Lễ trao giải Sản phẩm CNTT-TT Ưa chuộng nhất 2018
Chiều ngày 25/9, Tạp chí Thế giới Vi tính (thuộc Sở KHCN TP.HCM) đã tổ chức lễ công bố và trao giải Sản phẩm Công nghệ thông tin – Truyền thông Ưa chuộng nhất lần thứ 22 – năm 2018 (Best Cup 2018) do bạn đọc Tạp chí bình chọn.
Diễn ra trong thời gian từ ngày 1/7-31/8/2018 tại địa chỉ binhchon.pcworld.com.vn/2018, Giải Sản phẩm CNTT-TT Ưa chuộng nhất (Best Cup) thường niên do bạn đọc tap chí Thế Giới Vi Tính bình chọn đã chính thức khép lại.
Với tông công 12.574 lượt bình chọn hợp lệ, Best Cup 2018 tiếp tục khẳng định là giải thưởng uy tín, khách quan và trung thực dành cho cộng đồng khách hàng sử dụng các sản phẩm CNTT-TT, giới chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước, cũng như các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực liên quan.
Xuyên suôt 22 năm tô chưc, Best Cup luôn được triển khai nhằm chọn và tôn vinh những sản phẩm CNTT-TT tiêu biểu nhất trong năm, đồng thời giữ vững ba tiêu chí Khách quan, Trung thực, và Khoa học nhằm thể hiện chính xác nhất ý kiến của bạn đọc, những người sử dụng các sản phẩm CNTT-TT.
Video đang HOT
Tại sự kiện, tap chí Thế Giới Vi Tính cũng đã trao tặng những phần quà cho các bạn đọc may mắn nhận khi tham gia chương trình.
Theo pcworld
Phát triển khoa học, công nghệ gắn với thương mại hóa sản phẩm
TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2020 xây dựng thành phố trở thành một trung tâm khoa học và công nghệ (KH-CN) của cả nước và khu vực. Để thực hiện mục tiêu này, thành phố đã triển khai nhiều chính sách thúc đẩy phát triển KH-CN, nhất là đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu KH-CN, làm đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thống kê tiềm lực KH-CN của TP Hồ Chí Minh cho thấy, so với cả nước, thành phố hiện có nguồn lực KH-CN chiếm hơn 25%; số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động chiếm khoảng 50%; số lượng DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và DN KH-CN lần lượt chiếm 42% và 15%. Trong đó, có các khu nghiên cứu KH-CN lớn như: Khu công nghệ cao, Khu nông nghiệp công nghệ cao, Khu công nghệ phần mềm Quang Trung, Trung tâm công nghệ sinh học, Viện Khoa học công nghệ tính toán thành phố, 125 phòng thí nghiệm, 270 tổ chức KH-CN... Các nhà chuyên môn nhận định: Đây là cơ sở, nền tảng quan trọng để KH-CN thành phố phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Theo Sở KH-CN thành phố Hồ Chí Minh, thời gian tới, thành phố chú trọng nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học và năng lực sáng tạo để tiếp thu và vận dụng các thành tựu KH-CN, làm chủ công nghệ tiên tiến trở thành động lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và nâng cao chất lượng sống của người dân, bảo đảm phát triển bền vững và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.
Để cụ thể hóa chiến lược phát triển ấy, thành phố đưa ra các mục tiêu cụ thể: Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực KH-CN trình độ cao đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức KH-CN phát huy trình độ, năng lực sáng tạo. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN và các ngành sản xuất dựa trên đổi mới công nghệ, ứng dụng và phát triển công nghệ có giá trị gia tăng cao; lấy DN làm trung tâm của hoạt động KH-CN, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các trường đại học, viện, trung tâm, các tổ chức nghiên cứu với DN. Chú trọng phát triển khoa học dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triển nhanh các ngành dịch vụ trên cơ sở ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến, tiến tới xây dựng thành công nền kinh tế tri thức ở thành phố và cả nước...
Thực tế cho thấy, thời gian qua, sự phát triển của KH-CN ở thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó, mặt yếu nhất là thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu KH-CN ra thị trường. Phó Giám đốc Sở KH-CN Nguyễn Kỳ Phùng cho rằng: "Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo KH-CN của thành phố, trong đó có thương mại hóa các sản phẩm KH-CN vẫn chưa đủ sự kết nối cộng đồng giữa các thành phần để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội".
Theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Nguyễn Văn Trình, hằng năm, thành phố dành 20% ngân sách (khoảng 2.000 tỷ đồng) chi cho công tác nghiên cứu, phát triển KH-CN, nhưng chỉ giải ngân được con số rất nhỏ, chủ yếu cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Phần lớn các DN đều có quỹ nghiên cứu phát triển KH-CN nhưng chưa được quan tâm sử dụng; DN chưa có sự kết nối đặt hàng các nhà nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, thành phố giao Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (SHTP) hỗ trợ các sản phẩm đang được nghiên cứu triển khai đưa ra thị trường ứng dụng. Đến nay, một số sản phẩm được thương mại hóa thành công. Mới nhất, SHTP đã hỗ trợ thương mại hóa, đưa ra thị trường bảy sản phẩm thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, na-nô, bán dẫn và tự động hóa. Tuy nhiên, so với các sản phẩm khoa học mà các viện, trường, trung tâm KH-CN nghiên cứu tạo ra, việc thương mại hóa mới chỉ như "muối bỏ bể"...
Trưởng ban Quản lý SHTP Lê Hoài Quốc cho biết, gắn kết giữa nghiên cứu - phát triển công nghệ cao với sản xuất và dịch vụ, thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo DN công nghệ cao và thương mại hóa là một trong bốn mục tiêu quan trọng thành phố đặt ra cho SHTP. Đến nay, SHTP đạt được một số kết quả bước đầu khá quan trọng như: Sản lượng công nghiệp công nghệ cao tăng nhanh và bền vững trong các năm gần đây; tạo dựng môi trường thuận lợi cho nghiên cứu và triển khai, đào tạo, ươm tạo DN công nghệ cao và khởi nghiệp; hình thành chuỗi giá trị gia tăng từ nghiên cứu và triển khai, thương mại hóa sản phẩm công nghệ mới, công nghiệp hỗ trợ đến sản xuất công nghệ cao, đã tạo sự lan tỏa, thúc đẩy phát triển KH-CN của thành phố.
SHTP đang tiếp tục kết nối và tăng cường các quan hệ hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với DN trong các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng theo xu hướng chung của thế giới. Một trong những hoạt động gắn kết giữa nghiên cứu phát triển, thương mại hóa và sản xuất công nghệ cao nổi bật của SHTP trong những tháng cuối năm 2018 là tổ chức ba hội nghị quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới (na-nô), thiết kế, chế tạo hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), rô-bốt và trí tuệ nhân tạo.
SHTP đang khẩn trương hoàn tất các khâu chuẩn bị để tổ chức hội nghị quốc tế "Ứng dụng công nghệ nano và vật liệu mới" diễn ra vào cuối tháng 8 này. Dự kiến, hội nghị sẽ thu hút sự tham gia của 12 diễn giả là những nhà nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực công nghệ và vật liệu nano đến từ Nhật Bản, Mỹ, Xin-ga-po... Đây là cơ hội tốt để KH-CN thành phố tiếp cận những công nghệ mới nhất trên thế giới về lĩnh vực robotics và trí tuệ nhân tạo (AI); kết nối thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu với các DN công nghệ, thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm; góp phần định hướng phát triển công nghệ robotics và AI cho thành phố trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0 hiện nay...
Theo Tri Thuc Tre
Amazon tung ra một loạt sản phẩm thông minh mới hỗ trợ Alexa Ngày 21/9, Amazon đã công bố 15 sản phẩm mới hỗ trợ trợ lý ảo Alexa, bao gồm lò vi sóng, đồng hồ, bộ âmli và các thiết bị xe hơi thông minh. Một số sản phẩm mới của Amazon. Ngày 21/9, Amazon đã công bố 15 sản phẩm mới hỗ trợ trợ lý ảo Alexa, bao gồm lò vi sóng, đồng hồ,...