Lệnh cấm WeChat – Hay cách ông Trump nâng tảng đá đập vào chân Apple như thế nào?
Lệnh cấm của Tổng thống Mỹ có thể mang lại những hậu quả vô cùng sâu rộng đối với Apple, một trong số ít các công ty có thâm niên kinh doanh lâu đời tại Trung Quốc.
Apple có một lượng khách hàng đáng kể ở Trung Quốc và gần như tất cả các đối tác sản xuất cùng lắp ráp quan trọng của công ty này đều có trụ sở tại đó. Và nếu được thực hiện, lệnh cấm của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể không chỉ buộc Apple phải xóa WeChat khỏi App Store – điều sẽ phá hủy hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh tại Trung Quốc của Apple – mà còn có thể thay đổi cách Apple xây dựng và bán các sản phẩm mới trong tương lai.
Không dễ để mô tả sự nổi bật và tầm quan trọng của WeChat ở Trung Quốc. Như quan điểm của nhà phân tích Ben Thompson đã đưa ra năm 2017 thì: “Không có bất kỳ quốc gia nào khác có thể so sánh được, thậm chí là với các tính năng của Facebook (bao gồm cả Facebook, Messenger và WhatsApp) mà WeChat thường được so sánh. Tất cả những thứ đó đều liên quan đến giao tiếp hoặc gây lãng phí thời gian. WeChat cũng vậy, nhưng nó cũng là công cụ để đọc tin tức, gọi taxi, trả tiền cho bữa trưa và để tiếp cận các nguồn lực của chính phủ, hay để kinh doanh. Thực tế mà nói, WeChat chính là điện thoại của bạn và ở một mức độ lớn hơn thì tại một quốc gia như Trung Quốc thì một chiếc điện thoại là tất cả những gì bạn cần”.
Một chiếc iPhone không có WeChat thực sự không phải là một chiếc điện thoại (ở Trung Quốc)
Một chiếc iPhone không có WeChat thực sự không phải là một chiếc điện thoại dành cho hàng trăm triệu người dùng Trung Quốc, những khách hàng mà toàn bộ mô hình kinh doanh iPhone của Apple đang dựa vào. Nếu Apple không thể cung cấp WeChat trên iPhone do lệnh cấm của Trump, thì hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của công ty này gần như chắc chắn sẽ bốc hơi, chỉ sau một đêm.
Apple đang mắc vào một cái bẫy do chính họ tạo ra ở đây, nhờ vào một nền tảng bị khóa kín. Một hệ thống cởi mở hơn, tương tự như Android của Google, sẽ cho phép người dùng cài đặt WeChat mà không cần sự chấp thuận rõ ràng của Apple. Đây không phải là lý tưởng cho Apple, nhưng ít nhất nó cho phép hàng triệu khách hàng Trung Quốc vẫn có thể sử dụng iPhone của họ.
Video đang HOT
Nhưng lệnh cấm WeChat của Tencent có thể còn tạo ra tác động mạnh hơn đến Apple, bằng cách làm leo thang xung đột đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn đã bị lôi kéo vào các cuộc tranh chấp thương mại trong nhiều năm. Apple đã bắt đầu cảm thấy sự chia sẻ ở đây, từ mức thuế 25% đối với 5 bộ phận cho máy tính để bàn Mac Pro; 10% thuế suất đối với bộ sạc, HomePod, AirPods và Apple Watch. Và suýt chút nữa là 15% thuế trên iPhone, thứ có thể làm tăng chi phí của sản phẩm quan trọng nhất của Apple lên tới 150 USD.
Về mặt lý thuyết, Apple không thể thuê ngoài việc sản xuất sản phẩm của mình ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới (và chắc chắn không phải ở Mỹ), ngoài Trung Quốc. Không quốc gia nào ở hiện tại có thể cạnh tranh với quy mô chuỗi cung ứng, số lượng công nhân lành nghề, cơ sở hạ tầng có thể di chuyển mọi thứ nhanh chóng hoặc nguồn lao động tương đối rẻ ở quốc gia Đông Á này.
Quá trình chuyển đổi hệ thống sản xuất năm 2005 của Tim Cook nhằm cắt giảm hàng tồn kho dư thừa và liên tục tung ra các sản phẩm mới đã mang lại mọt kết quả ngoài mong đợi. Đó là việc Apple ngày nay hầu như chỉ phụ thuộc vào các nhà sản xuất Trung Quốc như Foxconn. Khi các nhà máy ở Trung Quốc ngừng hoạt động vì Covid-19, nó đã gây ra trục trặc cho toàn bộ chuỗi cung ứng của Apple – và thậm chí có thể gây ra sự chậm trễ cho dòng sản phẩm iPhone 12 sắp ra mắt vào mùa thu này.
Apple bị rơi vào cái bẫy do chính họ tạo ra.
Apple gần đây đã hướng sự phát triển sang Ấn Độ để cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào Trung Quốc, nhưng đó chỉ là một con số rất nhỏ so với những gì mà công ty đã xây dựng trong cả thập kỷ qua.
Và trong bối cảnh đó, sự leo thang căng thẳng mới nhất của ông Trump trong việc nhắm mục tiêu vào một trong những công ty Trung Quốc thuộc hàng lớn nhất trên thế giới, có thể gây ra các thiệt hại không thể sửa chữa được. Thay vì nhận được ân huệ từ những mức thuế sắp áp dụng, Apple có thể bị buộc phải chịu tất cả chi phí hoặc đối mặt với mức thuế nhập khẩu thậm chí cao hơn, nếu Trung Quốc cũng sử dụng biện pháp tương tự để trả đũa.
Và để miêu tả tầm quan trọng của các hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc đối với Apple, những con số dưới đây có thể là minh chứng rõ ràng hơn. Theo Economist, Apple đã kiếm được tổng cộng 44 tỷ USD tại Trung Quốc vào năm ngoái – nhiều hơn bất kỳ công ty Mỹ nào khác. Thị trường này cũng đã có đóng góp lớn thứ ba cho lợi nhuận của Apple – trong thu nhập quý 3 năm 2020 gần đây nhất của công ty, với khoảng 15% doanh thu. Và không giống như châu Âu hay Mỹ, nơi mà thị phần của Apple đã bị trì trệ lâu nay với các sản phẩm iPhone và Mac, Trung Quốc vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn đối với Apple, vốn chỉ chiếm khoảng 9% tổng thị trường điện thoại thông minh (hiện do Huawei thống trị, cùng Vivo, Oppo và Xiaomi).
Và không chỉ là doanh số bán iPhone, các khách hàng Trung Quốc đã chi 1,53 tỷ USD trong tháng 4 chỉ để mua hàng trên App Store, một con số thậm chí không bao gồm doanh thu dịch vụ khác của Apple (như đăng ký iCloud hoặc Apple Music), một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh mà Apple đang thực hiện.
Apple đã phải vật lộn với việc tiếp tục tăng trưởng đó ở Trung Quốc trong những năm gần đây khi doanh số bán điện thoại chậm lại, do phải đóng cửa các cửa hàng do Covid-19.
Đây chính là một lời nhắc nhở cho Apple về sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Hiện tại, hầu hết các dịch vụ trả phí của Apple như iTunes Store, Apple Books, Apple TV Plus, Apple Arcade, Apple News Plus và Apple Card cũng không khả dụng ở Trung Quốc. Đây là một vấn đề lớn đối với Apple và công ty đã bắt đầu hướng đến việc đăng ký định kỳ để bù đắp cho thị trường iPhone đang bão hòa ổn định.
Có thể nói, thành công của Apple dưới thời Tim Cook chủ yếu được xây dựng dựa trên việc mở rộng sang Trung Quốc, cả với tư cách là một trung tâm sản xuất và cơ sở khách hàng đáng kể. Lệnh cấm WeChat của ông Trump có thể tấn công vào nền tảng vững chắc này, với khả năng phá vỡ một trong những cơ sở khách hàng lớn nhất của Apple và khả năng sản xuất hầu hết mọi sản phẩm của Apple.
Ngay cả khi điều này kết thúc một cách êm đẹp (bằng cách kỳ diệu này đó), nó cũng là một lời nhắc nhở rõ ràng cho Apple về mức độ phụ thuộc của công ty vào Trung Quốc. Đồng thời cũng là một lời nhắc nhở về sự bấp bênh của các trung tâm sản xuất siêu tập trung, các chính sách của App Store và các giao dịch kinh doanh quốc tế có thể tan rã như thế nào – và có khả năng, sẽ hạ gục một phần sức mạnh to lớn của Apple.
Lệnh cấm WeChat có thể gây tổn hại cho Apple
Lệnh ngăn cản giao dịch thực hiện bởi WeChat với các công ty Mỹ mà chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa ban hành có thể gây tác động không mong muốn đối với Apple.
Lệnh cấm WeChat không phải là dấu hiệu tốt đối với iPhone của Apple
Theo PhoneArena, cấm WeChat có thể khiến doanh số iPhone thấp hơn ở Trung Quốc, nơi ứng dụng được sử dụng nhiều cho những việc như email, duyệt web, mua sắm và thanh toán. Các công ty và người tiêu dùng sử dụng WeChat để liên lạc với các doanh nghiệp, bạn bè và gia đình. WeChat là một phần không thể thiếu trong cuộc sống ở Trung Quốc, đến nỗi nếu nó bị xóa khỏi App Store, một cuộc xáo trộn sẽ xảy ra.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra về việc nên chọn WeChat hay iPhone, hầu hết đều cho biết sẽ từ bỏ iPhone. Khi Trung Quốc chiếm 20% doanh số iPhone toàn cầu, loại bỏ WeChat khỏi App Store sẽ là trở ngại nghiêm trọng đối với Apple.
Ngoài ra, giới phân tích lo ngại người tiêu dùng Trung Quốc sẽ trả đũa lệnh hành pháp bằng cách làm gián đoạn chuỗi cung ứng và sản xuất của Apple, dẫn đến các hạn chế về số lượng sản phẩm mà Apple được phép xuất khẩu từ Trung Quốc và thậm chí hạn chế lượng nguyên liệu mà Apple nhận được từ quốc gia này, đặc biệt là kim loại đất hiếm sử dụng trong iPhone. Mặc dù Apple muốn chuyển một lượng lớn sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc, hiện tại hãng chỉ có thể sản xuất một lượng nhỏ thiết bị cầm tay ở Ấn Độ và không thể bù đắp cho bất kỳ sự thiếu hụt nào ở Trung Quốc.
Chưa dừng lại ở đó, lệnh cấm WeChat cũng sẽ khiến người tiêu dùng Trung Quốc chuyển sang điện thoại Huawei - vốn đang là mục tiêu mà chính phủ Mỹ nhắm vào, tạo cơ hội cho Huawei đạt doanh số cao và dễ dàng trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Tuy WeChat có sẵn trong Google Play Store nhưng chợ ứng dụng này bị cấm ở Trung Quốc, trong khi Huawei có chợ ứng dụng riêng để người dùng có thể cài đặt WeChat.
Apple cũng có thể tìm cách cho phép cài đặt WeChat trên iOS mà không cần thông qua App Store, tuy nhiên điều này sẽ khiến công ty phải cắt giảm khoản lợi nhuận 30% mà họ nhận được từ việc mua hàng trong ứng dụng - một con số không hề nhỏ đối với công ty.
Người Trung Quốc tại Mỹ lo lắng về lệnh cấm WeChat Người Trung Quốc sống tại Mỹ từ lâu đã quen với siêu ứng dụng WeChat, họ khó có thể tìm được nền tảng thay thế nào tốt hơn. Người đầu tiên Clare Liu nghĩ đến khi nghe về lệnh cấm WeChat của Tổng thống Trump là cha mẹ mình. "Đây là ứng dụng chính tôi dùng để trò chuyện với cha mẹ mình...