Lệnh cấm WeChat có thể gây tổn hại cho Apple
Lệnh ngăn cản giao dịch thực hiện bởi WeChat với các công ty Mỹ mà chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa ban hành có thể gây tác động không mong muốn đối với Apple.
Lệnh cấm WeChat không phải là dấu hiệu tốt đối với iPhone của Apple
Theo PhoneArena, cấm WeChat có thể khiến doanh số iPhone thấp hơn ở Trung Quốc, nơi ứng dụng được sử dụng nhiều cho những việc như email, duyệt web, mua sắm và thanh toán. Các công ty và người tiêu dùng sử dụng WeChat để liên lạc với các doanh nghiệp, bạn bè và gia đình. WeChat là một phần không thể thiếu trong cuộc sống ở Trung Quốc, đến nỗi nếu nó bị xóa khỏi App Store, một cuộc xáo trộn sẽ xảy ra.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra về việc nên chọn WeChat hay iPhone, hầu hết đều cho biết sẽ từ bỏ iPhone. Khi Trung Quốc chiếm 20% doanh số iPhone toàn cầu, loại bỏ WeChat khỏi App Store sẽ là trở ngại nghiêm trọng đối với Apple.
Video đang HOT
Ngoài ra, giới phân tích lo ngại người tiêu dùng Trung Quốc sẽ trả đũa lệnh hành pháp bằng cách làm gián đoạn chuỗi cung ứng và sản xuất của Apple, dẫn đến các hạn chế về số lượng sản phẩm mà Apple được phép xuất khẩu từ Trung Quốc và thậm chí hạn chế lượng nguyên liệu mà Apple nhận được từ quốc gia này, đặc biệt là kim loại đất hiếm sử dụng trong iPhone. Mặc dù Apple muốn chuyển một lượng lớn sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc, hiện tại hãng chỉ có thể sản xuất một lượng nhỏ thiết bị cầm tay ở Ấn Độ và không thể bù đắp cho bất kỳ sự thiếu hụt nào ở Trung Quốc.
Chưa dừng lại ở đó, lệnh cấm WeChat cũng sẽ khiến người tiêu dùng Trung Quốc chuyển sang điện thoại Huawei – vốn đang là mục tiêu mà chính phủ Mỹ nhắm vào, tạo cơ hội cho Huawei đạt doanh số cao và dễ dàng trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Tuy WeChat có sẵn trong Google Play Store nhưng chợ ứng dụng này bị cấm ở Trung Quốc, trong khi Huawei có chợ ứng dụng riêng để người dùng có thể cài đặt WeChat.
Apple cũng có thể tìm cách cho phép cài đặt WeChat trên iOS mà không cần thông qua App Store, tuy nhiên điều này sẽ khiến công ty phải cắt giảm khoản lợi nhuận 30% mà họ nhận được từ việc mua hàng trong ứng dụng – một con số không hề nhỏ đối với công ty.
Lệnh cấm WeChat có thể giảm doanh số iPhone
Doanh số iPhone tại Trung Quốc có thể giảm mạnh thời gian tới nếu người dùng không thể tải WeChat từ kho ứng dụng của Apple.
Lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump không cho phép các công ty Mỹ được làm ăn với Tencent, chủ sở hữu WeChat. Điều này có thể dẫn đến việc Apple không được đưa ứng dụng WeChat lên App Store.
Ở Trung Quốc, "siêu ứng dụng" WeChat có mặt trong hầu hết ngóc ngách của đời sống, từ nhắn tin, gọi điện, thanh toán, tìm kiếm, trao đổi thông tin cho đến hẹn hò. Có hơn một tỷ người dùng Trung Quốc đang sử dụng WeChat thường xuyên. Du khách đến đây thường phải cài ứng dụng nếu muốn thanh toán cho các giao dịch từ lớn đến nhỏ.
Ứng dụng WeChat có thể bị gỡ trên kho ứng dụng của Apple nếu lệnh cấm của Trump được thực thi.
Nếu không thể truy cập vào WeChat, người dùng khó có thể mua iPhone ở Trung Quốc. Nếu mua iPhone mà không có WeChat, thì sẽ không ai dùng iPhone. Một cuộc thảo luận diễn ra trên diễn đàn trực tuyến của các nhà đầu tư chứng khoán về việc "Bạn sẽ bỏ iPhone hay WeChat nếu Apple xoá ứng dụng này khỏi App Store?". Kết quả phần lớn người dùng đều chọn ứng dụng thay vì điện thoại.
Anand Srinivasan, nhà phân tích của Bloomberg, cho biết thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 20% doanh số bán iPhone của Apple, vì vậy việc xoá WeChat trên App Store "sẽ là một trở ngại nghiêm trọng". Thông tin này đã khiến cổ phiếu của Apple giảm 2,5% vào ngày 7/8.
Mặc dù cửa hàng ứng dụng của Google bị cấm ở Trung Quốc, có nhiều cách để cài ứng dụng này lên điện thoại Android. Tuy nhiên, việc cài một phần mềm ngoài App Store lên iPhone lại không phải là điều đơn giản. Apple không bình luận gì về điều này.
Lệnh cấm của Trump cũng có thể khiến Trung Quốc trả đũa, làm Apple bị tổn hại. Srinivasan cho biết, phần lớn hoạt động sản xuất của Apple diễn ra tại Trung Quốc. Nếu chính quyền Bắc Kinh "phản đòn", hoạt động kinh doanh của Apple sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trung Quốc cũng có thể hạn chế nguồn cung cấp vật liệu, chẳng hạn những thành phần kim loại hiếm trong cấu tạo của iPhone. "Đây là cuộc chiến trên nhiều mặt trận và nó đã leo thang lên cả lĩnh vực phần mềm", nhà phân tích của Bloomberg đánh giá.
Sắc lệnh của Trump sẽ có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày 6/8. Tuy nhiên, nhiều nội dung vẫn chưa được làm rõ và vẫn còn nhiều điều bất ngờ có thể xảy ra. Một vài nguồn tin cho biết ông Trump sẽ tiếp tục thảo luận về lệnh cấm này và có thể đưa ra một số điều kiện ngoại lệ. Apple cũng có thể mở hệ điều hành của mình, cho phép người dùng tải ứng dụng mà không cần qua App Store. Tuy nhiên, đây sẽ là bước ngoặt lớn vì hãng vẫn cố gắng bảo vệ quyền truy cập vào hệ sinh thái và thu phí 30% từ nhiều ứng dụng.
Nếu lệnh cấm được tiến hành và Apple không có cách giải quyết, người dùng Trung Quốc có thể sẽ chuyển sang các thương hiệu nội địa như Huawei. Điều này lại vô tình có ích cho công ty mà Trump đang cố gắng làm suy giảm sức mạnh trong nhiều năm qua.
Người Trung Quốc nổi giận vì lệnh cấm TikTok, WeChat Hai lệnh cấm liên tiếp của Trump với TikTok và WeChat khiến người Trung Quốc nổi giận, đòi tẩy chay các thương hiệu Mỹ như Apple, Tesla. 21h ngày 6/8, khi hầu hết người dùng Trung Quốc chuẩn bị đi ngủ, một "cơn bão" từ bên kia Thái Bình Dương ập đến - Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ giao...