Lễ hội thần đầu voi rực rỡ ở Ấn Độ
Trong khi một số nước châu Á ăn mừng trung thu vào dịp cuối tuần, người dân Ấn Độ kết thúc một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm, lễ hội thờ thần mình người đầu voi Ganesh.
Lễ hội Ganesh Chaturthi, thường kéo dài 10 ngày, là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người theo đạo Hindu ở Ấn Độ, kỷ niệm ngày sinh của của thần Ganesh đầu voi thân người. Vào ngày cuối cùng của lễ hội, tượng thần Ganesh được đặt lên xe, rước qua các thành phố trước khi được nhúng xuống một dòng sông, ao hồ, biển . Ảnh: AP
Trẻ em thì thầm những điều ước vào tai tượng thần Ganesh trước lễ nhúng nước tại bãi biển Juhu Chowpatty ở Mumbai. Thần Ganesh là con của thần Shiva và nữ thần Parvati. Ảnh: AFP
Phụ nữ và trẻ em Ấn Độ tay cầm nến, tham gia một nghi thức của lễ hội ở Ahmadabad. Ảnh: AP
Video đang HOT
Một phụ nữ thực hiện nghi lễ trước khi nhúng tượng thần Ganesh xuống sông Hằng ở Allahabad. Ảnh: AP
Một cậu bé tô mặt xanh giống thần Shiva đứng cạnh tượng thần Ganesh. Ảnh: AP
Trẻ em giơ cao tượng thần Ganesh ở Mumbai. Thần là biểu tượng của trí tuệ, may mắn, tài lộc. Ảnh:AP
Một người dân dùng vạt áo sari truyền thống để lau tượng nữ thần Parvati, mẹ của thần Ganesh. Ảnh: AFP
Các tình nguyện viên chở tượng thần Ganesh ra biển Arab ngoài khơi Mumbai để làm lễ nhúng tượng. Nghi lễ như một cách tiễn biệt thần Ganesh, giúp mang đi những điều xui xẻo của người mộ đạo. Ảnh: AP
Sóng vỗ vào người dân khi họ đưa tượng ra biển Juhu Chowpatty ở Mumbai. Ảnh: AFP
Người dân nhấn chìm tượng thần Ganesh trên sông Sabarmati trong lễ hội tổ chức tại Ahmadabad. Lễ nhúng tượng cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông, hồ.
Trước đây tượng được làm từ đất sét, khi thả vào nước sẽ tự tan. Nhưng ngày nay, người dân bắt đầu sử dụng thạch cao làm vật liệu thay thế do giá thành rẻ hơn và tô vẽ tượng bằng các loại màu có chứa kim loại nặng. Điều này ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước và thủy sinh vật. Các nhà chức trách đang kêu gọi người dân làm lễ nhúng tượng trong một trong thùng nước tại nhà, hoặc sử dụng các loại tượng bằng vật liệu thân thiện với môi trường. Ảnh: PTI
Dù lễ hội đã kết thúc hôm 29/9, đến chiều hôm qua, người dân vẫn tiếp tục rước tượng đi làm lễ nhúng nước. Ảnh: TheHindu
Theo VNE
Xử lý bùn thải ở TP.Hồ Chí Minh: Đầu voi, đuôi chuột
Nếu không xảy ra vụ Nhà máy xử lý nước thải (XLNT) Bình Hưng gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới đời sống hàng ngàn hộ dân (Báo Lao Động đã phản ánh), thì không ai biết có tới 4.000 tấn bùn thải còn chất đống ở nhà máy này. Từ sự vụ này, dư luận mới biết rằng, xử lý bùn thải ở TPHCM hiện đang rất "đầu voi, đuôi chuột"?
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng. Ảnh: C.H
Bùn thải rất nhiều...
Lâu nay, người ta chỉ chú ý tới việc xử lý các loại rác thải, mà quên mất rằng, bùn thải cũng thuộc một dạng "rác thải" cần phải xử lý. Thống kê của Sở TNMT cho hay, có hơn 2.000 tuyến sông, kênh, rạch do sở này quản lý, có 680 tuyến kênh rạch khác dài 900km do Trung tâm Điều hành chống ngập quản lý và còn lại, UBND các quận, huyện quản lý hơn 200 tuyến kênh, với chiều dài hơn 300km. Chính vì các tuyến kênh rạch chằng chịt khá nhiều này là nguyên nhân làm gia tăng số lượng bùn thải kênh rạch ở TPHCM, khi nạo vét kênh mương. Bình quân mỗi ngày, các đơn vị TP tiếp nhận khoảng 500 tấn bùn thải.
Bên cạnh đó, riêng Nhà máy XLNT Bình Hưng, mỗi ngày đã phát sinh 40 tấn bùn thải, hiện nhà máy này đang tồn trên 4.000 tấn bùn thải... Ước có khoảng 5.000 - 6.000 tấn bùn thải các loại phát sinh mỗi ngày ở TPHCM. Trong lương lai, TPHCM sẽ phải xây dựng thêm 9 nhà máy XLNT khác cỡ Nhà máy XLNT Bình Hưng. Vấn đề đặt ra ở đây, chỉ với 4.000 tấn bùn thải ứ đọng tại Nhà máy XLNT Bình Hưng, các cơ quan chức năng hiện nay còn chưa tìm ra phương án xử lý, thì không biết trong 5 năm tới, với số lượng bùn thải vào con số triệu tấn, TPHCM sẽ giải quyết sao đây?
Xử lý "đầu voi, đuôi chuột"!
Một chuyên viên môi trường cho biết, TPHCM đã có kế hoạch đầu tư rất bài bản các loại nhà máy XLNT như Nhà máy XLNT Bình Hưng (công suất 141.000m3/ngày), Nhà máy XLNT Bình Hưng Hòa (công suất 30.000m3/ngày) và các trung tâm xử lý rác thải... thế nhưng, việc đầu tư cho xử lý bùn thải lại hết sức... đuôi chuột. Cụ thể: Phần lớn số lượng bùn thải phát sinh trước đây thường được các đơn vị chuyên chở ra chôn lấp ở bãi rác Đông Thạnh (Q.12).
Tuy nhiên, do bãi rác Đông Thạnh đã bị đóng cửa vì quá tải từ đó, bùn thải không hề được đổ tại một địa điểm chính thức nào cả mặc các đơn vị vận chuyển đổ ở đâu thì đổ. Ngay như Cty TNHH MTV thoát nước đô thị - đơn vị được UBND TP giao quản lý, vận hành Nhà máy XLNT Bình Hưng - vốn được giao trọng trách chuẩn bị dự án đầu tư "xây dựng trạm tiếp nhận, chế biến và xử lý bùn Đa Phước", rộng 42ha, nhằm xử lý số lượng bùn thải từ Nhà máy XLNT Bình Hưng, nhưng đến nay dự án trên vẫn chưa thể thực hiện dẫn tới tình trạng bùn thải ứ đọng 4.000 tấn ở Nhà máy XLNT Bình Hưng...
Theo GS Lê Huy Bá - Đại học Nguyễn Tất Thành: "Bùn thải từ các nhà máy XLNT, khác với bùn thải nạo vét từ kênh rạch..., có rất nhiều độc tố như kim loại nặng, crom... cần phải được xử lý triệt để, trước khi chôn lấp xuống đất. Và, phải coi bùn thải như một chất thải nguy hại, phải được quản lý nghiêm ngặt". Trong khi đó, việc đầu tư xử lý bùn thải với giá thành rất cao chính vì lý do này, nhiều năm nay vẫn chưa có một đơn vị nào dám đứng ra đầu tư nhà máy xử lý bùn thải.
Theo LD
Xem trận đấu voi quyết liệt ở xứ Thanh Vừa nghe quản tượng phát lệnh, hai con voi lao như thiêu thân đấu đầu chan chát. Cuộc đấu voi ở xứ Thanh năm nào cũng gay cấn và quyết liệt trước sân đình làng Chiềng, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, Thanh Hóa. "Trò Chiềng, vật Bốc, rối Xi, cơm Đắp kẻ Lở, cơm thi Kẻ Lào"...đó là câu ca tôn vinh...