Lê Minh Sơn: Chưa từng “ẩn mình” trong nghệ thuật
Thoắt ẩn thoắt hiện, và mỗi lần hiện lại là những sự kiện nghệ thuật đình đám, vì vậy, cái tên Lê Minh Sơn dường như chưa bao giờ “hết nguội”. Vậy nên, mỗi lần Lê Minh Sơn “biến mất”, khán giả lại kỳ vọng đó là dấu hiệu của sự trở lại mãnh liệt của người nghệ sĩ tài hoa này.
Không ít bài báo gần đây nói rằng Lê Minh Sơn đã trở lại với nền âm nhạc Việt Nam, sau một thời gian dài “ẩn mình”. Vậy lần tái xuất này của mình, anh hứa hẹn sẽ mang lại điều gì mới mẻ?
Thật ra, tôi đã đi đâu đâu mà tái xuất. Tôi vẫn mải mê với nghiệp của mình. Nhưng người nhạc sĩ vốn luôn đứng sau ảnh đèn sân khấu nên thành thử ra mọi người nhầm tưởng tôi “ẩn mình” hay chăng? Thời gian này, tôi tham gia với nhiều vai trò hơn nên xuất hiện nhiều hơn thôi.
Mới đây, anh gây nên cơn bão dư luận với quan điểm “ huấn luyện viên có văn hóa”. Nguồn cơn nào mà anh có thể đưa ra quan điểm dễ gây ồn ào như vậy?
Thật ra, văn hóa là một khái niệm rất rộng lớn. Chúng ta có văn hóa ăn, văn hóa uống, văn hóa yêu, văn hóa đời sống, văn hóa làm việc và văn hóa tư duy. Đối với mình, nếu bạn có một nền tảng văn hóa của một gia đình tốt, chưa chắc bạn đã là một người tốt. Nếu một người không có nền tảng gia đình tốt, khi đó họ sẽ phải có sự rèn luyện để vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Và chính sự rèn luyện đó đã là văn hóa rồi.
Là một giảng viên trong suốt 22 năm liền, mình vẫn thường nói với các học trò rằng: những người làm nghề và những người muốn kiếm sống bằng nghề đấy thì luôn phải xem số đông họ đang quan tâm đến cái gì, có nhu cầu gì để mình đáp ứng cho số đông đó, để kiếm tiền, để phục vụ cuộc sống mưu sinh. Điều đó cũng tốt thôi, bởi họ sống được bằng nghề.
Nhưng bản thân nghệ thuật đã là văn hoá. Thế nên, đối với những người nghệ sĩ và với những người được giao cho sứ mệnh sáng tạo, hay là những huấn luyện viên đào tạo nghệ thuật, họ sẽ phải có nghĩa vụ đảm bảo tính văn hoá trong tác phẩm của họ. Đó là phong cách, đó là ngôn ngữ âm nhạc, là thái độ với các tác phẩm mà những kẻ sáng tạo đã được ông trời trao cho sứ mệnh như vậy. Vì vậy, các sản phẩm đó, dù dưới hình thức nào, nhất định phải có văn hóa, phải vị nghệ thuật trước nhất.
Được biết, Lê Minh Sơn vừa nhận lời làm trưởng ban giám khảo chương trình The Band by VinaPhone, một cuộc thi âm nhạc hoàn toàn dành cho các ban nhạc. Anh thấy điểm khác biệt giữa 1 gameshow và 1 cuộc thi là gì?
The Band by VinaPhone là một chương trình tuyệt vời. Ngày nay, chính điện thoại di động đã “làm hại” các ban nhạc. Bởi các ca sĩ ngày nay đi đâu cũng có beat nhạc để sẵn trong điện thoại, chỉ việc bật lên hát là xong. Nhưng như vậy, ca sĩ lại bị bơ vơ trên sân khấu. Tất nhiên đó là kiểu đánh nhanh thắng nhanh, để phục vụ nhu cầu mưu sinh… thì cũng rất cần thiết, tiện lợi.
Để làm nên một sản phẩm âm nhạc chất lượng, hình tượng một ca sĩ, hay hình ảnh một đêm diễn đáng nhớ thì không thể không nhắc đến ban nhạc. Những thập kỷ ngày xưa chúng ta đã có rất nhiều ban nhạc nổi tiếng, rất nhiều ban nhạc hay. Khi những thủ lĩnh của các ban nhạc đó đứng trước đời sống nghệ thuật Việt Nam, họ đều là những cánh chim đầu đàn.
Video đang HOT
Vậy có thể nói “The Band by VinaPhone” hứa hẹn sẽ là sản phẩm xứng đáng cho sự tái xuất của Lê Minh Sơn?
Và khi được ngồi vào vị trí trưởng ban giám khảo của cuộc chơi này, tôi hạnh phúc lắm. Vì ở đây tôi có một tiếng nói khác. Nếu như ở những vị trí giám khảo trước đây, mình đến chấm điểm, gửi cho BTC xong là coi như mình hết trách nhiệm. Lần này, ở The Band by VinaPhone, với vị trí này, tôi buộc phải cân đong đo đếm và thật sự lúc đó mình sẽ bùng nổ tất cả những gì thuộc về cá tính âm nhạc, sự sáng tạo trong âm nhạc. Tôi kì vọng cuộc thi này sẽ trở thành cái nôi đào tạo, nơi ra đời những ban nhạc như Bức Tường trước đây; thu hút các bạn trẻ từ những ngôi trường có bề dày về đào tạo âm nhạc cũng như các trường nổi tiếng với phong trào văn nghệ sinh viên.
Và bản thân, nói đến Lê Minh Sơn thì ơn trời, cho đến bây giờ con đường đi của mình vẫn rất đúng với tâm huyết của mình. Và những gì mình đạt được, cho đến ngày hôm nay, khiến mình cảm thấy rất nhiều niềm vui trong cuộc sống bởi con đường mình chọn là đúng đắn. Đó là sự sáng tạo, sự độc đáo, là những thứ mà không cá tính âm nhạc nào có thể bỏ phí. Và đó cũng là cảm xúc của tôi khi được giữ vị trí trưởng ban giám khảo của cuộc thi đáng chú ý này.
Theo Trí Thức Trẻ
Bạn có bật cười khi xem lại những MV chục năm về trước của VPop?
Có thể những sản phẩm âm nhạc thời đó được đầu tư còn khá sơ sài. Xem lại mới thấy được sự chuyển mình mạnh mẽ của nền âm nhạc Việt Nam.
2017 quả là một năm phát triển rực rỡ của thị trường VPop, với nhiều sản phẩm âm nhạc đầy sáng tạo và thú vị. Trong đó các MV ngày càng được đầu tư công phu hơn, thậm chí còn như một bộ phim ngắn. Vậy các bạn có tò mò 20 năm trước, những MV thời anh chị của chúng ta đã từng như như thế nào không?
MV kiếm hiệp cổ trang
Hơn 20 năm trước là khoảng thời gian mà nhạc Hoa cùng dòng phim cổ trang Trung Quốc bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi nhà. Với việc xuất hiện hàng loạt bộ phim ăn khách Trung Quốc như Thần điêu đại hiệp, Hoàn châu cách cách, Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài... các ca sĩ đồng loạt ăn theo, nhanh chóng nắm bắt thị hiếu của khán giả để cho ra đời những MV có bối cảnh, cốt truyện liêu trai na ná những bộ phim lúc bấy giờ.
Chị Tư Cẩm Ly và anh Bo Đan Trường.
Mặc dù được đầu tư khá công phu về kinh phí lẫn tâm huyết, nhưng vì công nghệ kĩ thuật còn nhiều hạn chế, cộng thêm ê-kíp sản xuất vẫn còn quá ít kinh nghiệm để thực hiện những MV kiểu như vậy, thế nên việc các sản phẩm âm nhạc cổ trang 'made in Vietnam' xuất hiện khá nhiều sạn về kịch bản, các kĩ xảo, bối cảnh vẫn còn 'nguyên thủy' hay phục trang 'sến súa' là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên tại thời điểm đó, phải nói rằng những MV này vẫn là một làn gió mới, nên vẫn được đông đảo khán giả yêu thích, trở thành một phần trong ký ức tuổi thơ của nhiều người.
Là nghệ sĩ tiên phong cho trào lưu thực hiện các MV theo phong cách cổ trang trong làng nhạc Việt, không ai khác chính là anh Bo Đan Trường với gia tài MV cổ trang đồ sộ. Anh còn được mệnh danh là ông hoàng MV cổ trang của showbiz Việt với những tác phẩm nổi bật như Hoài niệm cũ, Phong ba tình đời, Trở lại phố cũ, Chờ trên tháng năm... Ngoài ra Cẩm Ly, Lam Trường cũng là những nghệ sĩ lăng xê phong cách này với một vài MV điển hình như Tuyết hồng, Ảo mộng tình yêu, Cánh chim cuối trời, Tuyết sơn phi hồ...
MV với nội dung và cái kết đầy bi kịch
Việc chọn cho MV một cái kết ảm đạm không phải chỉ là mới xuất hiện gần đây, mà nó thực sự đã trở thành một trào lưu từ chục năm về trước. Điểm khác biệt lớn nhất là những MV thời điểm đó chưa được đầu tư sâu về nội dung kịch bản, nên MV có phần hơi cụt. Khán giả chắc đã quá quen với những cảnh trong MV lúc ấy như chàng ca sĩ đang hát hoặc cả hai đang hạnh phúc vui vẻ, bỗng nhiên từ đâu xuất hiện một chiếc xe 'lụi' vào và hết MV.
Đang hạnh phúc tung tăng đi gặp người yêu ...
... thì bỗng nhiên bị tông xe.
Ảnh hưởng sâu đậm từ trào lưu làn sóng Hallyu 'đẫm nước mắt' đang lan tỏa khắp châu Á vào lúc ấy, nhiều MV của những ca sĩ nổi tiếng như Mỹ Tâm, Đan Trường, Đàm Vĩnh Hưng, Ưng Hoàng Phúc... đã lấy không ít cảm xúc của khán giả với câu chuyện tình yêu đẹp nhưng sướt mướt, bi lụy.
Những câu chuyện tình buồn, có cái kết không trọn vẹn luôn là nguồn cảm hứng để các nghệ sĩ xây dựng kịch bản cho MV của mình. Chính phần nội dung có phần kết thúc bi kịch lại là chất xúc tác đặc biệt cho những bản ballad dễ đi vào lòng người hơn. Có thể thấy những tình tiết như bệnh tật, chết chóc dẫn đến cái kết chia ly là một trong những gia vị không thể thiếu khi làm MV đối với các ca sĩ lúc bấy giờ.
Từ bị liệt như Ngô Kiến Huy trong Chờ em trong mỏi mòn, Khánh Phương bị mù trong Chỉ là quá khứ, Khổng Tú Quỳnh tiếp tục bị mù trong Cánh chim hải âu. Cho đến cái kết lâm li bi đát hơn khi bị chia cắt bởi cái chết như Hòa Mi với MV Đừng để em khóc, 'bạn trai' của Hồ Ngọc Hà cũng mắc một căn bệnh bí hiểm mà thổ huyết chết trong Tìm lại giấc mơ.
Chưa dừng lại ở đó, không biết là vô tình hay hữu ý, các MV Việt còn nói lên thực trạng giao thông nguy hiểm ở Việt Nam khi số nhân vật bị chết do tai nạn giao thông cứ thế xuất hiện nhan nhản, như Quên cách yêu của Lương Bích Hữu, Chuyện hôm qua của Lam Trường, Phố kỉ niệm của Nguyên Vũ...
Các nghệ sĩ kéo nhau ra đường làm MV
Giai đoạn cuối năm 1999, đầu năm 2000 bên cạnh sự bứt phá của trào lưu cổ trang thì vẫn nhiều ca sĩ vẫn chung thủy với cách làm MV đơn giản là... ra đường đứng hát. Không cần quá nhiều kinh phí đầu tư ngoại cảnh, không cần đau đầu tìm địa điểm quay MV, tất cả cứ kéo nhau ra đường là xong một sản phẩm âm nhạc. Cũng vì thế mà các fan lâu lâu lại có cơ hội ngắm nhìn thần tượng của mình 'cận mặt' mà không cần phải đi đâu xa xôi.
Quả vậy, các ca sĩ của chúng ta thời đó rất biết tận dụng, từ chiếc xe ô tô đậu giữa đường, cột đèn đường, đến những bụi cây bên đường cũng được các ca sĩ tận dụng một cách triệt để. Như Ưng Hoàng Phúc chỉ với 1 chiếc xe đạp, anh đã tạo nên bản hit đình đám Người ta nói. Trong suốt MV dài hơn 5 phút, với một bộ đồ, Ưng Hoàng Phúc chỉ việc đạp xe - hát, ngồi bên vệ đường cạnh xe đạp - hát, dắt bộ xe đạp - hát... Dũng cảm hơn là A2 Lam Trường trong MV Chiều xuân. Ở một vài phân cảnh anh còn đứng ra cả giữa đường để hát, thậm chí leo lên cột điện ngồi vắt vẻo.
Quả thực dù thời đó công nghệ chưa được hiện đại, điều kiện còn thiếu thốn, nhưng so về độ 'chịu chơi' thì các ca sĩ có thừa.
Item thời trang - 'cười ra nước mắt' khi nhìn lại
Những năm 2000 thời trang Việt Nam vừa mang những nét cũ ngày xưa lại giao thoa với chút phương Tây hiện đại đang ồ ạt du nhập vào. Những bộ cánh nửa tây nửa ta thuộc hàng kinh điển như quần ống loe, quần hip hop 'siêu rộng siêu tụt', và cả những chiếc bó lửng '7 màu'... rất thịnh hành. Và các ca sĩ của chúng ta cũng là những tín đồ chạy theo những trào lưu thời trang 'hầm hố gây bão tố' này.
Đầu tiên không thể bỏ qua chiếc quần ống loe huyền thoại. Quần ống loe bắt nguồn từ trào lưu văn hóa Hippies của nước Mỹ những năm 1960-1970, rất được mọi người yêu thích và sử dụng rộng rãi. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp bóng hình chiếc quần ống loe ở hầu hết các MV ca nhạc vào giai đoạn trước năm 2002. Những group idol đời đầu của V-Pop như 1088, GMC, La Thăng, AXN chính là những đại diện lăng xê mạnh mẽ nhất item này. Bên cạnh chiếc quần ống loe thì quần tụt hip hop cũng là một style được bắt gặp rất nhiều vào úc đó.
Về phần các nữ ca sĩ, combo quần ôm lửng sặc sỡ, áo thun, áo khoác lửng, giày sandal cùng mái tóc 'bờm sư tử' được mix cùng hàng tá các phụ kiện từ vòng tay đến dây chuyền các loại, chính xác là chìa khóa vạn năng để đi đến sự sành điệu. Chỉ mới nhắc sơ thôi là bạn đã có thể hình dung được độ sặc sỡ chói lóa của set đồ này. Và nếu muốn chiêm ngưỡng trào lưu từng cực thịnh hành này thì Công chúa bong bóng của Bảo Thy, hay Một vòng Trái Đất của Tim và Minh Hằng chính là những lựa chọn điển hình nhất.
Nhưng nếu so về độ sặc sỡ thì tất cả đều phải chịu lép vế trước những chiếc quần tất '7 màu' của các chị em thời bấy giờ. Các loại quần tất hay tất cao cổ đủ màu sắc cực kì 'chóe' như xanh, đỏ, tím, vàng... luôn là niềm yêu thích của các nữ ca sĩ thần tượng như 'cô gái Trung Hoa' Lương Bích Hữu, hay 'cô bé dâu tây' Khổng Tú Quỳnh. Dù trời có nóng kinh hoàng cỡ nào thì các nữ ca sĩ vẫn 'bất chấp thời trang phang thời tiết' để diện những mẫu thời trang gây 'ảo ảnh thị giác' cho người nhìn.
Theo Đất Việt
Hit tại Sing My Song chưa 'nguội', Phạm Hoàng Duy lại 'cướp tim' fan cùng MV mới Thêm một ca khúc cực mùi mẫn nối dài chuỗi ballad từ Phạm Hoàng Duy vừa được lên sóng. Mới đây, Phạm Hoàng Duy cùng Viva Music giới thiệu tới khán giả sản phẩm âm nhạc tựa đề Không đổi thay. Tiếp tục khai thác sở trưởng ballad, ca khúc do chính học trò Lê Minh Sơn tại Sing My Song sáng tác...