Lễ hồi hương hài cốt quân nhân Hoa Kỳ
Ngày2.4.2017, Lễ hồi hương hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam đã diễn ra tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Tham dự buổi lễ, về phía Việt Nam có đại diện Ban Giám đốc Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích (VNOSMP); về phía Hoa Kỳ có bà Mary Tarnowka, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh cùng đại diện Phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, Cơ quan kiểm kê tù binh và người mất tích Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DPAA) và Văn phòng MIA Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Đại diện Việt Nam đã bàn giao cho đại diện phía Hoa Kỳ 03 (ba) bộ hài cốt do người dân giao nộp và các đội hỗn hợp khai quật được trong đợt tìm kiếm chung lần thứ 126 diễn ra từ tháng 2 đến tháng 4.2017.
Số hài cốt này đã được các chuyên gia pháp y hai nước giám định chung tại Đà Nẵng, kết luận có thể liên quan tới các trường hợp quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam và đề nghị chuyển về Hawaii, Hoa Kỳ để xác minh thêm. Đây là đợt trao trả hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam lần thứ 140 kể từ năm 1973.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi lễ, đại diện Chính phủ Hoa Kỳ cảm ơn và đánh giá cao chính sách, thiện chí và sự hợp tác hiệu quả của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong lĩnh vực nhân đạo này.
Theo Danviet
Vận chuyển container ra đời từ chiến tranh Việt Nam
Vào đầu thế kỷ 20, hàng hóa vẫn được tải theo kiểu thủ công là đóng gói, chất đống lên các phương tiện vận tải.
Một tàu chở container tiêu chuẩn
Vào những năm 1930-1940, một thương gia Mỹ là Malcom McLean sở hữu số lượng lớn cơ sở vật chất phục vụ hậu cần trên đất liền. Khi dấn thân sang lĩnh vực vận tải đường biển, ông nhận thấy rằng phương pháp làm việc truyền thống tốn quá nhiều chi phí và nhân lực.
Tới năm 1955, McLean quyết định bán toàn bộ xe tải và vay vốn ngân hàng để đâu tư vào ý tưởng container. Ban đầu, công ty mang tên Pan-Atlantic và sau đó đổi thành SeaLand, là công ty đầu tiên triển khai lắp đặt và sử dụng container.
Cuộc chiến tranh tại Việt Nam là mấu chốt cho sự phát triển của vận chuyển bằng container. Chính phủ Mỹ bắt đầu tìm kiếm cách vận chuyển tối ưu nhất và container đương nhiên là lựa chọn khả thi nhất lúc đó. Do công nghệ còn kém khiến tàu chỉ đi lại ở khoảng cách không quá xa, nên quân đội Mỹ đã ký kết hợp đồng với SeaLand, sau đó hỗ trợ nghiên cứu tiêu chuẩn cho tàu và các thùng chở hàng.
Cảng Đông San Francisco, nơi vẫn còn những cần cẩu chất các container vũ khí đầu tiên sang cảng Cam Ranh trong chiến tranh Việt Nam
Tới tháng 01.1968, Mỹ ra tiêu chuẩn về kích thước, tháng 7 cùng năm bắt đầu phân loại container cho các loại hàng hóa khác nhau. Kết quả cuối cùng là loại thùng tiêu chuẩn dài 12m được sử dụng cho tới ngày nay.
Với container và cần cẩu, sức người để đưa từng thùng hàng từ xe tải xuống đất rồi lên thuyền không còn cần thiết. Tới năm 1970, SeaLand ngày càng phát triển và được bán lại với giá 160 triệu USD.
Sau Việt Nam, các con tàu bắt đầu thực hiện những chuyến đi đầu tiên tới Hà Lan và mở rộng ra nhiều nước khác. Đây là thành tựu lớn nhất của toàn cầu hóa, giúp giảm chi phí hậu cần tới 90%. Riêng Malcom McLean được tôn vinh trong danh sách 100 người có ảnh hưởng lớn nhất tới ngành hàng hải thế kỷ 20.
Theo Danviet
Cựu chiến binh Việt - Mỹ bàn cách khắc phục hậu quả chiến tranh Các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ đã thảo luận các cách thức nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề da cam/dioxin, bom mìn và bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích trong cuộc tọa đàm tại Hà Nội chiều ngày 6/3. Các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ tham dự cuộc tọa đàm (Ảnh: An Bình) Tọa đàm "Việt...