Lệnh trừng phạt ngân hàng của phương Tây không gây thiệt hại lớn cho Nga
Giới phân tích tài chính cho rằng các biện pháp trừng mới mà Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Anh công bố ngày 22/2 sẽ không gây tổn thất lớn đối với Moskva.
Đồng ruble của Nga (phía trên) và đồng USD. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, các ngoại trưởng châu Âu đã nhất trí trừng phạt 27 cá nhân và tổ chức, bao gồm các ngân hàng tài trợ cho các nhà hoạch định chính sách và hoạt động của Nga tại các hai vùng lãnh thổ đòi độc lập ở Donbass, miền Đông Ukraine.
Gói trừng phạt cũng áp dụng lên tất cả các thành viên của Hạ viện Nga.
Cụ thể, Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Gennady Timchenko và hai tỷ phú khác có quan hệ mật thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng như 5 ngân hàng bao gồm Rossiya, IS Bank, GenBank, Promsvyazbank và Black Sea Bank. Những ngân hàng này tương đối nhỏ và chỉ duy nhất có ngân hàng quân đội Promsvyazbank nằm trong danh sách các tổ chức tín dụng quan trọng của ngân hàng trung ương Nga.
Bên cạnh đó, ngân hàng Rossiya vốn dĩ cũng đã nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ từ năm 2014. Về phần mình, Washington áp đặt lệnh trừng phạt lên hai ngân hàng Promsvyazbank và VEB, cũng như siết chặt lệnh cấm đối với các khoản nợ của Nga. Tuy nhiên, tác động của các biện pháp trừng phạt trên vẫn không đáng kể.
Danh sách những ngân hàng bị trừng phạt không có quá nhiều thay đổi so với bảng danh sách 8 năm về trước, khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea. Thậm chí cổ phiếu của những ngân hàng lớn nhất tại Nga như Sberbank và VTB đã tăng mạnh sau khi nhóm ngân hàng nhà nước thoát khỏi lệnh trừng phạt.
Video đang HOT
Các nhà phân tích cho rằng nhiều ngân hàng tại Nga hiện có thể đối phó với những lệnh trừng phạt tốt hơn so với 8 năm về trước, cũng như các ngân hàng nhà nước của Nga đã không còn dính líu quá nhiều tới thị trường phương Tây.
Kể từ năm 2014, Nga đã đa dạng hóa lượng tiền dữ trữ khỏi đồng USD và euro. Theo báo cáo tháng 1 của Viện Tài chính Quốc tế, vàng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong dự trữ của Nga so với đồng USD.
Bên cạnh đó, Nga cũng tăng cường thực hiện một số biện pháp bảo vệ kinh tế vĩ mô, bao gồm dự trữ ngoại tệ lên tới 635 tỷ USD, giá dầu gần 100 USD/thùng và tỷ lệ nợ trên GDP thấp với 18% vào năm 2021.
Samuel Charap, một nhà khoa học chính trị cấp cao tại Viện nghiên cứu RAND Corporation, nhận định: “Vòng trừng phạt đầu tiên được công bố trong ngày thứ Ba không gây ảnh hưởng quá lớn như vậy”.
Hiện chính phủ các nước phương Tây vẫn muốn “ém” các gói trừng phạt lớn hơn mà họ đã lên kế hoạch dự phòng trong trường hợp leo thang khủng hoảng. Điều này có nghĩa là các ngân hàng Nga và đối tác phương Tây vẫn có thể kê gối ngủ ngon.
EU cho biết họ sẵn sàng áp đặt “những biện pháp trừng phạt to lớn hơn” lên nền kinh tế Nga nhưng cũng thận trọng khi muốn thực hiện “theo từng giai đoạn”. Hiện EU và Nga vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ liên quan đến thương mại và năng lượng.
Ngoài những ngân hàng có quan hệ trực tiếp đối với khu vực Donbass, vẫn chưa rõ khi nào hoặc liệu EU có tấn công nhóm ngân hàng lớn nhất của Nga hay không.
Washington đã chuẩn bị loạt biện pháp bao gồm cấm các tổ chức tài chính của Mỹ xử lý giao dịch cho các ngân hàng lớn của Nga trong trường hợp Moskva gây xung đột vũ trang tại Ukraine. Một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ cho rằng nếu hai ngân hàng Sberbank và VTB của Nga bị Mỹ trừng phạt, các ngân hàng của Mỹ có thể phải đối mặt với những hành động trả đũa.
Điều mà các ngân hàng trong khu vực và các chủ nợ phương Tây lo ngại nhất là khả năng Nga bị cấm sử dụng hệ thống thanh toán toàn cầu (SWIFT). Đây là hệ thống thanh toán phổ biến được sử dụng bởi hơn 11.000 tổ chức tài chính tại trên 200 quốc gia.
Động thái như vậy sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các ngân hàng Nga nhưng hậu quả kéo theo rất phức tạp. Việc cấm SWIFT sẽ khiến các chủ nợ châu Âu khó lấy lại tiền trong khi Nga đã và đang xây dựng một hệ thống thanh toán thay thế.
Dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy các nhà cho vay châu Âu nắm giữ phần lớn nhất trong số gần 30 tỷ USD Nga vay từ các ngân hàng quốc tế. Cụ thể, các ngân hàng tại Áo, Italy và Pháp sẽ như “ngồi trên đống lửa” nếu các chính phủ áp đặt các lệnh trừng phạt thêm.
Đồng ruble vẫn vững, sau lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga
Trong phiên giao dịch chiều 23/2, đồng ruble của Nga vẫn vững, khi các nhà đầu tư xem xét các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây đối với Nga.
Đồng ruble của Nga. Ảnh: Sputnik/TTXVN
Vào lúc 14 giờ 7 phút giờ Việt Nam, đồng ruble vẫn giữ ở mức 78,81 ruble/USD, nhưng tăng 0,3% lên 89,21 ruble/euro.
Các quốc gia phương Tây ngày 22/2 đã thông báo một loạt biện pháp trừng phạt Nga. Song, các biện pháp ban đầu chỉ nhắm vào các tổ chức tài chính lớn, điều này đồng nghĩa với việc tác động có thể ở mức tối thiểu.
Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell thông báo 27 quốc gia thành viên EU đã nhất trí thông qua gói biện pháp trừng phạt mới đối với Nga sau khi nước này công nhận nền độc lập của 2 nước cộng hòa Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR) tự xưng ở Donbass, miền Đông Ukraine.
Theo quan chức EU, các biện pháp trừng phạt sẽ nhằm vào những ngân hàng đang cung cấp tài chính cho giới hoạch định chính sách của Nga và các hoạt động khác ở Donbass.
Mỹ cũng thông báo "đợt trừng phạt đầu tiên" nhằm vào các thể chế tài chính của Nga và "giới tinh hoa" trong lĩnh vực này. Trong số những thể chế tài chính lớn bị áp đặt trừng phạt có 5 ngân hàng Nga.
Bên cạnh đó, Mỹ đã mở rộng chính sách hạn chế giao dịch trái phiếu Chính phủ Nga và ra lệnh cấm tham gia vào thị trường thứ cấp đối với trái phiếu phát hành sau ngày 1/3. Động thái mà các nhà phân tích cho rằng có thể có tác động vừa phải trong ngắn hạn nhưng có thể là một bước đệm tiến tới một biện pháp cứng rắn hơn.
Ngày 22/2, Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) tuyên bố sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp cần thiết để hỗ trợ sự ổn định tài chính trong bối cảnh các tài sản của người dân bị ảnh hưởng sau khi Nga điều các lực lượng "gìn giữ hòa bình" tới Đông Ukraine.
Đồng ruble đã chạm mức thấp kỷ lục gần hai năm sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin điều quân tới hai nước cộng hòa Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine.
Đồng ruble giảm mạnh từ mức khoảng 70 ruble/USD đạt được vào bốn tháng trước, điều có thể làm gia tăng lạm phát đã ở mức cao, một trong những lý do chính khiến người Nga lo ngại về sự giảm sút chất lượng cuộc sống.
Trong một thông báo, BoR cho biết diễn biến của thị trường tài chính trong tầm kiểm soát và sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự ổn định.
Nga gia hạn thanh toán tín dụng cho Cuba Ngày 22/2, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã phê chuẩn các quy định cho phép gia hạn thanh toán các khoản tín dụng mà Moskva cấp cho La Habana đến năm 2027. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại La Habana, Cuba. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2019, Nga đã cấp cho Cuba...