Lazada thay ‘tướng’
Alibaba vừa thay thế CEO Chun Li của Lazada Đông Nam Á bằng Giám đốc Lazada Thái Lan, người từng làm trợ lý cho CEO Alibaba Daniel Zhang.
James Dong, 42 tuổi, sẽ tiếp quản Lazada từ tay ông Li. Thay đổi nhân sự có hiệu lực ngay lập tức. Ông Li sẽ trở thành cố vấn cho Chủ tịch Lazada Jiang Fan và tiếp tục thuộc ban quản trị công ty.
James Dong.
Alibaba thay “tướng” cho Lazada giữa bối cảnh trận chiến trên thị trường Internet Đông Nam Á ngày một khốc liệt. Lazada đang cạnh tranh với Shopee của tập đoàn Sea, cũng như Tokopedia thuộc GoTo.
Video đang HOT
Dong từng làm việc tại McKinsey & Co. Ông là Giám đốc Chiến lược toàn cầu hóa và phát triển doanh nghiệp tại Alibaba, trợ lý kinh doanh cho CEO Zhang trước khi gia nhập Lazada với vai trò CEO tại Thái Lan năm 2018.
Năm tiếp theo, ông đảm nhận thêm vai trò CEO Lazada tại Việt Nam, nơi ông giám sát nỗ lực củng cố logistics và vận hành để xử lý đơn hàng tăng nhanh trong đại dịch Covid-19. Từ tháng 6 đến tháng 8/2021, tại đỉnh dịch của làn sóng Covid-19 thứ tư, số đơn hàng của Lazada đã tăng gấp 4 lần so với một năm trước tại Việt Nam.
Theo báo cáo năm 2021 của Lazada, số lượng người mua sắm trên nền tảng tăng gấp đôi trong quý 3/2021 so với năm 2020, trong khi các gian hàng chính hãng (Mall) ghi nhận doanh thu kỷ lục với tốc độ tăng trưởng cao hơn 4 lần. Lazada cho biết, “từ khi ông James gia nhập Lazada năm 2018, ông ấy đã nhanh chóng đạt thành công trong nhiều vai trò khác nhau”.
Dong đã giao lại công việc ở Việt Nam cho Kaya Qin và tiếp tục làm CEO tại Thái Lan, nơi ông dẫn dắt thành lập một nền tảng thương mại xã hội mới. Li từ chức sau 2 năm điều hành Lazada. Người tiền nhiệm của ông là Pierre Poignant, đồng sáng lập Lazada năm 2012. Sau khi được Alibaba mua lại, công ty Singapore đã trải qua 4 đời CEO trước ông Dong và thường xuyên xáo trộn nhân sự quản lý.
Jack Ma bất lực ngồi nhìn 'đứa con tinh thần' bị cắt xé từng phần: Ant và Alibaba đã buộc phải bán cổ phần tại nhiều công ty, gã khổng lồ ngày nào giờ đang dần teo tóp
Jack Ma đang phải trả giá quá đắt cho lần lỡ miệng trị giá hàng trăm tỷ USD từ hơn 1 năm trước.
Tờ Bloomberg đưa tin, tập đoàn Ant Group của tỷ phú Jack Ma đã bán toàn bộ cổ phần của mình tại hãng công nghệ 36Kr Holdings. Đây được cho là thương vụ xử lý tài sản mới nhất trong nỗ lực tuân thủ các yêu cầu của cơ quan quản lý Trung Quốc.
Việc gã khổng lồ fintech rút lui khỏi công ty dịch vụ tin tức công nghệ đã được tiết lộ trong một hồ sơ quy định của phía Mỹ vào ngày thứ sáu. Vào đầu tháng 3, cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc cho biết Ant vẫn chưa hoàn thành các nỗ lực chấn chỉnh hoạt động như phía các nhà chức trách mong muốn.
Ant và cả công ty mẹ Alibaba Group Holding đều nằm trong số các công ty đang tìm cách xoa dịu các nhà quản lý do lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của các gã khổng lồ công nghệ. Hơn một năm trước, chính phủ Trung Quốc đã đình chỉ thương vụ IPO dự kiến đạt 37 tỷ USD của Ant vào ngay trước thời điểm chuẩn bị thực hiện, khởi động một cuộc đàn áp sâu rộng nhằm kiềm chế các tập đoàn công nghệ.
Theo dữ liệu của Bloomberg, Ant nắm giữ khoảng 18% cổ phần 36Kr tính đến đầu năm 2021. Được thành lập vào năm 2010, công ty truyền thông niêm yết của Mỹ trong những năm gần đây đã nổi tiếng vì đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh tin tức trực tuyến giống như TechCrunch và có thời điểm cho biết họ đã phục vụ hơn 150 triệu độc giả.
Cổ phiếu của Alibaba, công ty sở hữu 1/3 Ant, đã giảm 10% tại New York vào thứ hai, trong khi 36Kr Holdings giảm 12%. Đại diện cho Ant và 36Kr hiện đều từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.
Guo Shuqing, Chủ tịch Ủy ban Điều tiết và Ngân hàng Trung Quốc, cho biết trong tháng này rằng chiến dịch chấn chỉnh tổng thể của Bắc Kinh đối với Ant và 13 nền tảng fintech khác của Trung Quốc vẫn chưa kết thúc, mặc dù nỗ lực tự thanh tra của họ đã hoàn thành "suôn sẻ".
Những người quen thuộc với vấn đề này cho biết vào tháng 2, nhiều cơ quan quản lý Trung Quốc đã yêu cầu các công ty nhà nước và ngân hàng lớn nhất của nước này báo cáo tình hình tài chính liên đới với Ant. Đây được cho là động thái cho thấy sắp có một đợt giám sát quy định mới.
Bắc Kinh trước đó đã thúc ép Alibaba bán bớt tài sản trong danh mục đầu tư truyền thông rộng rãi của mình, bao gồm cả cổ phần chính của họ trong mạng xã hội Weibo và nền tảng phát trực tuyến Youku. Việc này là nhằm hạn chế ảnh hưởng của công ty đối với mạng xã hội ở Trung Quốc.
Trước những đòn trừng phạt của chính phủ, các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã điêu đứng suốt hơn 1 năm qua. Tencent Holdings và Alibaba Group đã chứng kiến vốn hóa mất 1 ngìn tỷ USD kể từ khi cổ phiếu của họ trên sàn Hong Kong lao dốc từ 13 tháng trước.
Hai gã khổng lồ công nghệ này chiếm hơn 1 nửa trong tổng lượng vốn hóa 2,1 nghìn tỷ USD bị bốc hơi của toàn bộ các thành viên trong chỉ số Hang Seng tính từ đỉnh điểm tháng 2/2021.
Ba đại gia Internet Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng doanh thu chậm nhất lịch sử Kết quả kinh doanh của Alibaba, Tencent và JD.com - ba hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc có một điểm chung: doanh thu tăng trưởng chậm chưa từng có. Đây được xem là kết quả do cuộc trấn áp công nghệ của Bắc Kinh từ mùa thu năm 2020. Trung Quốc bắt đầu phạt các doanh nghiệp và điều tra họ vì...