Lễ tế sống bi thương vụ Hà thành đầu độc
Buổi lễ tế sống diễn ra rất thảm thương, tiếng khóc ai oán vang dậy trời đất, thế nhưng, cụ Hai Hiên không rơi một giọt nước mắt.
Kỳ 2: Cuộc nổi dậy bất thành Như đã nói ở kỳ trước, anh Phạm Văn Túy, cán bộ UBND TP.Hà Nội, người con của làng Tạ Xá, cùng quê với cụ đồ Đàm, bị ám ảnh bởi những hình ảnh bêu đầu, sự ứng xử chưa đúng mức của chúng ta với các chí sĩ yêu nước. Vì lẽ đó, nhiều năm nay, anh đã âm thầm thu thập tư liệu chứng minh công lao to lớn của các cụ trong vụ Hà Thành đầu độc với lịch sử giải phóng dân tộc. Anh Túy thu thập cả những tài liệu chính thống nằm phủ bụi trong trung tâm lưu trữ quốc gia, cả những thông tin từ người thân của các chí sĩ bị chặt đầu, nên anh nắm rất rõ sự kiện đặc biệt này. Theo đó, vụ Hà thành đầu độc nổ ra vào đêm 27/6/1908, ngay trong doanh trại quân đội Pháp ở thành Hà Nội.
Những chí sĩ yêu nước trong vụ Hà thành đầu độc.
Trước thời điểm đó, các phong trào yêu nước của Phan Bội Châu phát triển mạnh.Hoàng Hoa Thám cũng tổ chức nhiều cuộc nổi dậy tấn công quân đội Pháp và được dân chúng hưởng ứng mạnh mẽ. Tại quán cơm số 20 Cửa Nam, Hà Nội, là nơi các chí sĩ yêu nước cùng chí hướng tụ tập, giác ngộ nhau. Các ông Đỗ Khắc Nhã (đồ Đàm), Nguyễn Văn Hiên (đầu bếp Hai Hiên), thầy lang Phúc… thường xuyên tuyên truyền giác ngộ những binh lính, cai đội người Việt làm việc cho quân đội Pháp. Thời điểm đó, những ông Đặng Đình Nhân (đội Nhân), Nguyễn Văn Nga, Nguyễn Trị Bình, Dương Bê… là những cai đội, binh lính người Việt, rất phẫn uất với thực dân Pháp vì bị phân biệt đối xử với lính Pháp. Họ bất mãn vì bị sai đi đánh lại người Việt.
Giặc Pháp chặt đầu một chí sĩ yêu nước.
Tại chùa Bạch Mã, phố Hàng Buồm, ông Nguyễn Trị Bình (tức Đội Bình), đã tụ tập 200 người đồng chí hướng, để tổ chức “Hội nghị Diên Hồng”. Ông Bình nói: “Hôm nay, chúng ta bàn với nhau một việc đặc biệt hệ trọng. Đó là việc lấy lại đất nước Việt Nam, khôi phục mọi quyền lợi của chúng ta. Nếu mưu đồ không thành công, chúng ta phải đeo đuổi nhiệm vụ này tới chết. Quyết không lùi bước trước sự hi sinh nào để cứu lấy Tổ quốc chúng ta. Các đồng bào có đồng ý với tôi về vấn đề này không? Có tán thành kế hoạch của tôi không?”. Mọi người có mặt đều tán thành kế hoạch đánh chiếm đầu não cai trị thực dân. Nhiều kế hoạch được đưa ra bàn bạc. Đầu bếp Hai Hiên đã đề xuất sử dụng phương án đầu độc tướng lĩnh, binh sĩ Pháp, được mọi người ủng hộ.
Video đang HOT
Nơi hành quyết các chí sĩ yêu nước vốn là Bãi Bàng.
Giờ là khu vực chợ Bưởi.
Theo đó, phương án đầu độc hiệu quả, an toàn là sử dụng loại cà có chất độc. Chất độc từ loại cà này tuy không giết được người, nhưng làm mất sức chiến đấu, sẽ là cơ hội tốt để nghĩa quân đánh chiếm Hà Nội. Kế hoạch được chốt lại như sau: Khi quân Pháp bị đầu độc, các nhóm cai đội, binh lính trong hàng ngũ Pháp được giác ngộ sẽ chiếm kho vũ khí, bắn pháo hiệu. Các toán quân từ ngoại thành ém sẵn thấy hiệu lệnh sẽ ập vào thành. Đội Nhân (Đặng Đình Nhân) được phân công nhiệm vụ đánh chiếm phủ toàn quyền Đông Dương, đội Bình tấn công Bộ tham mưu Pháp và đội Cốc (Dương Bê) đánh vào Tòa thống sứ Bắc Kỳ. Tuy nhiên, kế hoạch mấy lần bị hoãn lại vào năm 1907, vì thời cơ chưa thuận lợi, vũ khí chưa có đủ. Vì thế, mật thám Pháp đã đánh hơi được thông tin. Mặc dù không thu thập được thông tin chính xác, song chúng cẩn thận đề phòng. Tối 27/6/1908, tổ chức thực hiện kế hoạch. Nhóm đầu bếp do Hai Hiên cầm đầu đã bỏ chất độc chiết xuất từ cà vào thức ăn. Khoảng 200 binh lính, sĩ quan Pháp đã trúng độc. Tuy nhiên, lượng độc dược chưa đủ mạnh, nên chỉ bị đau bụng, mất sức chiến đấu, số ít ngất xỉu. Vào thời điểm đó, một lính công binh pháo thủ số 9 của quân đội Pháp, được các chí sĩ yêu nước kết nạp làm tay trong đã đi xưng tội với linh mục ở nhà thờ.
Giấy báo tử của Phủ thống sứ Bắc Kỳ.
Bản dịch Giấy báo tử của Phủ thống sứ Bắc Kỳ.
Tin lộ ra, ngay lập tức, quân đội Pháp xiết vòng vây, tước hết vũ khí, bắt giam người Việt phục vụ trong quân đội Pháp để điều tra. Nhóm đầu bếp người bị bắt, người tìm đường tẩu thoát, nên không kịp cướp kho vũ khí và nổ pháo hiệu báo các nhóm nghĩa quân ém ở ngoại thành. Đến giờ hẹn, không thấy pháo hiệu, các toán nghĩa quân tự giải tán. Mặc dù chưa bắt hết những người nổi dậy, nhưng 9 ngày sau vụ Hà thành đầu độc, thực dân Pháp đã tuyên xử chém 3 người, là đội Nhân, đội Bình và Dương Bê. Đầu những chí sĩ yêu nước được đặt vào rọ tre, treo ở chợ, đầu làng, để “răn đe”, nhằm làm nhụt chí những người yêu nước. Theo “Báo cáo tổng hợp 7/1908″ của E.Duvillier, quan công sứ tỉnh Hà Đông, có 13 người bị xử tử trong vụ Hà thành đầu độc. Trong số đó, có 2 người, gồm thầy giáo Đỗ Khắc Nhã, tức đồ Đàm và đầu bếp Nguyễn Văn Hiên, tức Hai Hiên. Báo cáo cũng nói rõ nghề nghiệp của 2 vị này, là nhà giáo và đầu bếp, nhưng lại đóng vai trò quan trọng. Đồ Đàm tụ tập các chí sĩ yêu nước, cầm đầu một cách quân và Hai Hiên chỉ đạo việc đầu độc và cướp kho vũ khí. Chính vì thế, quan công sứ J.Bosc đã ngồi tòa và tuyên ngay tội xử tử. Điều đáng nói, cả hai chí sĩ này đều thể hiện khí khái trượng nghĩa của người yêu nước thương dân. Cụ đồ Đàm không muốn dân làng bị liên lụy, nên đã tự ra hàng chịu chết. Cụ Hai Hiên chỉ là đầu bếp, nhưng cũng không muốn để gia đình liên lụy.
Mộ cụ đồ Đàm và Hai Hiên .
Anh Phạm Văn Túy thắp nhang trên mộ các chí sĩ yêu nước bị chặt đầu.
Cụ Hai Hiên cùng với đồ Đàm đã tẩu thoát trước khi quân Pháp vây hãm, bắt bớ. Truy lùng không được, quan công sứ Hà Đông đã mượn luật của triều đình An Nam, khép tội tạo phản, là trọng tội, phải tru di tam tộc. Cụ Hai Hiên quê ở xã Đức Giang (Hoài Đức, Hà Nội bây giờ). Lúc vụ Hà thành đầu độc xảy ra, đại gia đình vẫn sống ở quê. Giặc Pháp bắt bớ, nhốt hết vợ con, người thân đủ 3 đời. Khi đó, đang trốn ở nơi khác, nghe tin, cụ Hai Hiên đã tìm về làng, chấp nhận để cho quân Pháp bắt. Dân làng, họ tộc gặp cụ, khóc lóc thảm thiết, có ý can ngăn, nhưng ông đã quyết, không thay đổi ý định. Dân làng đã mổ lợn, làm lễ tế sống người đầu bếp dũng cảm. Trong ký ức của các cụ truyền lại, buổi lễ tế sống diễn ra rất thảm thương, tiếng khóc ai oán vang dậy trời đất, thế nhưng, cụ Hai Hiên không rơi một giọt nước mắt. Thi thoảng cụ chỉ thở vắn than dài, tiếc rằng chí lớn không thành, không diệt được kẻ thù để giải phóng đất nước. Tế sống xong, đầu bếp Hai Hiên bình thản ra pháp trường chịu tội chặt đầu cùng với cụ đồ Đàm và nhiều người khác. Mặc dù đã bị xử tử, nhưng vợ cụ vẫn bị giặc Pháp tra tấn đến chết trong tù. Anh em ruột cũng bị lưu đày. Người thân phải bỏ trốn khắp ngả để tránh sự truy bắt, trả thù.Còn tiếp…
Theo_Kiến Thức
Nhà văn Tô Hoài qua đời ở tuổi 95
Tác giả của tập truyện "gối đầu giường" với biết bao nhiêu thế hệ độc giả "Dế mèn phiêu lưu ký" đã qua đời sáng nay, 6/7/2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi.
Nhà văn Tô Hoài
Sinh ngày 27/9/1920, Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh ra tại quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, Hà Nội trong gia đình thợ thủ công. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.
Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi. Tác phẩm gần đây nhất của nhà văn là tập truyện Ba người khác.
Theo Tiền Phong
Vạch rõ Trung Quốc 2 lần dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc vừa tiếp tục gửi thư lên Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đề nghị lưu hành hai văn bản nêu rõ lập trường của Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh...