Lee Kun Hee và 6 quyết định giúp Samsung lập kỳ tích
Năm 1987, Lee Kun- Hee tiếp quản đế chế Samsung từ cha mình. Dù trong nước, Samsung vẫn là một trong những “ông lớn” nhưng ở châu Âu, Mỹ… các sản phẩm của Samsung bị các đối thủ rất coi thường. Dưới bàn tay cách mạng của ông chủ tịch Lee Kun- Hee, ngày nay Samsung đã trở thành một trong những đế chế hùng mạnh nhất thế giới. Vậy đâu là nguyên nhân đã giúp tạo ra kỳ tích đó của Samsung?
Trong cuốn “Lee Kun Hee- Những lựa chọn chiến lược và kỳ tích Samsung” vừa được phát hành, tác giả Ji Pyeong Gil – một “cựu binh” của Samsung đã hé lộ phần nào những quyết định then chốt của ông Lee Kun Hee giúp cho Samsung đạt được tầm vóc như ngày nay. Theo Ji Pyeong Gil, có 6 quyết định chính yếu nhất.
Lựa chọn bán dẫn
Ngay từ những năm 1970, Lee Kun Hee đã lựa chọn và ấp ủ dự án bán dẫn sẽ là dự án hạt giống và là nguồn động lực phát triển mới của Samsung. Theo ông, truyền thống dùng đũa khiến cho người Hàn Quốc có được đôi bàn tay khéo léo, đồng thời, phương thức sinh hoạt tháo bỏ giày đi chân trần khi vào nhà đã hình thành trong mỗi người Hàn Quốc tập quán sinh hoạt thanh tịnh và sạch sẽ. Điều này hoàn toàn phù hợp với những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và môi trường sản xuất tuyệt đối sạch sẽ, không cho phép xuất hiện dù chỉ một hạt bụi nhỏ trong các công đoạn sản xuất bán dẫn.
Lựa chọn và sự tập trung tuyệt đối của Lee Kun Hee dành cho bán dẫn được tiếp sức bởi một ý chí sục sôi như trong cơn say mà không một ai có thể ngăn cản được, bất chấp sự ngăn cản của các thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Bởi thời điểm đó ” bỏ ra 500 nghìn USD Mỹ để mua lại 50% cổ phần của một công ty (bán dẫn) không tiềm lực, cũng không tiếng tăm, không những thế còn đang là một con nợ có lẽ là một hành động quá mạo hiểm”.
Ngày 15 tháng 3 năm 1983, cha ông, Lee Byung Chul, chủ tịch Samsung thời điểm đó đã chính thức phát biểu với báo giới về sự kiện Samsung chính thức gia nhập thị trường bán dẫn. Đáp lại tuyên bố lần này chỉ là cái cười hoài nghi của giới tài chính trong nước, các đối thủ cạnh tranh và báo giới quốc tế. Chưa đầy một năm sau tuyên bố chính thức gia nhập thị trường bán dẫn, Samsung Electronics đã trình làng một sản phẩm gây chấn động đối với các nhà sản xuất bán dẫn toàn cầu. Bất chấp cách biệt kỹ thuật trên hàng chục năm, Samsung Electronics – một hãng điện tử vô danh mới chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực bán dẫn đã vượt mặt các ông lớn về công nghệ này để trở thành doanh nghiệp thứ 3 trên thế giới phát triển thành công sản phẩm 64K DRAM, được ví như “kỹ thuật trong mơ” và được sản xuất trong quy mô hạn hẹp bằng công nghệ độc quyền.
Tiếp nối thành công, thừa thắng xông lên, tháng 12 năm 1983 Samsung Electronics mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bán dẫn. Và rồi Samsung Electronics lại tiếp tục trở thành tâm điểm của cả thế giới khi tuyên bố khánh thành nhà máy bán dẫn Samsung Giheung vào cuối tháng 3 năm 1984.
Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thấm vào đâu so với cú sốc mà các doanh nghiệp bán dẫn toàn thế giới tiếp tục đón nhận vào mười năm sau đó, khi Lee Kun Hee đã chính thức kế nhiệm cha ông điều hành Samsung: Samsung Electronics đi tiên phong trong việc đầu tư vào phiến bán dẫn (wafer) 8 inches với tổng mức đầu tư lên đến 1.000 tỷ won.
Có ba lý do rõ ràng nhất để cộng đồng thế giới bất ngờ trước động thái này của Samsung. Thứ nhất, Samsung quyết định đầu tư cho phiến bán dẫn 8 inches vào thời kỳ đóng băng quy mô toàn cầu của thị trường bán dẫn DRAM. Thứ hai, vào thời điểm đó, ngay cả các tên tuổi lớn trong lĩnh vực bán dẫn lúc bấy giờ như thương hiệu Toshiba, NEC, Hitachi… của Nhật Bản còn đang chần chừ với quyết định đầu tư vào phiến bán dẫn 8 inches. Và lý do cuối cùng, thậm chí tới năm 1993, phiến bán dẫn vẫn lấy kích thước 6 inches làm quy chuẩn thế giới.
Hành động ngạo nghễ bỏ qua các tiêu chuẩn quốc tế của kẻ hậu bối Samsung không khác nào đưa ra lời thách thức với toàn thể cộng đồng bán dẫn thế giới. Nếu cân nhắc tốc độ gia tăng theo cấp số nhân của diện tích thì khác biệt về sản lượng giữa phiến bán dẫn 6 inches với phiến bán dẫn 8 inches đã là gần hai lần, nhưng do lo sợ về các rủi ro kỹ thuật, vào thời điểm bấy giờ, chưa có bất cứ một doanh nghiệp tiên phong nào của Nhật Bản hay Mỹ dám đưa ra quyết định đầu tư vào phiến bán dẫn 8 inches.
Cuối cùng, tháng 6 năm 1993, Samsung Electronics là doanh nghiệp DRAM đầu tiên chính thức đưa dây chuyền sản xuất 8 inches đi vào hoạt động. Tháng 10 năm 1993, Samsung Electronics đã vượt qua các doanh nghiệp Nhật Bản để trở thành công ty đứng đầu thế giới lĩnh vực dung lượng bộ nhớ.
Lựa chọn số hóa
“Chúng ta có thể tụt hậu trong công nghệ analogue nhưng nhất định phải tiên phong trong công nghệ digital”. Khi nhắc đến những lựa chọn vĩ đại của Lee Kun Hee giúp Samsung làm nên kỳ tích, không thể bỏ qua điều này.
Những năm 1980 và 1990 là thời kỳ các sản phẩm điện tử của Sony, Toshiba, Sharp, NEC, Hitachi làm mưa làm gió trên toàn thế giới. Các công ty Nhật Bản thời bấy giờ quá hùng mạnh, làm ăn quá thuận lợi và không chừa ra một chỗ trống nào để những doanh nghiệp như Samsung Electronics có thể chen chân vào cạnh tranh. Trong bối cảnh ấy, Lee Kun Hee quyết định Samsung sẽ tập trung vào công nghệ digital. Kết quả là đến năm 2006, Samsung đã tước ngôi vị thương hiệu ti vi số 1thế giới từ Sony. Không những thế, khi Internet được phổ biến và áp dụng rộng rãi, Lee Kun Hee đã chỉ đạo Samsung tập trung vào xây dựng hệ thống hội tụ số (digital covergence).
Năm 2004, những báo cáo đáng chú ý mà giới ngôn luận Nhật Bản đưa ra như “Tin chấn động. Lãi ròng của Samsung đạt 10 nghìn tỷ won”, “Gấp đôi lợi nhuận của 10 công ty hàng đầu Nhật Bản gộp lại” đã phần nào cho thấy sự tăng trưởng thần kỳ của Samsung.
Thành công trong cuộc cách mạng kỹ thuật số, cuối năm 2004, Samsung đã có thể tự ghi tên mình vào lịch sử kinh tế Hàn Quốc khi trở thành doanh nghiệp đầu tiên trong nước có lợi nhuận vượt qua con số 10 tỷ USD.
Video đang HOT
Bên cạnh đó Lee Kun Hee cũng đặc biệt chú trọng đến hệ thống quản lý có thể thay đổi được toàn bộ quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm trước đây, bắt đầu từ kế hoạch sản phẩm cho đến mẫu mã, thiết kế, dựng mẫu, sản xuất sản phẩm mẫu và cuối cùng là dây chuyền sản xuất.
Kết quả Samsung đã xây dựng được một mạng lưới đáp ứng hoàn hảo mọi nhu cầu công việc trong nội bộ công ty mang tên gọi My SINGLE (viết tắt của cụm “Samsung INtergrated GLobal information systEm) nhằm chuẩn bị chu đáo cho thời đại kỹ thuật số và quyết định nhanh chóng cả về khía cạnh phát triển lẫn khía cạnh công việc thông thường.
Thông qua việc tạo lập hệ thống này, mọi nhân viên Samsung cho dù có rời văn phòng vẫn có thể theo dõi công việc trực tiếp – realtime tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nhờ vậy, Samsung đã tăng tốc độ xử lý công việc lên hàng chục thậm chí là hàng trăm lần so với các công ty còn đang áp dụng công nghệ analogue.
Trong khi các công ty khác vẫn đang thực hiện các quy trình phát triển và các thao tác công việc bằng công nghệ analogue thì tại Samsung, tất cả các công đoạn phát triển sản phẩm và thao tác nghiệp vụ đã được quản lý và vận hành thông suốt bởi một hệ thống máy tính và mạng lưới liên kết có tính hữu cơ và tổng quát cao độ. Phương thức hoạt động này mang lại cho Samsung khả năng cạnh tranh vô song.
Lựa chọn thiết kế
Trong lời phát biểu chúc mừng năm mới năm 1996, Lee Kun Hee đã đưa ra mục tiêu tập trung nhân lực toàn tập đoàn trong cuộc cách mạng cải tiến những mẫu thiết kế chứa đựng linh hồn và triết lý kinh doanh của Samsung, đồng thời chọn năm 1996 là “Năm cách mạng về mẫu thiết kế” và năm khai sinh tôn chỉ kinh doanh đề cao mẫu mã của Samsung.
Theo ông “thiết kế không chỉ đơn thuần là tạo nên hình dáng hay màu sắc của sản phẩm mà còn là hành vi văn hóa bắt nguồn từ việc nghiên cứu tính tiện ích của sản phẩm để nâng cao giá trị và chi phối phong cách sinh hoạt người dùng”.
Kết quả là Từ năm 1996 đến năm 2010, Samsung đã nhận được tổng cộng 502 giải thưởng thiết kế uy tín tầm cỡ quốc tế như IDEA, iF,… Đây quả là một con số đáng ngạc nhiên. Thậm chí năm 2012, Samsung đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi giành vị trí số 1 trong hạng mục giải cao quý nhất tại IDEA. Không dừng lại ở đó, với chín năm liên tục giữ vững vị trí số 1, Samsung được vinh danh giải thưởng Tích lũy và trở thành doanh nghiệp hàng đầu về thiết kế mẫu mã sản phẩm đẳng cấp quốc tế.
Trong lĩnh vực điện thoại di động, có thể coi SGH-T100 là thành quả đầu tiên của chiến lược kinh doanh thiết kế.
Vào thời điểm đó, tất cả các mẫu điện thoại đều vuông thành sắc cạnh và gây cảm giác cứng nhắc. Nhưng chiếc điện thoại này thì hoàn toàn khác biệt. Cầm chiếc SGH-T100 trên tay giống như cầm nắm một vật hình khối tròn như quả trứng hay quả bóng. Màn hình LCD cùng kích thước điện thoại lớn mang lại cảm giác thoải mái cả về mặt ngoại quan và sử dụng. Nó thật sự là sản phẩm hướng đến người dùng, một thiết kế đi trước thời đại. Mẫu SGH-T100 đầu tiên của Samsung đạt ngưỡng bán ra 10 triệu chiếc, giúp Samsung lần đầu tiên nắm trong tay 9,8% thị phần thị trường điện thoại di động toàn cầu và trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 3 trên thế giới.
SGH-T100, chiếc điện thoại đầu tiên của Samsung đạt ngưỡng bán ra 10 triệu chiếc, giúp Samsung lần đầu tiên nắm trong tay 9,8% thị phần thị trường điện thoại di động toàn cầu và trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 3 trên thế giới.
Bắt đầu từ năm 2007, khi iPhone của Apple làm mưa làm gió và gây xáo trộn toàn bộ hiện trạng thị trường điện thoại di động thông thường, tái cải tổ nên một “hệ sinh thái điện thoại thông minh” (smartphone) và lật đổ nhiều hãng điện thoại lớn trên thế giới thì Samsung càng phát huy được thế mạnh đối với các thiết kế điện thoại của hãng.
Năm 2010, Samsung Electronics tập trung toàn bộ lực lượng và áp dụng những kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm tích lũy được trong suốt thời gian qua để cho ra đời chiếc điện thoại Galaxy S. Đây cũng chính là sự ra đời của chiếc điện thoại thông minh duy nhất có thể trở thành đối thủ ngang sức ngang tài với thiết kế đột phá hàng đầu thế giới của iPhone.
Cùng với điện thoại di động, ngay cả trong lĩnh vực tivi, Samsung cũng tỏa sáng với dòng sản phẩm “SAMSUNG Bordeaux LCD TV” với thiết kế hình tượng hóa hình ảnh một chiếc ly còn lại một chút rượu vang láng đáy. Sự ra đời của TV SAMSUNG Bordeaux vào tháng 3 năm 2006 đánh dấu giây phút thăng hoa của một chiếc tivi lột xác trở thành một tác phẩm nghệ thuật ngay cả khi nó không thực hiện chức năng chính.
Với ba triệu sản phẩm được bán ra chỉ trong năm 2006, chiếc TV này thực sự đã làm nên một cuộc cách mạng khi giúp Samsung vượt qua được Sony và vươn lên vị trí dẫn đầu trên thị trường Tivi. Và cũng từ khi đó, hình ảnh của Samsung bắt đầu được cải thiện đáng kể. Giờ đây, nhắc tới Samsung, người ta thường liên tưởng đến một công ty làm ra những chiếc tivi đẹp như một tác phẩm nghệ thuật chứ không còn là một công ty chuyên sản xuất ra những sản phẩm điện tử giá rẻ nữa.
Theo Infonet
Kết nối Lightning "đút là vào" của Apple có gì nổi bật hơn MicroUSB ?
Có rất nhiều lý do để Apple "không chơi" với MicroUSB. Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng thuộc Nghị viện châu Âu đã đề xuất quy định sử dụng một chuẩn sạc duy nhất cho tất cả các dòng điện thoại và cả máy tính bảng được bán ra tại các nước thuộc Liên minh châu Âu EU.
Theo đó, Nghị viện châu Âu muốn áp dụng chuẩn sạc duy nhất là microUSB vốn đang được dùng phổ biến, và nhiều khả năng Apple có thể sẽ phải từ bỏ chuẩn kết nối Lightning độc quyền hiện nay.
EU là một thị trường lớn và chắc chắn Apple không thể làm ngơ trước quy định này. Các sản phẩm mới của hãng như iPhone 5c có đi kèm theo một đầu chuyển đổi từ Lightning sang MicroUSB. Vậy đâu là lý do khiến Apple quyết định sử dụng chuẩn Lightning của riêng mình mà không "chơi" cùng MicroUSB?
Thiết kế vật lý và tính hữu dụng
Điểm dễ nhận thấy nhất là Lightning có thiết kế nhỏ hơn chuẩn MicroUSB, đồng thời người dùng có thể sử dụng cả hai mặt khi kết nối. Trong khi đó rất nhiều người dùng MicroUSB tỏ ra khó chịu khi bị nhầm lẫn giữa mặt trước và sau của đầu dây cable.
Nói về độ bền, microUSB chưa phải đối thủ của Lightning. Thậm chí có thể nói microUSB là một trong những ý tưởng công nghệ có thiết kế rất tồi tệ, thật khó hiểu khi nó trở thành chuẩn kết nối chung trên toàn thế giới. Nhiều người dùng smartphone đã phàn nàn về việc cổng kết nối này có thể bị vỡ, hư hỏng sau một thời gian sử dụng hoặc bị vật nặng đè lên. Đó chỉ là trường hợp sử dụng trên điện thoại, còn với những chiếc máy tính bảng kích thước và trọng lượng lớn hơn, kết nối này liệu có thực sự bền?
Kết nối microUSB có rất nhiều bộ phận bên trong gắn lại với nhau, chúng được "đóng gói" bằng một lớp kim loại bao quanh. Và trong nhiều trường hợp, đầu dây cable của bạn có thể bị cong, vỡ do tác nhân vật lý.
Còn đối với Lightning thì sao? Chỉ nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy đầu kết nối này của Apple đơn giản và chắc chắn hơn rất nhiều. Duy nhất một đầu kim loại với các chân tiếp xúc bằng đồng trên bề mặt. Không hề có các chi tiết thừa, hạn chế tối đa việc sử dụng nhựa.
Nói về kết nối, Lightning tiếp tục tỏ ra vượt trội trước microUSB. MicroUSB có thiết kế giống với các cổng HDMI, có nghĩa là đầu cắm có phần giữa rỗng, bảo vệ các kết nối nằm bên trong. Các thiết bị sử dụng cổng microUSB phải có jack cắm bao gồm một thanh nhựa nằm giữa có gắn "chân" kết nối (hình dưới). Thiết kế này để bảo vệ các chân kết nối bên trong, nó thực sự cần thiết vì chân kết nối trên microUSB chỉ là những thanh đồng được ép vào bề mặt nhựa khá lỏng lẻo, đôi khi trong quá trình sử dụng có thể bạn sẽ vô tình làm cong những chân này.
Không thể so sánh microUSB với kết nối HDMI. Thực tế chúng có cách kết nối cable và jack tương tự nhau nhưng người dùng rất ít khi tháo/gắn HDMI, trong khi đó, kết nối microUSB bắt buộc phải sử dụng thường xuyên để sạc cũng như sao chép dữ liệu.
Ngược lại, Lightning lại có cách hoạt động như một jack cắm âm thanh thường thấy. Các chân kết nối được đúc thẳng trên bề mặt kim loại tạo thành một mảnh rắn duy nhất, không cần quá quan tâm tới việc bảo vệ chân tiếp xúc như microUSB. Bạn chỉ cần cắm thẳng đầu kết nối vào thiết bị để sử dụng tương tự như việc cắm jack tai nghe.
Khả năng kiểm soát kết nối
Apple tuyên bố chỉ sạc chính hãng mới có thể sử dụng với các thiết bị có kết nối Lightning, và hãng đã làm việc nghiêm túc.
Lightning là một kết nối phức tạp. Sợi cable bao gồm 4 mạch nhỏ: V , V-, Data , Data-. Trong đó ở vị trí tiếp xúc của mạch V với đầu cung cấp nguồn cho các chân kết nối có đặt một chip riêng do Apple sản xuất. Các cable dữ liệu bắt buộc phải có chip này để hoạt động.
Tuy nhiên, bất cứ thiết bị nào đều có thể bị làm nhái. Và dây cable có xuất xứ Trung Quốc đã tràn ngập thị trường. Ở phiên bản hệ điều hành mới nhất iOS 7, Apple đã nâng cấp khả năng phát hiện dây cable giả.
"Vỏ quýt dày có móng tay nhọn", nhưng nỗ lực của Apple trong việc chống hàng "nhái" rất đáng ghi nhận. Đặc biệt là khi phụ kiện Trung Quốc không đảm bảo độ an toàn cho người dùng.
Không đơn giản chỉ là sạc và sao chép dữ liệu
Bài viết sẽ không đề cập tới vấn đề truyền tải dữ liệu nhanh hơn kết nối khác của Lightning do khó có thể thực hiện bài thử nghiệm chính xác vì lý do hệ điều hành các thiết bị sử dụng khác nhau.
Tuy nhiên Lightning "ăn điểm" ở khả năng iPod Out. Ít người dùng biết rằng Lightning sử dụng toàn bộ tín hiệu kỹ thuật số digital, không còn sử dụng analog như các kết nỗi 30-pin cũ trên iPhone4/4s,...
Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số nhưng còn rất nhiều "tàn dư" của analog, và âm thanh là một ví dụ điển hình. Kết nối jack tai nghe 3,5mm được dùng phổ biến để xuất âm thanh chính là analog, và những chiếc smartphone muốn xuất được âm thanh qua cổng này đều phải thông qua bộ chuyển đổi kỹ thuật số DAC (Digital to Analog Converter).
Trước đây, các phụ kiện âm thanh gần như bó tay trong việc trích xuất tín hiệu digital từ điện thoại, nhưng hiện tại mọi việc có thể làm dễ dàng với kết nối Lightning. Kết nối này của Apple chỉ xuất ra tín hiệu Digital, đồng nghĩa với việc các thiết bị như loa âm thanh sẽ dễ dàng lấy tín hiệu digital một cách dễ dàng. Người dùng hoàn toàn có thể tận dụng điều này để thưởng thức âm thanh với chất lượng tốt.
Sẽ có nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề xuất tín hiệu analog của Lightning. Liệu kết nối chỉ xuất tín hiệu digital có thừa thãi không khi còn rất nhiều phụ kiện khác dùng tín hiệu analog?
Apple đã giải quyết vấn đề này bằng cách tích hợp vào cổng kết nối Lightning chip DAC, USB Radio và một số chip điều khiển khác. Đây là lý do khiến giá thành của Lightning khá cao.
Tạm kết
Lightning vừa có thể xuất tín hiệu digital, vừa có thể cung cấp tín hiệu analog cho những phụ kiện chưa hỗ trợ digital. Bạn có thể hiểu đơn giản như kết nối tốc độ cao Thunderbolt. Một sợi cable Thunderbolt có giá thành cao và không hề có dấu hiệu giảm giá, chúng ta nhìn qua nó chỉ đơn giản là dây kết nối thông thường, không có nhiều khác biệt so với dây nối USB. Nhưng bên trong nó lại phức tạo hơn rất nhiều, và cable Thunderbolt cũng được tích hợp chip xử lý riêng.
Nếu là người yêu công nghệ, chắc hẳn bạn đã nhận ra việc Apple chuyển từ kết nối 30-pin sang Lightning không đơn thuần là việc thu nhỏ kích thước đầu cắm. Tuy nhiên hạn chế của kết nối này là chưa hỗ trợ USB 3.0.
Rất khó để một hãng công nghệ luôn đi đầu như Apple sử dụng chuẩn kết nối microUSB bị giới hạn ở việc kết nối và xuất dữ liệu.
Theo VNE
Linn với con đường chuyển sang nhạc số Trong hơn 40 năm qua, Linn, hãng loa nổi tiếng của Anh, đã khẳng định danh tiếng nhờ tập trung vào công nghệ âm thanh analog chất lượng cao và nay với thiết bị hi-fi. Ivo Tiefenbrun - nhà sáng lập Linn đam mê âm thanh và kỹ thuật điện tử. Những nền móng đầu tiên cho một hãng âm thanh nổi tiếng...