Lên phương án ứng phó biến chủng mới Covid-19
Bộ Y tế vừa ban hành kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh Covid-19 giai đoạn 2023 – 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).
Bộ Y tế đánh giá dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Để hạn chế dịch bệnh bùng phát và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp Covid-19 quay trở lại với các biến chủng mới nguy hiểm hoặc với các đại dịch, các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh, Kế hoạch hướng đến mục tiêu giảm số mắc Covid-19, nhất là ở nhóm nguy cơ cao và dễ bị tổn thương; giảm ca nặng và tử vong; đảm bảo việc quản lý bệnh bền vững cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người cao tuổi tại TP.HCM. Ảnh NHẬT THỊNH
Video đang HOT
Theo Kế hoạch, vắc xin Covid-19 sẽ được sử dụng phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng. Ưu tiên tiêm chủng nhóm nguy cơ cao; lồng ghép tiêm vắc xin Covid-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên hoặc tổ chức tiêm chủng chiến dịch phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương.
Về dự phòng cá nhân, Bộ Y tế khuyến khích thực hiện 2K (khẩu trang – khử khuẩn). Trong đó, khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; tại cơ sở khám chữa bệnh. Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt nghi nhiễm, ho, hắt hơi; định kỳ vệ sinh bề mặt nơi ở, sinh hoạt, làm việc; khuyến cáo những trường hợp nghi mắc bệnh, mắc bệnh nhẹ hạn chế tiếp xúc với người khác, tự cách ly.
Bộ Y tế cũng lên phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch Covid-19 có biến chủng mới nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
Tại VN, đến nay có trên 11,6 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 43.000 trường hợp tử vong; 99,9% số mắc ghi nhận trong giai đoạn 2020 – 2022.
Tìm thấy mối liên quan giữa vitamin B12 và ung thư
Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng - Bệnh viện K T.Ư (Hà Nội), vitamin B12 là loại vitamin tan trong nước mà cơ thể cần với lượng nhỏ để duy trì hoạt động.
Trong cơ thể người, vitamin B12 cần thiết cho quá trình hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất ADN. Mỗi ngày cơ thể của người trưởng thành cần 2 - 2,4 microgram vitamin B12. Vitamin B12 có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa (ảnh)... Thiếu vitamin B12 thường gặp ở những người ăn chay, giảm tiết axit dạ dày, viêm teo dạ dày miễn dịch, phẫu thuật cắt dạ dày hoặc nối vị tràng, viêm ruột, rối loạn mật - tụy...
Hậu quả của thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới thiếu máu hồng cầu to, đau lưỡi, chán ăn, đầy hơi, táo bón, và đặc biệt là tổn thương thần kinh gây giảm cảm giác và phản xạ các chi, mất điều hòa, giảm hoặc mất trí nhớ, hoang tưởng. Vitamin B12 tan trong nước và được đào thải chủ yếu qua nước tiểu. Thừa vitamin B12 không gây độc tính cho cơ thể.
Tuy nhiên, những năm gần đây, có một số nghiên cứu đã quan sát thấy mối liên quan giữa ung thư và vitamin B12 khiến nhiều người còn băn khoăn về việc sử dụng vitamin này.
Cụ thể, nồng độ vitamin B12 ở trong máu có liên quan đến nguy cơ phát triển một số loại ung thư.
Trong đó, nghiên cứu trên hơn 5.364 bệnh nhân ung thư phổi và 5.364 bệnh nhân đối chứng cho thấy nồng độ vitamin B12 cao trong máu có nguy cơ ung thư phổi cao gấp 1,15 lần. Trong khi đó, nồng độ vitamin B12 trong máu thấp lại có thể làm tăng nguy cơ một số loại ung thư như: ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin B12 quá mức để phòng nguy cơ ung thư lại không được khuyến khích do nó cũng có thể làm tăng nguy cơ một số ung thư. Phân tích kết quả trên những đối tượng bổ sung vitamin B12 lâu dài với liều lượng lớn (trên 55 microgram/ngày) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi gấp 2 lần ở nam giới, đặc biệt ở nam giới hút thuốc thì nguy cơ tăng cao hơn nữa nếu bổ sung trên 10 năm.
Trên thực tế lâm sàng, vitamin B12 vẫn được bác sĩ chỉ định bổ sung ở những người bị thiếu hụt dựa trên các xét nghiệm. Một số phác đồ điều trị ung thư phổi còn bổ sung vitamin B12 cùng một số chất khác để giảm thiểu độc tính với tế bào máu (như hạ bạch cầu, tiểu cầu) trong quá trình điều trị.
Như vậy, vitamin B12 rất cần thiết với cơ thể và nên được cung cấp với liều lượng phù hợp, ưu tiên từ thực phẩm, không nên bổ sung với liều lượng lớn với thời gian kéo dài, và khi bổ sung vitamin thì nên có hướng dẫn của bác sĩ.
Người bệnh suy thận sau 7 ngày bỏ thuốc tiểu đường Bà N.T.M.T, 61 tuổi, ở TP.HCM nhập viện cấp cứu trong tình trạng nôn ói liên tục, suy giảm chức năng thận, hạ natri máu, viêm ruột. Cách đây một năm, bà T. phát hiện bệnh đái tháo đường và điều trị đều đặn tại bệnh viện gần nhà. Gần đây, bà tự ngưng thuốc bác sĩ kê toa, tìm đến các bài...