Lên phố Hòe Nhai ăn bít tết ngày trở lạnh
Chọn một cái bàn nhỏ trong một quán ăn nho nhỏ, trong con phố Hòe Nhai (Ha Nôi) ngăn ngắn, nhỏ xíu, nêm nếm cái nóng hổi thơm lừng của món bò bít tết…, tôi gọi đó là hạnh phúc mùa thu.
Thịt bò, pa tê, khoai tây chiên hấp dẫn trong chiếc chảo gang đen bóng – Ảnh: Như Minh
Bạn đưa tôi đến quán thi đã kín hết bàn ghế cả vỉa hè và trong nhà. Một đôi bạn trẻ bước ra, để lại một cái bàn phía góc phòng. Cả hai mừng rỡ ngồi xuống. Bạn noi quán này bao giờ cũng đông, thinh thoảng ăn trong cái đông đông, chật chật một chút lại thây ấm.
Chúng tôi gọi hai phần bò bít tết, thêm hai côc sữa đậu nành nóng. Bạn gọi thêm cả nước xốt: “Phải gọi ngay từ đầu. Nếu không chưa biết bao giờ được phục vụ tiếp”. Bi quyêt của khách quen chăng?
Hai cái chảo gang đen bóng được mang ra. Bạn chưa vội mở nắp nhôm ra ngay vì nói để phần trứng gà được chín kỹ hơn một chút. Mui thơm vẫn len qua chiếc chảo gang thách thức hai cái dạ dày đang đói mềm.
Những miếng thịt bò cắt mỏng vừa ăn, một phần patê vàng đều hai mặt, một quả trứng gà ốp la, những lát khoai tây chiên vàng ruộm, tất cả được chan đẫm trong một thứ nước xốt đậm đà.
Video đang HOT
Dưa chuột (dưa leo) gọi thêm cho món ăn – Ảnh: Như Minh
Món ăn lạ miệng cho ngày trở lạnh – Ảnh: Như Minh
Phần thịt bò, patê nóng hổi thi thoảng vẫn xèo xèo trong chiếc chảo gang. Bạn giục tôi ăn mau vì món ăn chẳng còn gì thú vị nếu nguội ngắt. Bánh mì được bẻ nhỏ chấm cùng nước xốt. Tôi thích thêm hương vị đậm đà nên rưới thêm chút nước tương, tương ớt vào miếng thịt bò.
Lát dưa chuột được gọi ăn kèm cho món ăn thêm vị là lạ. Thịt bò mềm, thơm, khoai tây giòn, patê ngậy, tất cả hòa trong vị đậm đà, ngọt, mặn rất hài hòa của nước xốt.
Cả một con phố Hòe Nhai san sát những cửa hàng treo biển bò bít tết. Bạn chỉ tin tưởng quán số 6, cái tên cũng rất hợp với mùa Hà Nội: Thu Cúc. Quán nhỏ. Phố nhỏ. Thực khách sẵn sàng ngồi ngoài vỉa hè, chờ đợi để có ghế để được vào nếm thử món ăn trên phố bít tết Hà Nội. Cũng có phần vì món ăn giá dễ chịu, khoảng 60.000 đồng/phần.
Riêng tôi, cảm giác thấy ngon khi được ăn một món ăn, không nằm trong những dư âm mà thực phẩm, gia vị đem lại. Món ăn gọi là ngon khi ta được ăn trong một thời tiết “ngon”, chỗ ngồi “ngon”…
Bít tết Hòe Nhai đang nườm nượp khach mỗi tối khi trời ngày càng lạnh hơn. Bơi ai cung thich đi tìm cái ấm, nóng của bữa tối nhẹ nhàng trong thời tiết đẹp mê mẩn ngoài kia.
Có thể bạn chẳng thích đồ ăn kiểu Tây với dao, nĩa, bánh mì, thịt bò. Bạn cũng chẳng thích phải chen chúc trong những cái bàn nhỏ xíu của một quán ăn trên con phố cổ. Nhưng, mùa thu mà. Thời tiết khiến ta mềm lòng. Va thi thoảng “đổi gió” với một món ăn lạ cũng làm cuộc đời thú vị hơn nhiều lắm…
Theo Tapchiamthuc
Chim quay, bít tết gia truyền ở 'phố Tây' Tạ Hiện
Chim quay với lớp da giòn, cháy cạnh mà thịt vẫn mềm, tươi và bít tết tẩm ướp đậm đà là hai đặc sản lâu đời nức tiếng khu phố nhỏ.
Khoảng hơn 15 năm trước, phố Tạ Hiện (Hà Nội) chưa phát triển nhiều quán xá như bây giờ nhưng đã có một số hàng ăn đặc sản nổi tiếng và trong đó phải kể đến quán chim quay gia truyền Thịnh Vượng vẫn duy trì cho đến ngày nay.
Nằm lọt thỏm giữa những hàng quán vỉa hè đông đúc như chim cút nướng, pho mai que hay nem chua, bia hơi, quán như một nốt trầm đặc biệt trong bức tranh ẩm thực đa dạng ở con phố nhỏ được mệnh danh là "ngã tư quốc tế" này. Không bình dân như những quán vỉa hè xung quanh nhưng cũng chẳng phải nhà hàng sang trọng, đẹp đẽ, quán bài trí đơn giản, giữ nguyên thiết kế của một ngôi nhà cổ khiến thực khách khi bước vào có cảm giác khá ấm cúng, gần gũi như nhà ở chứ không giống quán ăn. Và rất nhiều người tìm đến đây để thưởng thức hai món chim bồ câu quay và bít tết.
Chim bồ câu quay là đặc sản của quán từ lâu đời.
Chim quay được bán ở nhiều quán ăn khắp phố phường Hà Nội nhưng có hương vị ngon nhất và để trở thành "thương hiệu" thì chỉ có quán ở Hàng Buồm và trong khu phố Tạ Hiện này. Một con chim quay ở đây có giá 100.000 đồng, to vừa phải và chắc thịt. Đĩa chim quay khi vừa được mang ra còn nóng hổi và thơm nức mũi khiến thực khách phải nuốt nước miếng vì thèm. Lớp da bên ngoài được quay giòn, màu cháy cạnh đẹp mắt mà phần thịt bên trong thì vẫn mềm, ướt tươi và ngọt thơm các loại gia vị tẩm ướp. Vừa ăn, vừa gặm và chấm với muối ớt chanh thì thích thú không còn gì bằng.
Để có được đĩa chim quay thơm ngon đúng vị, quán phải rất kỹ lưỡng trong khâu chọn nguyên liệu và chế biến. Chim bồ câu phải chọn loại không được non cũng không được già vì khi đó thịt chim mới mềm và ngọt. Khi chế biến, chim phải được làm sạch, để ráo, tẩm ướp, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi chiên trong chảo ngập mỡ đến khi có màu chín vàng.
Một đĩa bít tết chỉ gồm thịt bò, khoai tây chiên và hành tây.
Chim quay thơm ngon nức tiếng là vậy, còn món bít tết của quán cũng được thực khách truyền tai nhau nhiều không kém. Không đa dạng như các hàng khác, đĩa bít tết ở đây chỉ gồm miếng thịt bò lớn bằng hai bàn tay được cắt miếng nhỏ sẵn, khoai tây chiên vàng và một ít hành tây cắt sợi rải lên trên.
Miếng bít tết được tẩm ướp khá thơm và đậm đà nhưng thịt hơi dai, chưa có độ mềm đạt "chuẩn". Thêm nữa là bít tết của quán không có thứ nước sốt sền sệt rưới lên như ở nhiều nơi khác nên khi ăn cùng bánh mỳ khá khô. Mặc dù chỉ có thịt và khoai nhưng một đĩa bít tết được làm đầy đặn, ăn hết một suất là thực khách đủ cảm thấy no nê. So với nhiều quán khác ở Hà Nội thì món bít tết ở đây không thực sự xuất sắc mà giá lại khá "chát", 130.000 đồng/suất. Nhưng món salad lại là một điểm cộng vì được trộn vừa miệng, ăn rất thanh mát và giúp các món ăn bớt ngán đi nhiều.
Món salad ăn kèm giúp đưa đẩy món ăn hơn nhiều.
Ngoài chim bồ câu quay và bít tết nổi tiếng, thực đơn của quán còn nhiều món ăn đa dạng được ghi bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung để phục vụ du khách nước ngoài nhưng trên đó lại không hề ghi giá của các món. Quán đông khách nhất vào tầm chiều tối và phần lớn là những nhóm gia đình tới đây để thưởng thức.
Địa chỉ quán ở số 13 Tạ Hiện, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo Tapchiamthuc
Bít tết Lục Nguyên: Món Tây theo kiểu Hoa Bít tết, cái tên thân thuộc chỉ nghe qua thôi cũng đã nghĩ đến món bò khoái khẩu mà người Sài Gòn ai cũng ít nhất một lần thử qua. Chữ "bít tết" có lẽ là cách phát âm trại ra từ chữ "beefsteak" (tiếng Anh) hoặc "bifteck" (tiếng Pháp). Tôi nghiên về giả thiết thứ hai nhiều hơn, vì người Pháp trong...