Lấy ý kiến dự thảo 2 Luật An toàn thông tin tại Đà Nẵng
Ngày 27/6/2013, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo lần 2 Luật An toàn thông tin.
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe tổng quan các vấn đề về an toàn thông tin nhìn từ góc độ pháp lý – thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế; giới thiệu một số nội dung cơ bản trong Dự thảo; tham luận của sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng; tham luận của Hiệp hội an toàn thông tin; tham luận và thảo luận của các doanh nghiệp và đại biểu tham dự.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng đánh giá tình hình an toàn thông tin thời gian gần đây trên phạm vi toàn cầu diễn biến ngày càng phức tạp. Hoạt động ứng dụng CNTT trên thực tiễn càng phát triển thì nguy cơ và sự cố mất an toàn thông tin càng tăng. Thứ trưởng nhấn mạnh Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, định hướng từ rất sớm. Chính phủ cũng đã ban hành và tổ chức triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thông tin tại Việt Nam. Bên cạnh việc thực hiện các chương trình, dự án lớn, một trong những nhiệm vụ quan trọng được xác định là hoàn thiện môi trường pháp lý tạo nền tảng cho hoạt động an toàn thông tin tại Việt Nam. Thứ trưởng cũng hy vọng thông qua hội nghị Bộ sẽ nhận được nhiều ý kiến góp hữu ích trong quá trình xây dựng Luật an toàn thông tin để hoàn thiện nội dung của Luật theo hướng thiết thực và khả thi.
Theo thống kê của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, hiện có khoảng 40% cơ quan doanh nghiệp trên toàn quốc có thể bị tin tặc tấn công; hơn 50% cổng thông tin điện tử luôn có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng; năng lực kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin số chỉ đạt trung bình dưới 40%… Như vậy, có thể thấy rằng, tình hình an toàn thông tin trên mạng diễn biến ngày càng đáng quan ngại, tập trung vào các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh, tài chính, ngân hàng và các vấn đề quan trọng khác. Trong khi đó, các nghị định, thông tư và các văn bản liên quan về an toàn thông tin số đang thi hành tại Việt Nam còn có những vấn đề bất cập nhất định. Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng Luật An toàn thông tin. Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, hội, hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước về các nội dung dự thảo Luật để chỉnh sửa và trình Chính phủ xem xét vào tháng 10/2013 sắp tới.
Theo vietbao
Nếu phạt chửi bậy, có mấy ai thoát?
Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Nghị định "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình".
Dự thảo Bộ Công an đòi cấm chửi bậy. Có vẻ rất căng!
Video đang HOT
Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Nghị định "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình".
Đáng chú ý, Dự thảo quy định, sẽ phạt 100.000 đến 200.000 đồng với người có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng.
Chưa biết thành công hay không nhưng trước hết, dự thảo đã lập tức bị cộng đồng "ném đá" rất nhiều.
Ngoài đời sống
Công bằng mà nói trong cuộc sống thường nhật không khó để nghe một câu chửi bậy ở bất kì đâu. Một anh chàng lơ xe trên xe buýt tại trạm gần chợ Bến Thành bị tài xế chửi: "Ê! Làm cái con c... gì mà lâu vậy? Có biết sắp trễ chuyến rồi không mậy?"
Ở bến xe không thể không nghe ai đó chửi bậy
Nặng hơn là bước vào chợ gặp những chị hàng tôm hàng cá những ngày vắng khách bực bội cãi vã lẫn nhau thì ôi thôi nhưng câu chửi chỉ nghe thoáng qua mà nổi hết cả da gà.
Nhưng nếu họ bị phạt xem hẳn sẽ khối người dãy nãy và thanh minh: "Tôi chỉ "chửi đổng" thôi, có xúc phạm tới ai đâu? Tính tôi từ trước giờ nó vậy rồi".
Chợ tình hình cũng không thua kém là bao
Ngay cả đối với tầng lớp được cho là trí thức hơn như nhân viên văn phòng lúc ăn cơm hay café chém gió cũng không hề thiếu những từ tục tĩu với đủ những chuyện trên trời dưới đất.
Có hai anh nhân viên văn phòng ra quán café trên đường Trường Sơn ngắm gái, rồi bình loạn khá lớn tiếng: "Trời con bé công ty mới tuyển m... và v... nhìn đã phết, làm cả ngày chẳng tập trung làm việc được, vã bỏ m...!"
Còn đối với học sinh, sinh viên thì khỏi nói với cách xưng hô mày tao, cùng việc được thoải mái lê la hàng quán và "nhiệt huyết" của tuổi trẻ. Mức độ các ngôn từ thiếu hay ho nhiều vô kể.
Chỉ cần ngồi một quán nước gần trường học không khó để nghe những mẫu chuyện nhỏ đại loại như: "Thằng chó ngồi cạnh ỷ nhà giàu học giỏi, đ... bao giờ chỉ bài tao. Năn nỉ mải 5 phút cuối giờ nó mới đọc cho chép. Làm cái cục c... gì giờ đó nữa? ĐM nó!
Cafe chém gió không nói bậy thì đi làm gì?
Trên mạng xã hội
Việc mạng xã hội phát triển cũng là một nơi quy tụ những "thợ chửi" rất nổi tiếng từng khiến cộng đồng mạng lên án gay gắt. Những lời lẽ chửi rủa trên mạng còn thả ga hơn ngoài đời. Và những hình thức chửi trên mạng xã hội có bị phạt hay không?
Đó là chưa kể kiểu nói tục nhưng núp bóng nói lái. Jvevermind - chàng Vloger đang gây bão với các Vblog nói về các vấn đề nóng của giới trẻ, chuyên dùng tiếng lóng cách nói ngược được áp dụng khá nhiều nên sẽ rất khó khăn để qui định những trường hợp nói tục tĩu như vậy.
Những trường hợp kể trên chỉ là một ví dụ nho nhỏ về cuộc sống thường nhật ngoài xã hội. Nó còn chưa kể đến những cuộc cãi vã, tranh chấp giữa người trong gia đình, hàng xóm, bạn bè,... Lúc đó, hẳn âm thanh và ngôn từ thì chẳng thể nào tả cho hết!
Theo vietbao
Lùi luật Đất đai để chuẩn bị đủ nghị định hướng dẫn "Luật Đất đai sửa đổi là một luật quan trọng nên yêu cầu này đặt ra rất cao. Cần có thêm thời gian, điều kiện để Chính phủ xây dựng các nghị định hướng dẫn" - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin trong cuộc họp báo chiều 21/6. Trao đổi về quyết định lùi thời điểm thông qua...