Lên kịch bản ứng phó tình huống vỡ đập Sông Tranh 2
Ngày 6/3, UBND tỉnh Quảng Nam cùng lãnh đạo Công ty thủy điện Sông Tranh và Công ty CP tư vấn xây dựng điện 1 xây dựng kịch bản và các phương án điển hình để giảm nhẹ thiên tai vùng hạ du công trình thủy điện Sông Tranh.
Các vấn đề đặt ra là hồ chứa nước thủy điện Sông Tranh 2 có phải là “quả bom nước” khổng lồ hay không, nếu đập thủy điện Sông Tranh 2 bị sự cố trong mùa mưa bão thì có nhấn chìm tỉnh Quảng Nam trong biển nước hay không và giải quyết vấn đề này như thế nào? Đây là vấn đề mà lãnh đạo cũng như nhân dân tỉnh Quảng Nam rất quan tâm.
Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu 2 công ty trên lựa chọn một số kịch bản điển hình để xây dựng phương án giảm nhẹ thiên tai vùng hạ du công trình thủy điện Sông Tranh trong thời gian đến.
Theo các chuyên gia, đập thủy điện Sông Tranh 2 khó có khả năng vỡ do được thi công theo phương pháp bê tông đầm lăn
Hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 sau khi gặp sự cố rò rỉ nước ở thân đập đã tạm thời khắc phục, sau đó lại xảy ra động đất thường xuyên ở khu vực xung quanh đập, nên việc đảm bảo an toàn cho hồ chứa luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu, nhằm bảo vệ tài sản cũng như tính mạng của người dân vùng hạ du.
Do tình hình biến đổi khí hậu trong những năm gần đây, cộng với lũ lớn thường xuyên xảy ra nên việc nghiên cứu hệ thống hồ chứa trên sông Tranh trong điều kiện bất lợi về mưa lũ là hết sức cần thiết nhằm phòng ngừa và đề xuất những biện pháp diễn tập ứng phó nếu sự cố xảy ra.
Công ty thủy điện Sông Tranh đã đưa ra 10 kịch bản cho trường hợp có thể xảy ra vỡ đập, 6 kịch bản tính toán với dòng chảy tự nhiên khi không có hồ Sông Tranh 2, tương ứng với các mức đỉnh lũ qua các năm; xem xét ảnh hưởng của yếu tố thời gian vỡ đập và đã tính toán 20 kịch bản thời gian vỡ đập tương ứng với các tình huống. Ngoài ra còn xây dựng 6 kịch bản tính toán với dòng chảy tự nhiên khi không có hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2.
Video đang HOT
Diễn tập ứng phó động đất tại thủy điện Sông Tranh 2 vào tháng 8/2013
Với các kịch bản, phương án đã tính toán, các chuyên gia trong và ngoài nước đã chọn phương án 7 là vỡ đập đất. Đây là kịch bản có tiềm năng dễ xảy ra hơn so với các kịch bản khác đã tính toán, do đập đất có nguy cơ vỡ cao hơn so với đập bê tông đầm lăn trong các trường hợp xảy ra các trận lũ đặc biệt lớn.
Để xây dựng kịch bản ứng phó khi có sự cố, từ tháng 7/2012, Công ty thủy điện Sông Tranh đã phối hợp với Công ty CP tư vấn xây dựng điện 1 tiến hành thu thập số liệu thủy văn, khảo sát địa hình để triển khai thực hiện tính toán xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du ứng với các tình huống vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2.
Đây là cơ sở để tính toán xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du trong trường hợp xả lũ khẩn cấp và các tình huống vỡ đập đạt kết quả cao nhất, Công ty CP tư vấn xây dựng điện 1 đã thuê hai chuyên gia nước ngoài chuyên ngành về vấn đề này để cùng tính toán với các chuyên gia Việt Nam.
Với các tài liệu đã thu thập được và sử dụng các phần mềm tính toán tiên tiến của các nước phát triển cũng như các ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước, đến nay Công ty CP tư vấn xây dựng điện 1 đã xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du với các tình huống vỡ đập, báo cáo tính toán xả lũ và bản đồ ngập lụt hạ du theo sáu tầng suất để trình cơ quan chức năng.
Sau khi nghe y kiên cua cac cơ quan chuyên môn và Công ty thủy điện Sông Tranh 2, lanh đao tinh Quang Nam yêu cầu bổ sung phương án xả lũ khẩn cấp; cập nhật thêm thông tin cho lưới bản đồ ngập lụt để có phương án phù hợp và tính toán hệ thống cảnh báo.
Vấn đề dư luận quan tâm nhất là thủy điện Sông Tranh 2 có phải là “quả bom nước” và khả năng xảy ra lũ kép hay không khi xảy ra sự cố vỡ đập? Theo các chuyên gia thì điều này khó xảy ra vì trong khoảng thời gian từ 5-6h thì nước từ thủy điện Sông Tranh 2 mới đến hạ du.
Công Bính
Theo Dantri
Loại khỏi quy hoạch hơn 400 dự án thủy điện nhỏ
6 dự án thủy điện (DATĐ) bậc thang và 418 DATĐ nhỏ có tác động tiêu cực đến môi trường xã hội đã bị loại bỏ khỏi quy hoạch chung
Thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ (Ảnh: Bắc Bằng, Báo Tuổi trẻ)
Các dự án tác động tiêu cực bị loại
Theo báo cáo "Kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các DATĐ và vận hành khai thác các công trình thủy điện" của Chính phủ đọc trước Quốc hội hôm nay (30-10), tính đến tháng 9-2013 đã loại khỏi quy hoạch 6 DATĐ bậc thang (395 MW) và 418 DATĐ nhỏ (1.174,49 MW) do tác động tiêu cực lớn đối với môi trường xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng quy hoạch/dự án ưu tiên khác.
Đồng thời, không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện. Tạm dừng, chỉ đầu tư xây dựng sau năm 2015 nếu đảm bảo hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường xã hội, điều kiện thực hiện thuận lợi...đối với 4 DATĐ bậc thang và 132 DATĐ nhỏ. Các dự án cần tiếp tục rà soát đánh giá: gồm 149 DATĐ nhỏ và 9 DATĐ bậc thang.
Sau khi loại bỏ các DATĐ nêu trên, cả nước hiện còn lại 815 DATĐ. Trong đó, đã vận hành phát điện 268 dự án; đang thi công xây dựng 205 dự án, dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017.
Về DATĐ Đồng Nai 6 và 6A, sau khi có báo cáo của Bộ TN&MT, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo bằng văn bản, thực hiện chỉ đạo Bộ Công Thương đã loại hai DATĐ này khỏi qui hoạch.
Về việc này, Ủy ban KHCN&MT Quốc hội cho rằng, trong thời gian qua, DATĐ Đồng Nai 6 và 6A đã nhận được sự quan tâm của nhiều vị ĐBQH và dư luận xã hội. Hai dự án này đã được loại khỏi quy hoạch mặc dù trước đó đã nhiều lần đưa vào quy hoạch. Vì thế, báo cáo của Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc để hạn chế thất thoát và lãng phí cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.
Chưa cho tích nước DATĐ Sông Tranh 2
Về sự cố thấm nước và động đất ở DATĐ Sông Tranh 2, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận nguyên nhân để xảy ra thấm nước là trong xây dựng có sơ xuất. Chính phủ đã yêu cầu EVN nghiêm túc rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, đồng thời có giải pháp xử lý tổng thể giảm lưu lượng thấm về mức tối thiểu, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, EVN đã phối hợp với các đơn vị có kinh nghiệm trong và ngoài nước lập phương án và thực hiện xử lý chống thấm tổng thể từ tháng 6/2012. Tại thời điểm kết thúc, lưu lượng thấm chỉ còn 3,23 lít/giây ứng với mực nước hồ chứa ở cao độ 144m và lưu lượng này hầy như không thay đổi. Đến ngày 16/10/2013, khi mực nước hồ chứa dâng lên do lũ đến cao độ 159,03m thì lưu lượng thấm cũng chỉ là 7,19 lít/giây, thấp hơn so với yêu cầu thiết kế là 12,5 lít/giây. Thủ tướng đánh giá phương án xử lý chống thấm là thành công.
Về sự cố động đất kích thích tại công trình thủy điện Sông Tranh 2, mặc dù không gây mất an toàn cho công trình nhưng đã ảnh hưởng đến đời sống người dân, Chính phủ rất chia sẻ với lo lắng của người dân và đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao. Đến nay, các bộ và cơ quan chức năng, các chuyên gia chuyên ngành có trách nhiệm trong nước và các công ty tư vấn độc lập chuyên ngành hàng đầu của Nhật Bản, Thụy Sĩ đều đánh giá đập Sông Tranh 2 đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, Chính phủ đã yêu cầu chưa được tích nước phát điện để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ thêm về động đất, đồng thời thuê các chuyên gia tư vấn hàng đầu quốc tế của Nga, Nhật Bản, Ấn Độ khảo sát, đánh giá về động đất kích thích liên quan tới an toàn của đập, công bố công khai đầy đủ thông tin cho nhân dân và hướng dẫn nhân dân ứng phó với động đất kích thích; rà soát, bổ sung việc chi trả đền bù hỗ trợ đối với hộ dân có nhà bị hư hỏng do động đất.
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cũng đã ký hợp đồng với đơn vị tư vấn Nhật Bản OYO để nghiên cứu, đánh giá tác động của động đất tại dự án này. Hiện OYO đang hoàn thiện báo cáo. Bộ Công thương cũng chỉ đạo và EVN thực hiện nghiêm túc việc duy trì mở hoàn toàn các cửa van đập tràn và xả nước để hạ thấp tối đa mực nước hồ chứa Sông Tranh 2.
An Huy
"Tỷ lệ 1/3 dự án bị loại nói lên chất lượng quy hoạch thủy điện!" "Kết quả loại bỏ hơn 400 dự án thủy điện khỏi quy hoạch thể hiện sự tích cực của cơ quan chức năng. Tỷ lệ đến 34% dự án bị loại nói lên phần nào chất lượng quy hoạch thủy điện" - Phó Chủ nhiệm UB KH,CN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy bình luận. Vấn đề quy hoạch, xây dựng thủy điện...