Lê Thẩm Dương: “Bất tín, bất nghĩa, bất hiếu hoàn toàn sửa được nhưng bất nhân thì không”
Tối qua (5/12), tập 8 chương trình Quyền lực ghế nóng đã lên sóng, với chủ đề Tiếc nuối, Xin lỗi, Cảm ơn. Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã có nhiều pha bình luận gay cấn và sâu sắc.
Sống mà không có cảm xúc thì đừng làm người nữa
“Tiếc” là một dạng cảm xúc khi người ta làm sai một điều gì đó theo cách nhìn của họ. Cái sai này chỉ có ông trọng tài thời gian là thấy được thôi, chứ ở thời điểm đó có ai thấy mình sai đâu.
Thời gian và nước lã là hai vị thuốc lí tưởng nhất trái đất này. Có lúc người ta thấy sai ngay sau đó, nhưng đôi khi phải tới cuối đời mới thấy sai và tiếc nuối.
Cảm thấy sai thì mới tiếc, không sai lấy gì ra mà tiếc. Có những sự việc rõ ràng sai mà lại không sai. Chẳng hạn người ta bảo li hôn là sai, nhưng tôi thấy li hôn chẳng có gì sai. Li hôn quá tuyệt vời nếu ở thời điểm đó cả hai người đều không tiếc.
Cái tiếc này chỉ thuộc về cá nhân. Chốt lại, người ta chỉ tiếc khi qua thời gian họ cảm thấy mình sai.
Tiếc xảy ra trong hai trạng thái, một là vô tình, hai là bản chất. Nếu bạn sang châu Âu, lúc nào cũng thấy người ta xin lỗi, tràn ngập đường phố là xin lỗi. Tôi vô tình đi cắt mặt người ta, tôi cũng phải xin lỗi. Tôi tiếc vì sao tôi lại mất lịch sự thế. Đó là cái tiếc vô tình.
Cái tiếc đầy tính bản chất là khi sống mà động cơ thì hèn, ý chí thì tầm bậy, lười biếng, rất tệ hại, nhưng khi nào trời giáng xuống thì mới tỉnh. Tại thời điểm ấy, đời chưa dạy, vẫn chưa thấy.
Cái đầu tiên khiến người ta tiếc trong cuộc đời là sức khỏe. Phá banh xác ra, nói không nghe, nhưng đến cuối đời lại tiếc. Không chịu học thì hỏng não, ăn nhậu nhiều thì hỏng cơ bắp.
Cái tiếc thứ hai là tình yêu, hôn nhân, gia đình.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: “Vô cảm là bệnh của toàn xã hội công nghiệp này rồi”
Cái tiếc thứ ba là bạn bè. Người ta chơi với anh bằng tình bạn, anh lại chơi với họ bằng thái độ của thằng bè. Phải kiếm bằng được một thằng tri kỉ, cái này còn khó hơn cả kiếm vợ.
Cái tiếc cuối cùng là tiếc trong sự nghiệp… Chỉ biết làm giàu mà không biết người khác, sau này hối không kịp. Hoặc làm giàu mà phi pháp thì càng gây nhiều hối hận.
Tự tử là hèn mạt. Bất tín, bất nghĩa, bất hiếu hoàn toàn sửa được nhưng bất nhân thì không sửa được
Nguyên nhân đầu tiên gây nên sự tiếc nuối là do mình vô tình hoặc cực kì thiếu rèn luyện, nếu không rèn luyện thì chẳng làm được cái gì.
Nguyên nhân tiếp theo là nguyên nhân của nhận thức. Não thế nào thì sai thế đó, nên có cái sai sửa được và không sửa được. Đi tù là hết sửa được. Bất tín, bất nghĩa, bất hiếu hoàn toàn sửa được nhưng bất nhân thì không.
Không tiếc nuối thì không phải con người. Chết mới thấy tiếc thì mày nên chết đi cho xong. Bởi vậy, cần chung sống với cái tiếc và sửa sai cho nó. Chứ nếu tự tử thì là đại họa với vợ con, cha mẹ. Tự tử là hèn mạt. Phải chủ động thấy được cái sẽ tiếc chứ đừng bị động rồi nằm than vãn sao số mình khổ thế.
Nam và nữ có những cái tiếc khác nhau, phụ thuộc vào đặc trưng giới tính. Đàn ông đặc trưng duy trì nòi giống nên càng nhiều người yêu càng tốt. Phụ nữ muốn duy trì nòi giống bằng cách chọn con tốt nhất nên càng nhiều người thích họ càng thích, nhưng lại không thích chính cái người đó.
Người phụ nữ có gia đình thường không lăng nhăng, nhưng theo bản năng, họ vẫn thích có nhiều người thích mình.
Xin lỗi, cám ơn mà không đúng cách sẽ phản tác dụng
Xin lỗi và cám ơn là biểu hiện cao nhất của tính người, đỉnh cao của hệ ý thức. Dưới góc độ đời thường, nếu bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ dạy mình bằng đại bác, nên phải cám ơn, xin lỗi.
Nếu biết cám ơn, xin lỗi thì công việc cực kì thuận lợi. Nếu khiến người khác thỏa mãn cảm xúc bằng xin lỗi, cám ơn thì 9 bỏ làm 10. Còn nếu đã ghét thì 9,8 cũng đưa nhau ra tòa.
Cảm ơn và xin lỗi cần được biến thành văn hóa công ty, văn hóa gia đình và văn hóa dân tộc. Văn hóa là cái cuối cùng còn lại sau khi mọi cái đã mất đi.
Đáng lẽ cám ơn, xin lỗi phải là cái tồn tại cuối cùng thì giờ lại mất hết. Thời 1975 tôi còn bé, con trẻ ra đường đều phải biết khoanh tay lại.
Ngược lại với xin lỗi và cám ơn là đổ lỗi và vô ơn. Hiện nay hai cái này ở thế cân bằng, đây là điều rất đáng buồn.
Thế nhưng, xin lỗi, cám ơn mà không đúng cách sẽ phản tác dụng. Đầu bảng của đầu bảng là phải chân thành. Cám ơn mà không chân thành, chỉ xã giao thì thôi dẹp đi, đừng cám ơn làm gì. Lời cám ơn, xin lỗi mà không chân thành là vô nghĩa.
Cám ơn và xin lỗi phải đúng mức độ, đẩy cao quá thì đối phương sẽ nghi ngờ, tự vệ.
Khi cám ơn và xin lỗi phải kết hợp giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Người Việt Nam cực kì kém trong phi ngôn ngữ. Trong một bữa nhậu mà hóa đơn nhiều tiền đồ ăn, ít tiền đồ uống là đỉnh cao của xã hội văn minh.
Nhưng với người Việt Nam, vào bàn nhậu nói càng nhiều, càng to càng tốt, chẳng khác nào người trung cổ.
Cho nên, người văn minh có xu hướng nói ít lại, đẩy phi ngôn ngữ lên. Khoanh tay là một dạng của phi ngôn ngữ nhưng mang tính văn hóa cao. Đó là văn hóa của người Nhật, còn người Hàn Quốc là chắp tay. Khoanh tay vĩ đại hơn lời nói nhiều, nhưng nên kết hợp cả hai.
Kĩ năng sống hiện đại là xin lỗi bằng cám ơn và cám ơn mà lại thành xin lỗi. Bây giờ phải dạy người lớn cách cám ơn, xin lỗi đã rồi mới dạy trẻ con được. Người lớn không làm được thì đừng dạy trẻ con làm gì, nó không nghe đâu.
Xin lỗi, cám ơn, khen là ba biểu hiện của đàn ông và đàn bà cực mạnh. Sống mà không khen là chết, phải khen mới tồn tại.
Chị Vân Hugo cứ cám ơn mãi, mệt lắm. Chị Vân Hugo nên nhớ, cái gì có lỗi thì xin, ơn thì cám, chứ đừng cám cả cám lợn vào đây.
Theo ttvn.vn
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương nhầm lẫn khó hiểu khi nói về chuyện tình Romeo và Juliet
Trong phần chia sẻ ở tập 6 chương trình Quyền lực ghế nóng, tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã có một nhầm lẫn về kiến thức.
Tập 6 của chương trình Quyền lực ghế nóng vừa lên sóng tối qua (21/11) lấy chủ đề về nỗi sợ trong quan hệ vợ chồng.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề này, đặc biệt chuyện sợ vợ.
" Để 2 vợ chồng khớp nhau được xác suất là 1/2 triệu, 2 vợ chồng lấy nhau về hợp luôn, khớp lệnh luôn không bao giờ có. Người ta ước mơ và chứng minh có trường hợp có, đó là Romeo và Juliet. Thứ hai là trong đời thực thì có gia đình của Lenin và Krupskaya", tiến sĩ Lê Thẩm Dương nói.
Chia sẻ của tiến sĩ khá xác đáng và hợp lý, tuy nhiên dường như ông có đôi chút nhầm lẫn. Trong tác phẩm của đại văn hào Shakespeare, hai nhân vật Romeo và Juliet không thể đến được với nhau, và đương nhiên chưa bao giờ là vợ chồng.
Cái hợp nhau mà tiến sĩ nói đến có lẽ là việc Romeo và Juliet yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Vì thế, ví dụ này không thực sự phù hợp khi nói về mối quan hệ vợ chồng.
Tiếp đó, tiến sĩ Lê Thẩm Dương dùng câu thành ngữ "mả táng hàm rồng" để hình dung về sự may mắn khi vợ chồng cực kì hợp nhau mà không cần điều chỉnh, cố gắng thêm gì trong đời sống hôn nhân.
Câu thành ngữ này được chương trình thể hiện bằng chữ trên màn hình với ý nhấn mạnh. Tuy nhiên, câu thành ngữ đã bất cẩn bị viết sai chính tả từ "mả" thành "mã".
Sai sót này có lẽ do khác biệt về phương ngữ miền Nam và miền Bắc, nhưng cũng có thể do biên tập chương trình chưa hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ.
Câu thành ngữ mà tiến sĩ Lê Thẩm Dương ví von bị viết sai chính tả.
Trong chương trình, tiến sĩ Lê Thẩm Dương còn tự nhận mình là người sợ vợ và chia sẻ về cuộc hôn nhân của chính ông.
Hạnh phúc giống như ruộng lúa, phải bỏ công chăm sóc tưới phân làm cật lực mới có năng suất", Lê Thẩm Dương nói.
Ông cho hay đã kết hôn được 36 năm và phải liên tục nỗ lực vun đắp cho hôn nhân vì hai vợ chồng không "khớp". Cứ mỗi 10 năm, vợ chồng ông lại tổ chức cưới lại một lần, không phải để hâm nóng tình cảm mà để tôn vinh mình và chuẩn bị cho một chặng đường tiếp theo.
Theo Thế giới trẻ
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Các chị trong showbiz lấy chồng không phải bằng não mà là cảm xúc! Showbiz dễ bị đánh giá là vi phạm đạo đức, nhưng thực tế không phải vậy. Trong showbiz cũng dễ bị ganh ghét lắm" - Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chia sẻ. Tối 31/10 vừa qua, tập 3 chương trình Quyền lực ghế nóng 2018 đã chính thức lên sóng, với sự xuất hiện của hai chủ trì là tiến sĩ Lê Thẩm...