Lên đỉnh Putaleng Lai Châu: Cao đến độ liếc mắt thấy Phan Xi Păng
Nằm ở độ cao 3.096m, đỉnh Pu Ta Leng được biết đến như là “ nóc nhà thứ hai của Đông Dương” với núi hiểm trở, rừng nguyên sinh huyền bí…
đỉnh Pu Ta Leng
Đỉnh Pu Ta Leng (Phu Ta Leng) đọc theo tiếng người dân tộc Dao sinh sống ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, là Pú Tả Lèng, theo đó từ “Pú” mang nghĩa là “núi”.
Chinh phục Pu Ta Leng mất từ 3-4 ngày, nếu muốn dừng chân kết hợp cắm trại giữa đường đi và nghỉ ngơi nhiều sẽ mất khoảng từ 5-6 ngày để đi xuyên qua các khu rừng nguyên sinh, vượt qua các sườn núi với rất nhiều thác ghềnh…
Ở khoảng 700-1000m đầu tiên, đường lên không quá nhiều hiểm trở, ít các đoạn ngoặt và lởm chởm của vách núi, tuy nhiên cây rừng mọc rậm rạp chắn hầu hết các đường đi.
Từ độ cao 1500m trở lên, hoa đỗ quyên đủ màu nở ngập khắp Pu Ta Những vạt đỗ quyên hồng và tím len lỏi khắp đường đi, cánh hoa rụng vương đầy đường đi.
Video đang HOT
Từ độ cao 2.500m so với mực nước biển là rừng chè cổ thụ nguyên sinh hàng trăm năm tuổi. Chè cổ thụ là một loại chè đặc sản, quý hiếm, thường được người dân địa phương gọi là chè Tuyết Shan Pu Ta Leng.
Ở cao 2.900m, Pu Ta Leng chuẩn là chốn “tiên cảnh”, được gọi tên là “Vườn cổ tích Pu Ta Leng” với rừng Đỗ Quyên cổ thụ nhiều sắc màu khác nhau như hồng, đỏ, trắng…
Pu Ta Leng được mệnh danh là “Thủ phủ” hoa Đỗ Quyên của Tây Bắc với nhiều cây cao to, xòe tán sum suê và ra hoa đẹp rực rỡ cả một vùng núi rừng.
Lên được tới độ cao 3049m, nhiệt độ xuống thấp, trời trở lạnh, không khí loãng cùng chặng đường dài gian nan dễ khiến bạn lả đi vi mệt.
Tuy nhiên, sau phút nghỉ ngơi lấy sức, bạn sẽ được hòa mình vào biển mây trắng bồng bềnh trên nền trời xanh đầy nắng. Từ đây có thể thấy ngọn núi cao khác như: Bạch Mộc Nương Tử, Ngũ Chỉ Sơn, thậm chí vào những ngày thời tiết đẹp, có thể nhìn thấy cả đỉnh Phan Xi Păng…
Lấy ý tưởng từ đỉnh Pu Ta Leng, tỉnh Lai Châu đã tổ chức nhiều giải dù lượn trong nước và quốc tế với các chủ đề khác nhau, trong đó có chủ đề “Bay lên đỉnh Pu Ta Leng”
Cùng với Pu Ta Leng, Lai Châu còn sở hữu thêm 5 đỉnh núi khác trong Top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Theo thứ tự sẽ là Pu Si Lung (3.083m), Pu Ta Leng (3.049m), Bạch Mộc Lương Tử (3.045m), Khang Su Văn (3.012m), Tả Liên (2.993m), Bạch Mộc Lương (2.976m)
Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ của Nóc nhà Đông Dương
Bình minh trên Nóc nhà Đông Dương đẹp đến ngỡ ngàng, với mây núi trùng điệp và rực sáng dưới ánh mặt trời.
Phan Xi Păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là ngọn núi cao nhất trong các nước Đông Dương. Vì thế, nó được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương".
Đỉnh Phan Xi Păng đến nay vẫn là một thử thách đối với các nhà leo núi muốn khám phá sự hùng vĩ của thiên nhiên.
Phan Xi Păng cũng là một điểm đến của du lịch khám phá của Việt Nam, không chỉ với du khách trong nước mà còn cả du khách nước ngoài.
Trước kia từ Sa Pa lên đỉnh Phan Xi Păng và quay trở về mất khoảng chừng 5-6 ngày. Hiện nay thời gian tổng cộng của chuyến leo núi chỉ còn 3 ngày, thậm chí 2 ngày hoặc với những người thành thạo và sức khỏe tốt thì có thể thực hiện trong một ngày.
Ánh bình minh rực rỡ trên từng mỏm đá, lá cây của đỉnh Phan Xi Păng.
Dù nhìn gần hay nhìn xa thì những đám mây luôn ôm lấy đỉnh núi.
Núi bồng bềnh trong biển sương tạo nên cảnh quan kỳ ảo vô cùng.
Bia ghi kỷ lục "Nóc nhà Đông Dương"
Chớm Đông trên đỉnh Fansipan Fansipan, nóc nhà Đông Dương, với độ cao 3.147 mét luôn là khát vọng của mọi người mong một ngày được đến. Trên đỉnh Fansipan. Fansipan mùa nào cũng thú vị nhưng có lẽ những ngày chớm Đông này nó lại mang đến cảm giác bồng bềnh nhất đối với những người thích chinh phục đỉnh cao. Lên đến đỉnh Fansipan giờ đây...