Lê – trái cây giàu sắt và vitamin cần thiết cho sức khỏe
Giống như trái táo, trái lê có thể có các màu vàng, xanh, nâu, đỏ hoặc sự kết hợp của hai hay nhiều màu sắc và nó cũng là liều thuốc có lợi cho sức khỏe gia đình bạn.
Vài nét về trái lê
Những trái lê thường có hình dáng thon dài. Thịt của chúng cũng thường chứa rất nhiều nước so với những trái cây khác.
Lê có nhiều màu sắc khác nhau như màu vàng, xanh lá cây… Chúng có hương vị dịu ngọt và nó thường phổ biến trong mùa thu đông (khoảng đầu tháng 8 đến cuối tháng 10 tùy theo giống lê)
Giá trị dinh dưỡng có trong mỗi 100 gm trái lê
- Vitamin A: 20I.U
- Sinh tố B: 0,02 mg
- Vitamin B2: 0,04 mg.
- Niacin: 0,1 mg
- Vitamin C: 4 mg.
- Canxi: 13 mg.
- Sắt: 0,3 mg
- Photpho: 16mg
- Kali: 182 mg
- Chất béo: 0,4 gm
Video đang HOT
- Carbohydrates: 15,8 gm
- Protein: 0,7 gm
- Năng lượng: 63
12 lợi ích sức khỏe từ trái lê
1.Quả lê thường chứa nhiều chất sắt tuy nhiên một số trái lê có chứa lượng sắt nhiều hơn những quả lê khác. Điều này có thể nhận thấy rõ nếu bạn cắt/ gọt/ bổ một quả lê mà chúng chuyển sang màu nâu thì tức là trái lê có nhiều chất sắt. Với một số trái lê khác, khi bạn bổ hay gọt mà chúng không chuyển sang màu nâu thì có nghĩa là hàm lượng sắt rất thấp hoặc không có.
2. Các chất dinh dưỡng chống oxy hóa trong trái lê rất quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể.
3. Là trái cây rất tốt cho những bệnh nhân bị tiểu đường vì vị ngọt của lê cung cấp phần lớn lượng đường tự nhiên. Những đường tự nhiên trong trái cây khiến các bệnh nhân tiểu đường dễ dàng dung nạp hơn.
4. Lê còn giàu vitamin C, có tác dụng như một chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào cơ thể.
5. Nó cùng là một liều thuốc làm giảm sốt vì hiệu ứng của nó làm mát và giải nhiệt cho cơ thể. Do đó, nếu bạn hoặc những thành viên trong gia đình bị sốt, cách tốt nhất để hạ nhiệt độ một cách nhanh chóng là uống một ly nước ép lê thật lớn.
6. Trái lê cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm thận
7. Giúp chống thiếu hụt độ kiềm trong máu
8. Giúp ngăn ngừa bệnh dị ứng và các vấn đề về da khác.
9. Giúp ngăn ngừa viêm đại tràng (viêm ruột kết)
10. Lê có chứa nhiều vitamin B và kali, vì thế nó còn có lợi cho tim mạch và huyết áp
11. Là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời giúp cho việc tiêu hóa của bạn trở nên dễ dàng hơn và làm sạch cơ thể, thải các độc tố và chất thải khác, giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón.
12. Đun sôi nước ép của 2 trái lê với một số mật ong nguyên chất và uống khi ấm. Điều này là liệu pháp chữa bệnh cực kỳ hiệu quả cho cổ họng và thanh quản.
Lưu ý khi mua và bảo quản lê
- Bạn nên chọn những trái lê sẫm màu nhưng không quá cứng. Chú ý vỏ lê phải mịn màng, không có vết bầm tím hoặc giập nát.
- Để những trái lê nhanh chín, bạn có thể lưu trữ chúng ở nhiệt độ phòng trong một vài ngày giúp làm mềm và trái lê chín tự nhiên.
- Nếu bạn không thể tiêu thụ kịp thời trái lê ngay lập tức sau khi đã chín, bạn có thể lưu trữ chúng trong tủ lạnh trong một vài ngày vì lê vẫn có thể còn tươi trong ngần ấy thời gian.
Thảo Nguyên (Theo hubpages)
Ăn cần tây vừa thơm ngon vừa chữa bệnh
Cùng với mùi tây và thì là, cần tây được coi là cây thuốc thông dụng của mỗi gia đình mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe nữa.
Lợi ích dinh dưỡng của cần tây
Cần tây lá có hàm lượng vitamin A cao, trong khi đó thân của nó còn là nguồn tuyệt vời của vitamin B1, B2, B6, C với nguồn cung cấp kali, acid folic, canxi, magiê, sắt, phốt pho, natri phong phú và nhiều axit amin thiết yếu khác.
Ngoài ra, khi uống nước ép cần tây cũng cung cấp cho bạn nhiều chất xơ, giúp đi tiêu dễ dàng, giảm thiểu tình trạng táo bón. Các hữu cơ tự nhiên natri (muối) trong cần tây là rất an toàn cho tiêu dùng và cần thiết cho cơ thể. Thậm chí ngay cả một người nhạy cảm với muối có thể an toàn hoàn toàn với muối trong cần tây (vì muối trong cần tây không giống như muối ăn có hại cho người huyết áp cao).
Chưa kể đến việc, trong khi nhiều loại thực phẩm mất chất dinh dưỡng trong khi nấu, thì hầu hết các hợp chất trong cần tây đều được giữ lại khá nguyên vẹn trong khi chế biến.
Những lợi ích sức khỏe của cần tây
Cân bằng axit trong cơ thể: Các khoáng chất quan trọng trong nước ép cần tây giúp cân bằng hiệu quả độ pH trong máu, trung hòa axit trong cơ thể.
Nước tăng lực: Uống nước cần tây giúp tăng cường lực sau quá trình tập luyện vì nó giúp thay thế sự thủy hóa lại cơ thể với các khoáng chất phong phú của nó.
Ung thư: Cần tây được biết có ít nhất 8 hợp chất chống ung thư. Trong số này có các acetylenics đã giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Phenolic axit chặn các hành động của prostaglandin - khuyến khích sự tăng trưởng tế bào ung thư. Và coumarins giúp ngăn ngừa các gốc tự do từ các tế bào gây hại.
Giảm Cholesterol: nước ép cần tây được chứng minh có hiệu quả làm giảm đáng kể lượng cholesterol và LDL (cholesterol xấu).
Ngăn chặn hình thành ung thư đại tràng và dạ dày: Các coumarins phytochemical có trong cần tây ngăn chặn sự hình thành và phát triển của ung thư đại tràng và dạ dày.
Giảm táo bón: Cần tây có tác dụng làm nhuận tràng một cách tự nhiên nên nó góp phần giảm tình trạng táo bón. Nó cũng giúp thư giãn các dây thần kinh khi bạn uống thuốc nhuận tràng.
Làm mát cơ thể: Trong thời tiết khô và nóng, uống một ly nước trái cây cần tây, hoặc 2-3 ly/ ngày giữa các bữa ăn sẽ giúp bình thường hóa nhiệt độ cơ thể.
Lợi tiểu: Các kali và natri trong nước ép cần tây giúp cơ thể điều tiết chất dịch và kích thích sản xuất nước tiểu làm cho chúng thoát ra khỏi cơ thể bạn một cách dễ dàng.
Xoa dịu viêm nhiễm: Các polyacetylene trong cần tây là một cứu trợ tuyệt vời cho tất cả các chứng viêm như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, gout, bệnh suyễn và viêm phế quản.
Duy trì "cậu nhỏ" khỏe mạnh: Cần tây giúp tăng cường sự mạnh khỏe của thận bằng cách loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể. Trong khi loại trừ các độc tố, nó cũng ngăn chặn hình thành sỏi thận.
Hạ huyết áp: Uống nước ép cần tây mỗi ngày/ tuần giảm đáng kể tình trạng giảm huyết áp. Một hợp chất gọi là phtalides có trong cần tây giúp thư giãn các cơ bắp xung quanh động mạch, giãn nở các mạch máu và cho phép lưu thông bình thường. Để có hiệu quả, uống nước cần tây trong một tuần, sau đó bạn nên dừng lại 3 tuần và bắt đầu uống tiếp.
Xoa dịu hệ thần kinh: Các khoáng chất kiềm hữu cơ trong nước ép cần tây có tác dụng làm dịu hệ thần kinh.
Giảm cân: Uống nước ép cần tây thường xuyên trong suốt cả ngày giúp kiềm chế cơn thèm thuốc, kẹo và các thực phẩm nhiều chất béo khác của bạn. Từ đó giúp bạn giảm cân.
Mẹo chọn và bảo quản cần tây
Chọn những cây cần tay có màu lá xanh để nó có thể cho chất diệp lục của nó. Đảm bảo rằng các sườn của cần tây vẫn còn nguyên vẹn, không bị dập nát. Để lưu trữ trong tủ lạnh bạn cần bọc cần tây trong một hộp kín hoặc bọc trong một túi nhựa, vải ẩm.
Đừng để cần tây trong nhiệt độ phòng quá lâu vì nó có xu hướng nhanh bị héo. Nếu cần tây của bạn rủ xuống héo, hãy rắc lên nó một ít nước và đặt nó trong tủ lạnh trong vài giờ, nó sẽ lấy lại sức sống riêng của nó.
Cảnh báo
Nếu sau khi uống, ăn cần tây, bạn bắt đầu có vấn đề về da thì nó có thể có nghĩa là bạn gặp một số sự nhạy cảm với psoralens.
Một số người bị huyết áp thấp cũng phàn nàn rằng cần tây làm cho huyết áp của họ thậm chí thấp hơn. Tuy nhiên nhiều người không gặp vấn đề này. Vì thế, nếu bạn bị huyết áp thấp, bạn có thể tránh ăn cần tây song cũng lắng nghe cơ thể bạn khi bạn cần cần tây.
Lê Nhi
Theo juicing-for-health
Lợi ích bất ngờ từ khế chua Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo) song lại có lợi ích trị nhiều bệnh. Vị chua của khế là do các axít hữu cơ, có từ 800 - 1250 mg/100 g khế, trong đó từ 300 - 500 mg axít oxalic, 300 - 430 mg axít tartric, 140 - 220 mg axít succinic, 100...