Lee Nguyễn kể chuyện ăn cắp vặt ở Việt Nam
Ngày hôm qua, trang web chính thức của giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) có đăng tải lại phát biểu của Lee Nguyễn, kể về nạn ăn cắp vặt ở Việt Nam. Đó thực sự vẫn là nỗi kinh hoàng với cầu thủ gốc Việt này.
Mới đây, trong cuộc phỏng vấn trên tờ American Soccer Now, Lee Nguyễn đã cho rằng quãng thời gian chơi bóng ở quê nhà Việt Nam đã mang lại cho anh trải nghiệm thú vị và giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp của cầu thủ này.
Tuy nhiên, điều khiến Lee Nguyễn cảm thấy “ác mộng” khi trở về thi đấu ở quê hương, đó chính là nạn ăn cắp vặt. Ngày hôm qua, trang web chính thức của giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) có đăng tải lại phát biểu của Lee Nguyễn, đề cập tới nỗi kinh hoàng nạn về nạn ăn cắp vặt ở Việt Nam.
Lee Nguyễn nhớ lại: “Khi tôi rời khỏi trận đấu, các CĐV bao vây kín lấy tôi. Họ cố kéo áo của tôi lại. Sau đó, chiếc bảo vệ ống đồng của tôi đã bị lấy cắp. Một trong những đứa trẻ đã tới, lấy đi túi đựng giày của tôi. Thời điểm đó, tôi chỉ muốn chạy thật nhanh lên xe buýt của CLB.
Tôi nghĩ rằng mọi chuyện xảy ra trong 6-7 phút gì đó. Sau đó, các nhân viên bảo vệ cũng tới phía tôi, vòng tay qua phía tôi, ngăn chặn đám đông quá khích”.
Sau khi rời khỏi V-League, Lee Nguyễn đã tỏa sáng rực rỡ trong màu áo New England. Anh đang chờ đợi cơ hội được trở lại khoác áo ĐTQG Mỹ từ HLV Jurgen Klinsmann.
Theo TTVN
Video đang HOT
Những VĐV gốc Việt tỏa sáng nơi đất khách
Không chỉ Lee Nguyễn ở môn bóng đá, trên thế giới còn nhiều vận động viên nổi danh mang trong mình dòng máu Việt.
Tiền vệ Việt kiều Lee Nguyễn đang thi đấu chói sáng tại giải MLS 2014. Ảnh: Revs.
Vài tuần qua Lee Nguyễn trở thành cái tênkhiến người hâm mộ bóng đá xứ cờ hoa phát cuồng, khi liên tục ghi bàn trong màu áo CLB New England tại giải nhà nghề Mỹ (MLS). Đứng thứ năm trong danh sách Vua phá lưới MLS 2014 với 12 pha lập công, tiền vệ sinh năm 1986 đang trên đường tìm cơ hội trở lại đội tuyển Mỹ - nơi anh từng có trận ra mắt năm 2007.
Lee Nguyễn nổi lên từ giải Học sinh - Sinh viên toàn nước Mỹ, trước khi sang PSV Eindhoven (Hà Lan) rồi Randers (Đan Mạch) thi đấu. Năm 2009 anh trở về Việt Nam khoác áo Hoàng Anh Gia Lai, ghi 13 bàn và 16 pha kiến tạo trong 24 trận trên mọi đấu trường. Tuy nhiên những chấn thương liên miên cùng môi trường không phù hợp buộc Lee Nguyễn phải quyết định trở về Mỹ, sau chừng hai năm gắn bó với Hoàng Anh Gia Lai và Bình Dương.
Ở môn trượt băng nghệ thuật, Nam Nguyễn là sự tự hào của cộng đồng người Việt tại Canada. Vận động viên sinh năm 1998 liên tục vô địch giải nhi đồng, thiếu niên và giải trẻ trượt băng Canada từ năm 2007 đến 2009. Năm 2011, khi mới 13 tuổi, Nam Nguyễn trở thành nhà vô địch quốc gia trẻ nhất lịch sử Canada.
Nụ cười rạng rỡ của Nam Nguyễn (giữa) khi vô địch giải trượt băng trẻ thế giới 2014. Ảnh: Xinhua.
Liên tục tham dự nhiều giải đấu lớn ở tầm quốc tế, Nam Nguyễn xuất sắc đạt HC vàng giải vô địch thiếu niên thế giới tổ chức tại Sofia (Bulgaria) hồi tháng 3 năm nay. Tài năng này từng vinh dự được xuất hiện trong chương trình biểu diễn trượt băng tại Olympic mùa đông 2010 tại Vancouver và cũng là niềm hy vọng vàng của thể thao Canada tại Olympic mùa đông 2018 ở Hàn Quốc.
Brianna Đỗ là golf thủ gốc Việt đầu tiên có mặt ở giải LPGA - Hệ thống thi đấu nhà nghề dành cho nữ tại Mỹ. Xuất thân trong gia đình bố mẹ đều đam mê thể thao, cô gái sinh năm 1990 quyết định chọn golf làm nghiệp tiến thân. Đây là năm thứ hai liên tiếp, Brianna Đỗ có mặt ở giải US Open sau khi vượt qua nhiều đối thủ tên tuổi ở vòng loại. Nguyện vọng của Brianna Đỗ cùng gia đình là trở về nước thi đấu trong thời gian tới.
Ở môn thể dục dụng cụ, Kim Bùi và Marcel Nguyễn là hai niềm tự hào của cộng đồng người Việt Nam tại Đức. Marcel Văn Minh Phúc Long Nguyễn chơi thể thao từ năm bốn tuổi và sớm chứng tỏ được tài năng. Vận động viên sinh năm 1987 này từng đoạt HC vàng châu Âu năm 2010, 2011. Mốc son đáng chú ý nhất của Marcel Nguyễn là hai tấm HC bạc ở Olympic London 2012, kết thúc 76 năm chờ đợi của Thể dục Dụng cụ Đức ở đấu trường Thế vận hội.
Marcel Nguyễn khoe tấm HC bạc đạt được Olympic London 2012.
Trong khi đó, Kim Bùi đánh dấu sự trở lại ấn tượng với chức vô địch toàn năng nữ tại Cup TDDC Đức 2014 vừa diễn ra tại thành phố Stuttgart.
Trước đó, Bùi Kim Ngân từng vô địch nước Đức môn biểu diễn trên sàn 2006, ba tấm HC vàng biểu diễn trên sàn, hỗn hợp, nhảy cầu năm 2009. Năm 2010, cô tham dự giải vô địch thế giới nhưng dính chấn thương nặng ở đầu gối. Sau khi hồi phục, năm 2011 Bùi Kim đoạt HC đồng xà lệch tại giải vô địch châu Âu 2011 và có mặt ở Olympic London 2012. Bùi Kim đang hoàn tất bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cử nhân Sinh vật học kỹ thuật và chuẩn bị học cao học tại Đại học Tổng hợp Stuttgart.
Kỳ thủ Hoàng Thanh Trang (giữa) là trường hợp duy nhất vô địch cả châu Á và châu Âu. Ảnh: Vietnamchess.
Kỳ thủ Hoàng Thanh Trang sinh ra trong một gia đình có truyền thông cờ vua. Bố cô, Hoàng Minh Chương, từng là tiến sĩ Toán, giảng viên môn Đại số trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đồng thời là huấn luyện viên cờ vua của Hội thể thao Đại học Việt Nam. Hiện tại ông là Giám đốc công ty ChessCom của Hungary chuyên đào tạo vận động viên cờ vua. Công ty này cũng từng là nơi huấn luyện các kỳ thủ Đào Thiên Hải, Nguyễn Ngọc Trường Sơn... khi họ sang Hungary tập huấn.
Khi 10 tuổi cô cùng gia đình sang Hungary và chỉ sau hai năm ở đây Hoàng Thanh Trang đã giành chức vô địch giải vô địch cờ vua Hungary cho lứa tuổi 12 và đạt chuẩn kiện tướng FIDE. Năm 2006, Thanh Trang quyết định chuyển sang thi đấu cho tuyển cờ vua Hungary. Tại giải cờ vua cá nhân nữ châu Âu năm 2013, cô đăng quang với một điểm nhiều hơn nhóm phía sau và trở thành kỳ thủ gốc châu Á đầu tiên vô địch châu Âu. Đây cũng là nữ kỳ thủ đầu tiên và duy nhất vừa vô địch châu Á (2000) và vô địch châu Âu (2013).
Mai Lan Fox (thứ hai, từ phải qua trái) là VĐV gốc Việt đầu tiên vô địch tại Olympic. Ảnh: Kansas.
Bên cạnh những tên tuổi kể trên, trong quá khứ cũng đã có một số vận động viên gốc Việt tài năng và được mến mộ như Mai Lan Fox (hai HC vàng bơi lội Olympic Atalanta 1996 cho tuyển Mỹ), Carol Huỳnh (HC vàng vật Olympic Bắc Kinh 2008 cho tuyển Canada), Howard Bạch (cầu lông Mỹ)...
Theo VNE
Mê 'ngọc thô', HLV Klismann bỏ rơi Lee Nguyễn 3 năm thi đấu nỗ lực ở New England Revolution của tiền vệ Việt kiều chưa thuyết phục được chiến lược gia người Đức. Lee Nguyễn từng được gọi vào đội U20 Mỹ tham dự giải trẻ thế giới ở Hà Lan năm 2005. Hai năm sau đó, tiền vệ gốc Việt lần đầu được gọi vào tuyển Mỹ, dự trận giao hữu...