Lên miền rừng dựng cơ nghiệp
Lão nông Đào Đức Thân là một trong những điển hình trong khơi dậy tiềm năng đất đồi, làm kinh tế giỏi ở xã Thành Tâm, huyện miền núi Thạch Thành.
Tuy một thân một mình, nhưng ý chí vượt khó và bản tính chuyên cần đã giúp người đàn ông sinh năm 1956 có cả một cơ nghiệp nhiều tỷ đồng khiến nhiều người địa phương phải trầm trồ ngưỡng mộ.
Vườn ổi của ông Đào Đức Thân, thôn Thanh Lý, xã Thành Tâm (Thạch Thành).
Mang trong mình tố chất người lính Cụ Hồ, ông chủ vườn đồi rất nhiệt tình và hồ hởi ngay từ lần gặp đầu tiên. Hái những trái ổi lúc lỉu ở trang trại ven đường đi mời chúng tôi, ông thật thà: Các anh cứ yên tâm, ổi tôi trồng hoàn toàn không phun thuốc bảo vệ thực vật hay kích thích gì, đến bón phân cũng phải lựa chọn phân hữu cơ, hoàn toàn theo quy trình sản xuất sạch. Tôi đã canh tác nhiều năm, đã trở thành “thương hiệu” nên sản phẩm thu hoạch luôn được người tiêu dùng lựa chọn trước.
Thăm 2 vườn ổi phía chân đồi với tổng diện tích 2 ha, chúng tôi mới thấy sự nỗ lực lớn lao của ông Thân. Được trồng từ năm 2016, hàng nghìn gốc ổi đã to bằng cổ chân người lớn, được tỉa cành, cắt lá gọn ghẽ. Sau nhiều năm trồng giống ổi lê Đài Loan này, ông đã đúc rút được những kinh nghiệm để cây ra nhiều quả, chất lượng tốt. Theo ông, khi cây ổi cao ngang ngực, phải cắt ngọn không cho phát triển chiều cao, “bắt” cây ra nhiều cành thì mới nhiều quả. Cành lá cũng không để rậm rạp, vì chúng sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng khiến quả không to. Quả đúng như lời ông Thân, hàng nghìn cây ổi ở đây đều chi chít quả, quả mọc ra từ thân, từ cành khá nhiều mà vẫn to như nắm tay, thậm chí gần bằng bát ăn cơm. Là giống ổi ghép có quả ngay từ năm đầu, sau 5 năm, đây cũng chính là giai đoạn vườn ổi của ông cho năng suất cao nhất với khoảng 30 tấn quả mỗi năm.
Video đang HOT
Tiếp tục chỉ tay về phía xa, người cựu chiến binh giới thiệu với chúng tôi khu trồng dứa 5 ha chạy dài tít tắp trên triền đồi dốc. Theo ông, trước đây đó là đất trồng mía nhưng nhiều năm gần đây, cây mía cho hiệu quả không cao nên ông đã thử nghiệm rồi chuyển đổi hẳn sang trồng dứa. Để giảm sức người và nâng cao năng suất lao động, các khâu canh tác dứa cũng như làm đất đều được cơ giới hóa. Vào cuối mỗi vụ, khoảng trên dưới 200 tấn dứa quả trên vùng đồi bát úp đều được các thương lái đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương… Thời vụ thu hoạch ổi hoặc dứa, có khi ông thuê tới 100 công lao động mỗi tháng.
Ngoài 2 cây trồng chính nói trên, ông Thân còn có 500 cây mít Thái, kết hợp chăn nuôi gà trên vùng cây ăn quả rộng ngút ngàn. Các loại cây đã vào thời kỳ thu hoạch rộ, tổng doanh thu từ khu đồi ông Thân mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng. Gần nhất là năm 2020 vừa qua, sau khi trừ mọi chi phí, ông thu lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng. Cứ lấy ngắn nuôi dài, đến nay ông Đào Đức Thân đã đầu tư khoảng 8 tỷ đồng cho xây dựng hạ tầng, làm đường, cải tạo vườn đồi. Khu đồi đã khẳng định được sự thành công, tuy ông không có ý định bán nhưng nhiều người địa phương định giá nhiều tỷ đồng.
Chia sẻ câu chuyện lập nghiệp của mình trong căn nhà nhỏ giữa vườn, khuôn mặt ông gợi chút thoáng buồn. Thành công là vậy, nhưng những gia đình khác còn có vợ con đồng hành, riêng ông một mình bươn chải. Chỉ có ý chí mới có thể giúp người đàn ông quê thị trấn Thiệu Hóa này vượt qua những thử thách trên vùng đất mới. Chuyện là hơn 3 chục năm trước, sau khi xuất ngũ về quê hương Thiệu Hóa, quanh quẩn mãi với nhiều nghề nhưng cái nghèo vẫn đeo đẳng mãi. Thấy vợ con túng thiếu, ông Thân không đành ngồi im cam chịu. Ông nghĩ phải có đất đai rộng lớn để đột phá làm ăn quy mô lớn. Khi còn đóng quân tại huyện Thạch Thành, thấy vùng đồi Thành Tâm khá màu mỡ mà chưa được khơi dậy, nên quyết tâm trở lại vùng đất mình từng gắn bó những năm trước.
Khi ấy là đầu những năm 90 của thế kỷ trước, vùng đồi ở đây với đa phần cây dại mọc kín lối. Thuộc đất 5% của địa phương, ông đã xin đấu thầu lại một khu đồi thuộc thôn Thanh Lý của xã Thành Tâm để khai hoang, cải tạo. Buồn nỗi, vợ con ông không muốn rời quê, lại càng không có ý định lên tận miền núi để định cư. Phân tâm mãi, dù thương gia đình nhưng ông Thân quyết tâm một mình lập nghiệp, rồi thỉnh thoảng đạp xe hàng chục cây số về thăm nhà. Hết đào rồi cuốc, rồi phát quang cây bụi để trồng cây mới, có khi người ta nghỉ, ông vẫn còn cặm cụi. Những khoảng đồi hoang dại dần được cải tạo thành những vùng trồng cây phì nhiêu. Ban đầu trồng mía, rồi lấy lợi nhuận vụ trước tái đầu tư cho vụ sau. Nhiều khi cần vay vốn ngân hàng, nhưng không phải dân gốc nên không có sổ hộ khẩu cũng như các điều kiện vay vốn. Có chút chạnh lòng, nhưng ông không nản chí. Chạy vạy vay mượn, ông dần gây dựng một vùng đồi trù phú. Khi thấy cây dứa cho lợi nhuận cao hơn cây mía, ông chuyển hẳn sang chuyên canh cây ăn quả hàng năm này. Cóp nhặt những cơ hội, ông gặt hái thành công. Nhiều khi nhìn lại những năm phấn đấu đã qua, ông không nghĩ sức mình lại “phi thường” đến vậy.
Đến nay, con cái đã học hành và thoát ly, nhiều người khuyên ông nên về quê dưỡng già, nhưng ông đã coi vùng đồi Thạch Thành này là quê hương thứ 2. “Mồ hôi nước mắt, rồi công sức cả một đời mới kết tinh thành cơ nghiệp, nay khó lòng buông bỏ” – ông Thân trải lòng. Ở tuổi lục tuần, người đàn ông cao lớn quắc thước này vẫn còn khỏe mạnh hơn so với tuổi. Và, ông vẫn quyết tâm một mình lao động, gắn bó máu thịt với vùng quê thứ 2, chừng nào không còn sức lực. Điều mong muốn duy nhất của ông lúc này là sức khỏe và địa phương bảo đảm việc thuê đất lâu dài để tiếp tục phát triển kinh tế trang trại.
Quyết tâm phục hồi tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới, sáng tạo
Chiều 22-4, Hội nghị trực tuyến cán bộ chủ chốt học tập, nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền 10 chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 do Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức tiếp tục chương trình với phần thông tin của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh về 3 chương trình công tác số 02-CTr/TU, 05-CTr/TU và 09-CTr/TU.
Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và các đại biểu dự hội nghị chiều 22-4.
Tham dự hội nghị có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Trưởng các ban Đảng Thành ủy; Phó Chủ tịch HĐND, UBND thành phố; Thành ủy viên; lãnh đạo cấp ủy các quận, huyện, thị xã, đảng bộ trực thuộc Thành ủy, đảng bộ xã, phường, thị trấn; các báo cáo viên thành phố... Hội nghị được kết nối tới 611 điểm cầu với tổng số hơn 35.000 cán bộ các cấp tham dự.
5 mục tiêu cụ thể, 11 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế
Mở đầu, thông tin về Chương trình số 02-CTr/TU về "Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025", Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh cho biết, chương trình được xây dựng trên cơ sở bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết, chủ trương, chính sách lớn của Trung ương về phát triển kinh tế, huy động nguồn lực, cơ cấu lại nền kinh tế, khoa học - công nghệ, phát triển bền vững; các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Thành ủy, những định hướng lớn để phát triển Thủ đô theo 9 thông báo kết quả làm việc giữa Thường trực Thành ủy với các bộ, ngành trung ương trong năm 2020.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh thông tin vềChương trình số 02-CTr/TU.
Chương trình có kết cấu 3 phần, gồm: Đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2015-2020; mục tiêu, chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2021-2025; tổ chức thực hiện. Ngoài ra còn có 6 phụ lục, 1 biểu danh mục các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chương trình.
Bên cạnh mục tiêu tổng quát, chương trình đặt ra 5 mục tiêu cụ thể, 11 chỉ tiêu chủ yếu. Đáng chú ý, thành phố quyết tâm kiểm soát dịch Covid-19 và thực hiện có hiệu quả "nhiệm vụ kép"; phục hồi tăng trưởng kinh tế với các giải pháp đồng bộ gắn với đổi mới, sáng tạo, tận dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế; xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách để tạo bước đột phá về phát triển kinh tế; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế.
EVN Hà Nội xây các 'kịch bản' cấp điện mùa nắng nóng Trong cao điểm mùa nắng nóng năm nay, dự kiến phụ tải trên địa bàn Thủ đô tăng trung bình từ 7-9%, thậm chí có thể tăng từ 12-15% trong những ngày nắng nóng cực đoan. EVN HANOI tăng cường trực bảo đảm cung ứng điện trong cao điểm mùa nắng nóng. Ảnh: VGP Theo nhận định của Tổng Công ty Điện lực...