Lễ tình nhân 14.2: Không tặng quà cho nhau là không yêu thương thật lòng?
Có ý kiến cho rằng lễ tình nhân 14.2 là dịp để các cặp đôi thể hiện tình cảm chân thành với đối phương và một món quà là điều nên có, còn nếu không tặng quà cho nhau tức không thương yêu thật lòng?
Với nhiều bạn trẻ, một món quà dù lớn hay nhỏ cũng thể hiện sự chân thành và ít nhất làm cho đối phương hạnh phúc hơn khi cảm thấy người mình yêu thương luôn nghĩ và nhớ đến mình. Không phải quan trọng vật chất nhưng đó là tình cảm dành cho nhau vào ngày của những người yêu nhau. Vậy bạn có đồng tình với ý kiến không tặng quà cho nhau vào ngày lễ tình nhân 14.2 là không yêu thương nhau thật lòng?
Những ngày này, bạn trẻ tranh thủ đi mua hoa tặng người yêu nhân lễ tình nhân 14.2. Ảnh HOA NỮ
Ít nhiều gì cũng nên có quà
Từng chia tay người yêu cũ chỉ vì chàng trai ấy quá thờ ơ vào những ngày lễ, Trần Thị Tuyết Trinh (27 tuổi, trọ tại 96/58 Nguyễn Thông, P.9, Q.3, TP.HCM) bày tỏ quan điểm: “Thật ra nếu nói chuyện quà cáp là quan trọng vật chất quá nhưng trong tình yêu, một khi đã yêu nhau thì không hề nghĩ đó là vật chất hay thực dụng mà là tình cảm của những người yêu nhau dành cho nhau. Nếu ngày lễ nào cũng thờ ơ và không tặng gì cho bạn gái của mình thì như thế thật sự cũng chẳng yêu thương gì nhau thật lòng”.
Trinh kể: “Lúc mới tán nhau, người yêu cũ của mình thậm chí mỗi sáng còn mua hoa và đồ ăn sáng tới. Thế nhưng đến khi yêu nhau rồi thì rất xem nhẹ và bảo những món quà đó thật phí phạm, để dành tiền làm những việc lớn hơn, mình yêu nhau thì quan trọng gì những món quà đó. Đúng là không quan trọng nhưng như thế quá thờ ơ, đặc biệt là lễ tình nhân mà một cành hoa cũng chẳng bao giờ nhớ đến”.
Bạn trẻ tất bật cắm hoa để bán vì nhu cầu người mua hoa tặng người yêu ngày lễ tình nhân rất nhiều. Ảnh HOA NỮ
Cũng chính vì thế mà cô nàng cảm thấy tủi thân và cho rằng bạn trai không yêu thương mình nhiều, sợ sau này về sống với nhau sẽ nhiều xích mích, thế là quyết định chia tay.
“Đã có lúc mình nghĩ rằng mỗi người có một cách thể hiện tình yêu khác nhau. Nhưng sự thờ ơ quá mức khiến mình cảm thấy đau lòng và không tin tưởng người ta đang thật lòng với mình”, Trinh bày tỏ.
Mặc dù không khẳng định việc không tặng quà cho nhau là không yêu thương nhau thật lòng nhưng Nguyễn Phương Uyên, sinh viên năm 2 Trường ĐH Nội vụ Hà Nội (Phân hiệu TP.HCM), chia sẻ: “Việc tặng quà ngày lễ tình nhân là quan trọng và mình đồng ý với quan điểm dù nhiều hay ít cũng nên có một món quà vì nếu không thì dễ khiến đối phương buồn, tủi thân và suy nghĩ lung tung”.
Video đang HOT
Chàng trai mua hoa tại đường Nguyễn Văn Cừ (Q.5, TP.HCM) vào dịp lễ tình nhân. Ảnh HOA NỮ
“Đây không chỉ là quà kỷ niệm mà nó còn là dịp để các cặp đôi thể hiện tình cảm. Món quà quan trọng bởi tình cảm của người tặng chứ không phải bởi giá trị của nó. Tuy nhiên, mỗi cặp đôi sẽ có cái nhìn khác nhau cũng như cách thể hiện tình yêu khác nhau trong lễ tình nhân”, Uyên bày tỏ và cho biết nếu là mình thì Uyên sẽ chuẩn bị quà 14.2 cho bạn trai và cũng rất mong muốn nhận lại quà từ bạn.
Đừng để người yêu mình tủi thân
Yêu nhau, điều quan trọng nhất là người mình yêu được vui. Đó là quan điểm của Nguyễn Thị Yến Vy (29 tuổi, trọ tại 531 Cách Mạng Tháng Tám, Q.10, TP.HCM). Chính vì thế, Vy cho rằng tặng quà hay không cũng được nhưng điều đó phải xem có làm người mình yêu vui hay không.
“Nếu để người mình yêu phải tủi thân vì ngày lễ tình nhân mà chẳng có một món quà hay cành hoa nào thì đó là điều không nên và như thế cũng thể hiện đối phương chẳng hiểu được người yêu mình. Khiến người yêu buồn thì còn nói gì chuyện yêu thương nhau. Đôi khi có những bạn gái chẳng cần những món quà hàng hiệu đắt tiền, họ chỉ cần người yêu mua đến một món ăn mà họ thích, một loại hoa mà họ yêu… thế thôi cũng đủ để cười cả ngày, cả đêm vì hạnh phúc rồi”, Vy thẳng thắn bày tỏ.
Bạn trẻ gói hoa bán dịp lễ tình nhân 14.2. Ảnh HOA NỮ
Đồng quan điểm, Nguyễn Thị Hoài Phương (21 tuổi, sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng), chia sẻ: “Không cần gì to tát nhưng mình nghĩ dù ít dù nhiều, có một chút quà nhỏ dù chỉ là 1 viên kẹo thì cũng sẽ vui vẻ hơn”.
Phương kể: “Thường mình và bạn trai sẽ đi ăn với nhau vào ngày lễ tình nhân, tặng nhau những thanh sô cô la và cùng đi dạo phố, rồi chụp vài bức ảnh kỷ niệm. Đối với mình vậy là đủ rồi. Vì tụi mình cũng còn sinh viên, nên không có đòi hỏi cái gì quá đắt tiền hay cầu kỳ vào những ngày lễ”.
Ở góc độ của người con trai, Hồ Đức Lộc (26 tuổi, ngụ trên đường Đỗ Xuân Hợp, P.Phước Long A, TP.Thủ Đức), bày tỏ: “Một khi đã yêu nhau rồi thì đối phương chính là món quà tuyệt vời nhất đối với họ. Nhưng đôi lúc cũng cần có một chút quà tặng hay 1 buổi đi chơi, 1 bữa đi ăn trong cái ngày đặc biệt 14.2. Vì đó cũng là một điều rất thú vị để có được nhiều kỷ niệm tuyệt vời nhất, với lại đi ra ngoài đường thấy các cặp đôi tặng quà cho nhau, mà người mình yêu nhất lại không được tặng quà thì thiệt thòi cho người mình yêu quá!”.
Ngập tràn hoa và mặt hàng sô cô la xuống phố cho mọi người thỏa sức lựa chọn làm quà tặng người yêu. ẢnhHOA NỮ
Lộc cũng cho rằng làm gì làm, đừng để cho người mình yêu thương nhất lại tủi thân vào những ngày này.
“Các bạn có thể chi tiêu tiền triệu để tự mua đồ cho bản thân nhưng một món đồ do người yêu tự làm hoặc do người yêu tặng thì lại có ý nghĩa hơn rất nhiều… Đừng để người yêu mình vì điều gì đó mà phải buồn hay tủi thân. Chúc tất cả các bạn trẻ, các đôi tình nhân sẽ có một ngày lễ 14.2 thật ấm áp”, Lộc nhắn gửi.
Chùa khuyến học
Nằm ở trung tâm quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ), chùa Pitu Khôsa Răngsây (chùa Viễn Quang) là địa chỉ tiếp sức nhiều sinh viên người Khmer học tập, trưởng thành.
Thượng tọa Lý Hùng, Trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây tặng quà cho sinh viên khó khăn đang ở tại chùa.
"Chùa cử nhân, thạc sĩ"
TP Cần Thơ là trung tâm đào tạo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm có hàng chục nghìn sinh viên các tỉnh về học tập. Trong đó, có không ít sinh viên xuất thân nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Với tinh thần lá lành đùm lá rách, tốt đời đẹp đạo, nhiều năm qua, chùa Viễn Quang đứng ra cưu mang sinh viên dân tộc, có thời điểm lên đến 50 em ở cùng lúc.
Không chỉ lo nơi ăn, chốn ở, nhà chùa còn động viên sinh viên trong rèn luyện, học tập, kịp thời hỗ trợ trong lúc khó khăn. Nhờ đó, hàng nghìn sinh viên người Khmer khắp các tỉnh miền Tây học thành tài, trở thành kỹ sư, cử nhân, bác sĩ, thạc sĩ... Với nghĩa cử cao đẹp, chùa Pitu Khôsa Răngsây hay chùa Viễn Quang còn được người dân gọi bằng tên thân mật "chùa cử nhân, thạc sĩ".
Chùa Pitu Khôsa Răngsây được xây dựng từ năm 1948 và gắn liền với sự học. Thượng tọa Lý Hùng, Trụ trì chùa, cho biết với tinh thần mở rộng vòng tay, hơn 20 năm qua, nhà chùa là nơi cưu mang hàng nghìn tăng sinh, sinh viên Khmer ở khắp các tỉnh trong vùng ĐBSCL theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ. Hiện tại, 15 sinh viên đang ở chùa để học tập.
Theo Thượng tọa Lý Hùng, ngoài việc bảo trợ miễn phí hoàn toàn cho sinh viên ở chùa, nhiều năm qua, có hàng trăm thí sinh đi thi đại học cũng được chùa hỗ trợ chỗ ở. Đồng thời, nhà chùa còn tổ chức lớp dạy chữ Khmer miễn phí cho cán bộ, viên chức và thanh niên Khmer.
"Đã có hàng nghìn học sinh, sinh viên nhận được sự hỗ trợ của chùa, nhiều em học thành tài, tốt nghiệp ra trường trở thành cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ", Thượng tọa Lý Hùng vui mừng thông báo.
Thượng tọa Lý Hùng dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc Khmer cho sinh viên ở chùa.
Tiếp sức sinh viên khó khăn
Thượng tọa Lý Hùng cho biết, giáo dục là nền tảng để nâng cao nhận thức. Khi nhận thức tốt thì làm việc tốt, sống có ích cho xã hội. Chính vì suy nghĩ này của Thượng tọa Lý Hùng mà chùa Pitu Khôsa Răngsây là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer duy nhất ở TP Cần Thơ có ký túc xá dành riêng cho sinh viên dân tộc Khmer đang học tập trên địa bàn thành phố.
Trong các hoạt động từ thiện xã hội, Thượng tọa Lý Hùng đặc biệt chú ý đến việc giúp đỡ học sinh, sinh viên nghèo. "Truyền thống của đồng bào Khmer là thanh niên phải có thời gian tu báo hiếu ở chùa để học đạo đức, lễ nghĩa.
Hầu hết, sinh viên đều không có thời gian tu ở chùa nên những điều mà các em chưa được học sẽ được tiếp cận tại chùa Pitu Khôsa Răngsây", Thượng tọa Lý Hùng chia sẻ.
Đến Cần Thơ, chi phí học tập, sinh hoạt khá đắt đỏ, nhiều sinh viên hoàn cảnh khó khăn đã nhận được sự giúp đỡ của chùa. Em Thạch Hữu Toàn, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, quê ở huyện Trà Cú (Trà Vinh) là một ví dụ.
Hữu Toàn chia sẻ: "Gia đình em thuộc diện hộ nghèo, không có đất sản xuất, cha mẹ làm thuê thu nhập không ổn định. Em là sinh viên Khmer nên được miễn giảm nhiều khoản trong học tập.
Tuy nhiên, chi phí thuê nhà trọ ở Cần Thơ khá đắt đỏ nên gia đình em khó kham nổi. Rất may, em được nhà chùa cưu mang, cho ở trọ học tập. Em còn được các sư chỉ dạy, giáo dục đạo đức nên rất yên tâm học tập, rèn luyện".
Một trong những sinh viên ở chùa học tập khá lâu là em Sơn Phúc, quê ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Phúc đã trọ học ở chùa 6 năm qua, hiện đã hoàn thành xong chương trình thạc sĩ ngành Quản lý Tài nguyên môi trường, Trường Đại học Cần Thơ.
"Gia đình khó khăn, em từ quê đến TP Cần Thơ học đại học, ban đầu ở trọ tốn kém rất nhiều chi phí. Rất may em tìm đến chùa và được cưu mang cho đến ngày hôm nay. Em rất biết ơn các sư đã chăm lo, chỉ dạy và trở thành điểm tựa vững chắc cho em cùng nhiều bạn khác", Phúc chia sẻ.
Là người dân nhiều năm sống cạnh chùa Pitu Khôsa Răngsây, ông Lê Văn Ngọc, ngụ phường An Cư, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) cho biết, chùa không chỉ là điểm đến tâm linh của đông đảo Phật tử gần xa, mà còn là nơi nuôi dưỡng ước mơ cho các thế hệ sinh viên con em đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn hiếu học ở khắp các tỉnh ĐBSCL.
Người dân ai cũng biết đến Thượng tọa Lý Hùng - Trụ trì chùa, bởi lòng nhân ái, chăm lo cho những sinh viên Khmer có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Hơn 20 năm cưu mang học sinh, sinh viên nghèo, Thượng tọa Lý Hùng nói rằng, đó là việc làm xuất phát từ trong tâm thiện nguyện của mình, nhằm hỗ trợ một phần trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho con em đồng bào, để các em có được cái chữ, cái nghề, sau này trở về phục vụ quê hương.
Điều khiến Thượng tọa Lý Hùng vui nhất là mỗi năm nhà chùa tiếp nhận khoảng 40 đến 50 em sinh viên nghèo hiếu học. Tổng chi phí mỗi năm khoảng 900 triệu đồng, hỗ trợ về cơ sở vật chất, ăn, ở, điện nước cho các em.
Nhà chùa luôn sẵn lòng đón nhận, cung cấp nơi ăn, ở để các em có điều kiện học tập, theo đuổi ước mơ. Tuy vậy, lúc vào ở các em phải có sự đồng thuận của gia đình để tiện bề dạy dỗ.
Nhà chùa tuyệt đối không chấp nhận sinh viên có đạo đức kém, tránh việc ảnh hưởng đến các em khác. Hiện, nhiều em đã hoàn thành chương trình đào tạo và trở thành những kỹ sư, bác sĩ, tiếp tục cống hiến cho xã hội, nhất là tại những vùng quê còn nhiều khó khăn.
Hải Dương: Tặng quà gia đình người có công, trợ cấp người khó khăn dịp Tết Nhâm Dần Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương vừa quyết định dành trên 49,4 tỷ đồng để thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người cao tuổi, một số đơn vị nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và trợ cấp khó khăn nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022. UBND tỉnh Hải Dương dành trên 49,4 tỷ...