Lenovo hướng đến mục tiêu thành hãng smartphone hàng đầu thế giới
Mục tiêu mới nói trên của Lenovo đã được chính ông Colin Giles, Phó chủ tịch cấp cao, phụ trách kinh doanh toàn cầu thuộc nhóm sản phẩm smartphone của Lenovo tiết lộ trong chuyến thăm VN vào ngày 21.11.
Ông Colin Giles
Theo đó, chú trọng hàng đầu của Lenovo hiện nay là đẩy mạnh phân khúc kinh doanh smartphone, nhất là sau khi thương vụ Lenovo mua lại bộ phận di động Motorola Mobility đã hoàn tất.
Lenovo sẽ định hướng việc phát triển smartphone mang thương hiệu của mình ra sao, sau thương vụ mua lại bộ phận di động
Motorola Mobility từ tay Google?
Ông Colin Giles: Việc mua lại Motorola Mobility sẽ mang tới cơ hội phát triển kinh doanh cho Lenovo để vươn tới thành công với những mẫu smartphone mang thương hiệu Lenovo và Motorola. Ngoài ra, sau thương vụ này thì Lenovo cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc mở rộng thị trường kinh doanh smartphone sang nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, giúp công ty trở thành một tập đoàn toàn cầu lớn mạnh. Hiện nay, đội ngũ nhân viên của Motorola Mobility với khoảng 3.500 người cũng sẽ được chuyển sang Lenovo làm việc, đây sẽ là một trong những nhân tố giúp cho Lenovo sáng tạo ra những sản phẩm smartphone mới tốt hơn phục vụ cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, ở mỗi thị trường khác nhau, Lenovo đều có những chiến lược phát triển dài hạn trong từng phân khúc, đây cũng là điều cho thấy Lenovo cam kết đem lại những sản phẩm tốt nhất cho người dùng. Chẳng hạn, tại thị trường VN, Lenovo đã vừa ký kết với nhà phân phối Petrosetco (PSD) qua đó khẳng định cam kết vững mạnh và lâu dài của Lenovo với thị trường smartphone đầy tiềm năng tại VN. Thế mạnh của PSD ở chỗ đang là nhà phân phối chính thức của nhiều nhãn hàng công nghệ nổi tiếng và có hơn 2.100 đại lý phân phối thông qua hệ thống 9 chi nhánh trải dài trên toàn quốc.
Video đang HOT
Căn cứ vào số liệu thống kê của hãng nghiên cứu thị trường IDC được công bố vào ngày 29.10.2014, chúng tôi đang đứng vị trí thứ 3 ở phân khúc nhà sản xuất di động lớn nhất trên thế giới. Thương vụ mua lại Motorola Mobility đã giúp chúng tôi mở rộng thị phần, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D), cải thiện mạng lưới phân phối và cho phép chúng tôi phát triển kinh doanh với đa dạng sản phẩm và hai thương hiệu nổi tiếng. Chúng tôi tin tưởng rằng những năng lực đó sẽ giúp chúng tôi trở thành hãng hàng đầu trong lĩnh vực điện thoại di động. Điều này đã được minh chứng trong quá khứ khi cách đây 5 năm, Lenovo chỉ đứng ở vị trí thứ 6 trên thế giới về việc sản xuất PC (máy tính cá nhân – PV) nhưng hiện nay chúng tôi đã trở thành nhà sản xuất PC hàng đầu trên thế giới.
Ông đánh giá thị trường smartphone tại VN ra sao?
Căn cứ vào dự báo của Công ty nghiên cứu thị trường Mediacells, VN sẽ có 17,22 triệu smartphone được bán ra trong năm 2014, đồng thời VN cũng sẽ trở thành thị trường thứ 3 trên thế giới có lượng người lần đầu tiên dùng smartphone tăng mạnh trong năm 2014. Đây cũng chính là một tiềm năng phát triển kinh doanh cho những hãng sản xuất di động, trong đó có Lenovo. Nếu so sánh với những thị trường khác trong cùng khu vực như Indonesia, Malaysia… xu hướng người dùng smartphone thường chỉ hay tập trung vào các thành phố lớn, thì tại VN “bức tranh” này được dàn trải hơn khi lượng người dùng smartphone đang có xu hướng mở rộng ra bên ngoài những thành phố lớn như Hà Nội hoặc TP.HCM, với đa phần là các bạn trẻ, những người dùng muốn sở hữu smartphone ngoài cấu hình trang bị phải tốt còn yêu cầu máy phải có nhiều tính năng độc đáo, màu sắc phong phú.
Chiến lược giúp cho Lenovo tạo ra sự khác biệt so với những thương hiệu smartphone khác đang có trên thị trường là gì?
Tại Lenovo, chúng tôi luôn coi người dùng làm trung tâm để thiết kế những sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu đa dạng của người dùng. Lấy sáng tạo làm nòng cốt, Lenovo đã liên tiếp tung ra những mẫu smartphone nhắm đến nhiều phân khúc khác nhau theo các tiêu chí: thiết kế ấn tượng, tính năng nổi bật, thời lượng dùng pin cao, màu sắc thời trang và chi phí hợp lý. Điển hình, chúng tôi vừa tung ra thị trường VN mẫu smartphone Vibe X2 được trang bị cấu hình mạnh mẽ, thiết kế mỏng nhẹ thời trang, màu sắc phong phú, tính năng thời thượng với mức giá cạnh tranh, đáp ứng hoàn hảo người dùng sành điệu. Bên cạnh đó, các sản phẩm smartphone nói chung của Lenovo hiện nay đều được trang bị bộ ứng dụng DOit cài sẵn trong máy gồm: SHAREit, SECUREit, SYNCit, SNAPit Camera, SEEit Gallery. Chẳng hạn, người dùng có thể sử dụng SHAREit để chia sẻ tức thì hình ảnh, video, nhạc, tài liệu, danh bạ và thậm chí cả những ứng dụng trên thiết bị của họ với thiết bị khác hoặc nhóm thiết bị khác bằng cách sử dụng chính sóng wifi của thiết bị để truyền dữ liệu.
Xin cám ơn ông đã dành thời gian chia sẻ thông tin.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Thương hiệu nào sẽ thống trị về smartphone?
Khi Lenovo bỏ ra 2,9 tỉ USD mua lại Motorola Mobility của Google, cổ phiếu của hãng công nghệ Trung Quốc này ngay lập tức giảm 16%. Tuy nhiên, hãy nhìn lại thương vụ IBM cách đây 10 năm, động thái mua bán này có thể được xem là tham vọng thống trị lĩnh vực smartphone trong thời gian tới của Lenovo.
ảnh minh họa
Khi Google bán Motorola Mobility cho Lenovo, nhiều ý kiến cho rằng hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới này đã quẳng được "cục nợ" đi để rảnh tay chiến đấu với Samsung. Trong suốt thời gian qua, Motorola Mobility liên tục bị thua lỗ. Chỉ trong quý trước, bộ phận di động này đã "vứt đi" 248 triệu USD. Tuy nhiên, những số liệu phân tích cụ thể hơn lại cho thấy xem ra Google sẽ lợi hơn trong thương vụ bạc tỉ này, tuy rằng năm 2011 đã phải bỏ ra 12,5 tỉ USD để mua lại Motorola Mobility.
Điều đó thật trớ trêu. Tất nhiên, số tiền 2,9 tỉ USD không dành cho việc bán toàn bộ những thứ liên quan tới Motorola Mobility. Google vẫn giữ lại phần lớn bằng sáng chế của Motorola Mobility, trong khi Lenovo sẽ sở hữu 2.000 bằng sáng chế sau khi tiếp quản bộ phận di động này. Liệu Lenovo có theo chân các "đàn anh" Acer, Asus và gần đây nhất là HP - từng nhảy từ mảng PC sang sản xuất smartphone và đã thất bại thảm hại?
Bài học ThinkPad
Quay lại năm 2004 khi Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính IBM với giá 1,75 tỉ USD, nhiều người đã tự hỏi không biết "Lenovo là kẻ nào?" Mặc dù khi đó là hãng lớn tại Trung Quốc và Ấn Độ nhưng Lenovo lại chưa hề hiện diện tại trời Tây. Khi đó, con bài duy nhất để Lenovo ngã giá chính là ThinkPad. Cũng cần biết rằng ở thời điểm đó, ThinkPad đang là thương hiệu máy tính được giới doanh nhân sử dụng. Thế nên khi Lenovo có ý định bình dân hóa dòng sản phẩm cao cấp này thì nhiều người tin chắc rằng họ sẽ thất bại mà bài học HP sáp nhập với Compaq đang còn rất mới.
Thực tế thì tiên đoán trên đã không xảy ra. Trong khi thương vụ sát nhập Compaq đe dọa "xé nát" HP thì Lenovo lại giữ được không chỉ chất lượng của ThinkPad mà còn đẩy mạnh mảng sản phẩm này và trở thành hãng sản xuất PC lớn nhất thế giới vào năm 2013. Cùng năm này, doanh số mảng PC thế giới nói chung giảm 11% nhưng Lenovo lại chẳng bị ảnh hưởng gì. Hãng tăng trưởng liên tiếp 17 quý, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng và lượng tiền mặt cũng tăng lên rất "khủng".
Thực tế thì Lenovo đã rất tự tin trong lĩnh vực điện toán. Tháng giêng vừa rồi, hãng này lại tuyên bố mua tiếp mảng kinh doanh lớn khác của IBM - đó là bộ phận kinh doanh máy chủ x86 với giá 2,3 tỉ USD. Cũng giống như bộ phận PC trước đây, Lenovo đang kỳ vọng sẽ đẩy mạnh dòng sản phẩm này không chỉ tại Mỹ mà còn vươn ra các thị trường khác.
Tham vọng thống trị mảng smartphone
Ít ai ngờ rằng Lenovo lại là hãng sản xuất smartphone có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới và hiện đang đứng ở vị trí thứ tư. Doanh số bán hàng tăng 132% và Lenovo hiện đang là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai Trung Quốc. Đến đây thì nhiều người "ngờ ngợ" rằng với việc mua lại Motorola Mobility, rõ ràng Lenovo đang có tham vọng diễn tiếp bài ca thành công như đã từng làm với ThinkPad.
Điều này là hoàn toàn có cơ sở bởi tuy là bộ phận đang thua lỗ nhưng nếu nhìn vào những thay đổi gần đây của Motorola Mobility, người ta lại thấy khá nhiều điểm sáng.
Thứ nhất, sau 2 năm về tay Google, Motorola Mobility đã được tái cấu trúc gần như toàn bộ. Những phần "thừa" đã bị bỏ đi không thương tiếc, thay vào đó là cơ cấu hoạt động hiệu quả hơn. Mặc dù vẫn đang "quẳng tiền qua cửa sổ" nhưng từ nay trở về sau, hoạt động của Motorola Mobility rõ ràng có nhiều lợi thế hơn.
Thứ hai, cơ chế kiểm soát chặt chẽ của Google đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực cho bộ phận thiết bị của Motorola. Trước đây, hai dòng sản phẩm chủ lực RAZR và DROID được xem là thiếu điểm nhấn bởi có đủ mọi loại kiểu dáng, kích cỡ và liên tiếp bị người dùng chê bai. Nay thì chúng chỉ tập trung duy nhất cho 2 sản phẩm: Moto X và Moto G. Dòng sản phẩm đầu tiên đang nhận được phản ứng tích cực và được xem là đang đi đúng hướng. Google cũng được đánh giá cao khi tung ra bản nâng cấp Android 4.4 KitKat cho dòng thiết bị của hãng trước cả tháng trời so với đối thủ cạnh tranh.
Tiếp tới, Lenovo sẽ hưởng lợi rất nhiều từ những tái cơ cấu mà Google đã làm với Motorola Mobility. Hãng này có thể sử dụng những thế mạnh đó để cạnh tranh với đối thủ Samsung sau này.
Sau khi tiếp quản Motorola Mobility, ngay lập tức Lenovo đã có 6% thị phần smartphone toàn cầu và tham vọng của hãng còn vươn tới cả mảng tablet, đặc biệt là tại các thị trường phương Đông. Theo Strategy Analytics, Lenovo sẽ trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới nếu xét về số lượng thiết bị bán ra. Các đối thủ trước mắt mà hãng này cần vượt qua sẽ bao gồm: HTC , LG, Sony và BlackBerry.
Nếu để ý bạn có thể thấy hiếm khi nào Google chịu làm ăn với một kẻ thất bại, và trong trường hợp Lenovo thì không bao giờ. Google sẽ sở hữu khoảng 750 triệu USD cổ phần trong Motorola Mobility sau khi bán lại cho Lenovo.
Theo VNE
Vượt mốc 1 tỷ, thị trường smartphone có gì mới? Trong số hơn một tỷ smartphone bán ra trong năm 2013, Android thống trị hoàn toàn với gần 80% thị phần, Windows Phone đang tranh thị phần từ tay Apple iOS. Thị trường smartphone tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2013, vượt mốc một tỷ smartphone bán ra - Ảnh: TechHive Nhu cầu smartphone giá rẻ tăng, Android sống khỏe Trong hai...