Lễ hội Nhật Bản treo thưởng 10.000 USD để bắt sinh vật huyền thoại giống rắn
Lễ hội độc lạ ở Nhật Bản treo thưởng cho ai tìm ra sinh vật huyền thoại có thân hình giống rắn, mình béo tròn và đuôi rất ngắn.
Phần thưởng trị giá khoảng 10.000 USD sẽ trao cho người bắt được Tsuchinoko, một sinh vật có ngoại hình giống rắn, tưởng chừng chỉ có trong huyền thoại.
Một mô hình Tsuchinoko trưng bày tại bảo tàng ở Higashishirakawa, tỉnh Gifu, Nhật Bản. Ảnh: Mainichi
Loài rắn huyền bí trong văn hoá dân gian Nhật Bản
Trong văn hóa dân gian Nhật Bản, Tsuchinoko là một sinh vật kỳ lạ, có ngoại hình giống như rắn, thân tròn như chai bia, đầu hình tam giác. Nó có chiều dài khoảng 30 – 80cm. Chiếc đuôi ngắn khiến cho ngoại hình trở nên kỳ dị hơn. Tsuchinoko có răng nanh và nọc độc tương tự như của rắn.
Theo truyền thuyết Nhật, một số con Tsuchinoko có khả năng nói chuyện, rất giỏi nói dối và có sở thích uống rượu. Đôi khi chúng cũng sẽ ngậm đuôi của mình, cuộn tròn lăn như bánh xe. Chúng di chuyển theo kiểu co thắt như ở sâu đo, tiếng kêu rít rít.
Tsuchinoko đã trở thành một hiện tượng quốc gia trong những năm 1970, mọi người trên khắp đất nước bắt đầu săn lùng sinh vật huyền thoại. Tsuchinoko từng xuất hiện trong bộ phim hoạt hình Doraemon nổi tiếng của đất nước Nhật Bản.
Video đang HOT
Lễ hội Tsuchinoko
Hàng năm, ngôi làng Higashishirakawa, phía tây nam Tokyo, tổ chức cuộc truy tìm sinh vật kỳ lạ Tsuchinoko với giải thưởng lên đến hàng nghìn USD.
Lễ hội Tsuchinoko 2023 sẽ tổ chức tại Nakagawara Mizube Koen, công viên ven biển Nakagawara, ở làng Higashishirakawa, tỉnh Gifu.
Đây là lần đầu tiên lễ hội trở lại sau 4 năm bị gián đoạn vì dịch bệnh. Ngoài việc tìm kiếm sinh vật Tsuchinoko, Ủy ban điều hành lễ hội tổ chức một loạt các sự kiện như săn tìm kho báu, sân khấu biểu diễn, hàng thức ăn địa phương, quay xổ sổ …
Mọi người tìm kiếm sinh vật huyền thoại trong Lễ hội Tsuchinoko năm 2019. Ảnh: Mainichi
Sinh vật có ngoại hình kỳ lạ rất khó nắm bắt nhưng người dân địa phương nhiều lần phát hiện trong lễ hội làng ở miền trung Nhật Bản. Có khoảng 20 lần người dân địa phương nhìn thấy Tsuchinoko ở Higashishirakawa kể từ thời Showa (1926 -1989). Do vậy, ngôi làng tự hào là “điểm nóng Tsuchinoko”.
Lễ hội Tsuchinoko bắt đầu từ năm 1989, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập làng. Ai bắt được sinh vật ngoại hình giống rắn sẽ nhận giải thưởng gần 7.600 USD. Mỗi lần không có người bắt được sinh vật, khoản “kết chuyển” khoảng 75 USD thêm vào quỹ của năm sau. Vì lễ hội đã trải qua 31 mùa nên số tiền thưởng lên đến gần 10.000 USD trong năm nay.
Theo Mainichi, 270 người tham gia sẽ chia thành ba đội. Hướng dẫn viên địa phương hộ tống các đội tìm kiếm Tsuchinoko trong nhiệm vụ bắt sinh vật huyền thoại.
Lễ hội trở thành một sự kiện lớn trong làng. Năm 2019 có khoảng 4.000 người tham dự, gần gấp đôi dân số địa phương khoảng 2.240 người. Năm nay, chính quyền quyết định giới hạn số người tham gia là 2.000 người, trong đó 1.200 người lớn, 800 trẻ em và phải đăng ký trước.
Vé tham dự cho cả người lớn và trẻ em là 11 USD. Để tham gia “đội tìm kiếm”, người chơi mua vé riêng. Vé người lớn là 7,5 USD và 3,7 USD cho vé trẻ em.
Tỉnh đầu tiên của Nhật Bản áp dụng quy định mới phòng dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 23/12, chính quyền tỉnh Gifu, miền Trung Nhật Bản, đã quyết định áp dụng các biện pháp tăng cường nhằm đối phó với tình trạng lây lan dịch COVID-19 và ngăn chặn nguy cơ hệ thống y tế trên địa bàn quá tải.
Đây là địa phương đầu tiên ở Nhật Bản áp dụng quy định mới về phòng, chống dịch bệnh mà Chính phủ Nhật Bản ban hành tháng trước.
Người dân đeo khẩu trang tại một sự kiện nhằm phòng dịch COVID-19 tại Tokyo. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh tỷ lệ sử dụng giường dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19 ở tỉnh này đã vượt ngưỡng 50% khi số ca nhiễm mới liên tục tăng. Theo quyết định này, các biện pháp mới sẽ được áp dụng trong vòng 1 tháng. Trong thời gian đó, chính quyền tỉnh kêu gọi người dân thận trọng cân nhắc khi đi ăn tối theo nhóm lớn hoặc tham gia vào các sự kiện đông người, nhất là trong dịp nghỉ lễ cuối năm và đầu năm mới.
Trên cơ sở quyết định của Gifu, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ xác định Gifu là khu vực áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tăng cường và sẽ cử các nhân viên có kinh nghiệm tới tỉnh này để tư vấn về các biện pháp chống dịch.
Trước đó, vào giữa tháng 11, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua văn bản hướng dẫn mới về việc ứng phó với dịch COVID-19 nhằm đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ 8, được cho là nghiêm trọng hơn so với làn sóng trước đó xảy ra trong quý II/2022. Theo văn bản trên, Chính phủ Nhật Bản sẽ phân chia mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19 thành 4 cấp độ dựa trên tác động của dịch bệnh tới hệ thống y tế.
Cụ thể, tình hình lây lan của dịch COVID-19 ở một tỉnh, thành sẽ được xếp vào Mức 3, tức là cấp độ nghiêm trọng thứ 2, khi các dịch vụ y tế ngoại trú bị quá tải. Khi đó, thống đốc tỉnh, thành đó sẽ được phép yêu cầu người dân hạn chế đi ăn ở ngoài theo nhóm lớn và hạn chế tham gia các sự kiện đông người. Trong trường hợp các biện pháp này không giúp khống chế tình trạng lây lan dịch bệnh và toàn bộ hệ thống y tế rơi vào tình trạng quá tải, tình hình dịch COVID-19 ở tỉnh, thành đó sẽ được xếp vào Mức 4 - mức nghiêm trọng nhất. Khi đó, thống đốc tỉnh, thành đó có thể xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế. Trong tình trạng khẩn cấp về y tế, các thống đốc sẽ yêu cầu các đơn vị tổ chức hoãn các sự kiện, yêu cầu người dân hạn chế đi lại và kêu gọi tăng cường làm việc từ xa càng nhiều càng tốt.
Mặc dù vậy, không giống như việc ban bố tình trạng khẩn cấp hay áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm trước đây, khi các tỉnh, thành tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong khu vực, các nhà hàng và cơ sở kinh doanh khác sẽ không bị yêu cầu phải đóng cửa hay rút ngắn thời gian hoạt động, trong khi các trường học vẫn mở cửa.
Nhật Bản đã bước vào làn sóng dịch COVID-19 thứ 8 từ đầu tháng 11/2022. Làn sóng này được dự báo là nghiêm trọng hơn so với làn sóng trước đó. Ngày 21/12, Nhật Bản ghi nhận thêm 206.445 ca nhiễm mới, tăng khoảng 16.000 ca so với một tuần trước đó. Đây là lần đầu tiên số ca nhiễm mới ở nước này vượt ngưỡng 200.000 ca/ngày kể từ ngày 25/8.
Ông Kazuhiro Tateda, Giáo sư Đại học Toho và là thành viên của tổ tư vấn cho Chính phủ Nhật Bản về ứng phó với dịch COVID-19, cảnh báo số ca nhiễm mới ở nước này có thể sẽ tăng sau kỳ nghỉ lễ dài ngày sắp tới, đồng thời bày tỏ quan ngại về sự gia tăng của số ca tử vong vì dịch COVID-19, vốn đã vượt ngưỡng 300 ca/ngày, gần tương đương với giai đoạn đỉnh điểm của làn sóng thứ 7.
Tuy nhiên, điều khiến giới chức y tế Nhật Bản quan ngại là làn sóng lây nhiễm mới của dịch COVID-19 có thể xảy ra trùng với đợt bùng phát của dịch cúm mùa, nhất là khi số người có khả năng miễn nhiễm với bệnh cúm đã giảm sau 2 mùa không có đợt bùng phát nào.
Giáo sư Tateda cho biết nhiều khu vực ở Nhật Bản đang chứng kiến sự bùng phát của dịch cúm mùa lần đầu tiên trong vòng 3 năm và khả năng "dịch chồng dịch" có thể sẽ khiến hệ thống y tế căng thẳng hơn.
Nhật Bản: In thông điệp lên giấy vệ sinh để ngăn chặn giới trẻ tự tử Giới chức tỉnh Yamanashi, miền Trung Nhật Bản, đang thử nghiệm một hướng tiếp cận mới vô cùng độc đáo để góp sức giải quyết vấn nạn tự tử tồn tại lâu nay ở nước này, đó là in lên giấy vệ sinh thông điệp động viên tinh thần những người có ý định tự tử. Chính quyền Nhật Bản đã in các...