thị trường PC. Trong đó, một trong những xu hướng bất ngờ nổi lên là doanh số PC tăng mạnh trong năm trong 2020 và hiện đã kéo dài tới Q3/2020.
Cụ thể trong Q3/2020, doanh số của thị trường PC đã tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước và đạt 79,2 triệu máy bán ra thị trường. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Doanh số bất ngờ này có thể lý giải do xu hướng làm việc tại nhà gia tăng vì đại dịch Covid-19. Đặc biệt doanh số bán laptop trên toàn cầu đã tăng mạnh, đạt 64 triệu máy (gần bằng mức cao kỷ lục hồi Q4/2011 khi doanh số bán laptop đạt 64,6 triệu máy).
Đặc biệt nhu cầu mua laptop nói riêng và PC nói chung tiếp tục tăng do làn sóng dịch Covid-19 thứ hai ở nhiều quốc gia buộc các công ty tiếp tục phải cho nhân viên làm việc từ xa. Ước tính, doanh số laptop và máy trạm di động đã tăng 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này trái ngược với doanh số desktop và máy trạm giảm tới 26%.
Xét về các thương hiệu PC, Lenovo đã giành lại vị trí dẫn đầu trên thị trường PC trong Q3/2020 với mức tăng trưởng 11,4% và lượng xuất xưởng vượt mốc 19 triệu máy. HP cũng đạt mức tăng trưởng tương tự 11,9% và đứng vị trí thứ hai với 18,7 triệu chiếc xuất xưởng.
Lenovo bất ngờ vượt lên dẫn đầu và bám đuổi sát nút là HP
Doanh số bán laptop, desktop và máy trạm của các nhà sản xuất máy tính
Dell đứng vị trí thứ ba và ghi nhận lượng xuất xưởng sự sụt giảm nhỏ 0,5% so với năm trước. Apple và Acer giữ hai vị trí còn lại là thứ tư và thứ 5 trong danh sách với mức tăng trưởng xuất sắc lần lượt là 13,2% và 15,0%.
Nhà phân tích Ishan Dutt đến từ Canalys cho biết: "Các nhà cung cấp, chuỗi cung ứng và kênh phân phối hiện đã có thời gian để đi sâu và phân bổ nguồn lực nhằm hướng tới việc bán laptop cho các đối tượng đang có nhu cầu lớn là doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân. Sau khi ưu tiên các thị trường giá trị cao và khách hàng lớn trong Q2, các nhà cung cấp đang dần chuyển sự chú ý sang nhiều quốc gia và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong bảo mật thiết bị".
Chính phủ các nước cũng nhận ra tầm quan trọng của việc tiếp cận PC trong duy trì hoạt động kinh tế thời gian này. Các nước đã thông qua các khoản hỗ trợ tài chính hoặc thậm chí mua toàn bộ thiết bị mới. Điều này đặc biệt quan trọng với giáo dục khi thời điểm nhập học thường bắt đầu vào Q3 và năm nay do ảnh hưởng của đại dịch nên nhiều trường học phải cho học sinh và sinh viên học ở nhà.
Ví dụ, chính phủ Vương quốc Anh đã cung cấp khoảng 100.000 laptop cho các học sinh không thể quay lại lớp học vẫn có thể học từ xa. Canalys kỳ vọng chi tiêu cho công nghệ thông tin, bao gồm cả PC sẽ là động lực cốt lõi cho sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Rushabh Doshi, giám đốc nghiên cứu tại Canalys cho biết thêm: "Những ảnh hưởng lâu dài của đại dịch đối với cách mọi người làm việc, học tập và cộng tác sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các nhà cung cấp PC trong những năm tới. Khi ranh giới giữa công việc và cuộc sống gia đình ngày càng bị xóa nhòa, điều quan trọng là phải định vị các thiết bị hướng tới tính đa dụng, tập trung vào tính di động, kết nối, tuổi thọ pin, chất lượng hiển thị và âm thanh.
Việc nắm được sự khác biệt trong danh mục sản phẩm giúp nắm bắt các phân khúc chính như giáo dục và trò cũng sẽ mang lại sự tăng trưởng. Và ngoài PC, nhu cầu với các phụ kiện, dịch vụ mới, gói đăng ký và bảo mật sẽ ngày càng tăng. Những xu hướng này sẽ mang lại lợi ích nhiều nhất cho các nhà cung cấp các giải pháp toàn diện cho phép khách hàng thực hiện các thay đổi cấu trúc. Mặc dù nhu cầu PC trong hai quý vừa qua vẫn là trọng tâm chính. Nhưng chi tiêu của người tiêu dùng trong kỳ nghỉ lễ sắp tới được cho là sẽ giúp thị trường PC thêm phần khởi sắc".
Nếu tình trạng làm việc từ xa vẫn tiếp tục, doanh số của thị trường PC chắc chắn sẽ còn kéo dài trong vài năm nữa. Mặc dù tăng trưởng có thể không quá xuất sắc nhưng sự bi quan về thị trường PC sẽ không còn nữa khi nó được vực dậy sau một thời gian dài.
Lenovo kiện Phó chủ tịch Xiaomi Chang Cheng, Phó chủ tịch Xiaomi bị hãng điện tử Lenovo kiện vì vi phạm luật cạnh tranh lành mạnh. Ông có thể phải rời ghế lãnh đạo tập đoàn. Ngày 10/10, Sina dẫn phán quyết của Ủy ban trọng tài tranh chấp lao động ở Bắc Kinh cho biết Chang Cheng, Phó chủ tịch Tập đoàn Xiaomi - nguyên Phó chủ tịch...