Lấy trực thăng ở nhà đi làm từ thiện
Đó là hoạt động vận chuyển hàng cứu trợ miễn phí do phi công kỳ cựu Menno Parsons khởi xướng, tập hợp một số phi công tự do. Vài người trong số họ có trực thăng riêng đem góp vào hoạt động.
Chuyển đồ cứu trợ lên một trực thăng của đội The Covid Flight – Ảnh: THE SUNDAY TIMES
The Covid Flight là một tổ chức thiện nguyện vừa được thành lập trong dịp dịch COVID-19 ở Nam Phi.
Theo báo The Sunday Times, phi công kỳ cựu Menno Parsons đã đứng ra khởi xướng, tập hợp một số phi công tự do, trong đó vài người sở hữu trực thăng riêng.
Họ thực thi sứ mệnh chuyên chở miễn phí hàng cứu trợ khẩn cấp đến các khu vực vùng sâu vùng xa hiện trong tình trạng thiếu trầm trọng thực phẩm và thuốc men do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Chỉ sau 1 tuần kể từ khi chuyến bay đầu tiên cất cánh, đội bay The Covid Flight đã đưa hàng chục tấn hàng cứu trợ đến nhiều địa chỉ khác nhau.
Chia sẻ về sứ mệnh đặc biệt này, ông Parson cho biết The Covid Flight nhận được sự ủng hộ không chỉ của các tổ chức thiện nguyện mà còn của nhiều chủ trang trại và hộ nông dân.
Những người này đã sẵn sàng chia sẻ các sản phẩm nông nghiệp do mình làm ra để quyên góp cho những chuyến hàng từ thiện đến mọi nơi mà người dân đang túng thiếu.
Video đang HOT
Người dân địa phương chụp ảnh lưu niệm với chiếc trực thăng chở hàng cứu trợ đến Trung tâm cứu trợ trẻ em Makgwanya, hạt Winterveld, Nam Phi – Ảnh: THE SUNDAY TIMES
Vị phi công ở độ tuổi ngũ tuần nhấn mạnh rằng việc chung tay cứu giúp những hoàn cảnh khó khăn trong giai đoạn lịch sử này đã thể hiện rõ hơn bao giờ hết tinh thần đoàn kết mạnh mẽ của mỗi người dân Nam Phi.
Đồng tình với nhận định của ông Menno Parsons, ông Felix Gosher – một phi công khác trong nhóm The Covid Flight, khẳng định rằng sứ mệnh của đội bay chính là mong muốn được sát cánh cùng chính phủ và các lực lượng chức năng trong nỗ lực cứu giúp những nhóm người dễ bị tổn thương nhất vào thời khắc sinh tử này của đất nước.
Rất nhiều trung tâm cứu trợ nhân đạo cho người già và trẻ em tại Nam Phi đang trải qua giai đoạn khó khăn chưa từng thấy, trong bối cảnh dịch COVID-19 làm cạn kiệt dần mọi nguồn lực của quốc gia vốn đã phải chật vật với tình trạng kinh tế trì trệ trong cả thập niên qua.
Trong khi đó, kể từ khi lệnh phong tỏa 5 tuần có hiệu lực vào cuối tháng 3, nguồn cung cấp hàng cứu trợ thường xuyên từ chính phủ, nhà từ thiện và tổ chức phi chính phủ đã ít nhiều bị gián đoạn bởi tình trạng đình trệ tạm thời của chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm cũng như từ những khó khăn trong khâu vận chuyển, đặc biệt đến những nơi vùng sâu vùng xa.
Chuyển thực phẩm vào Trung tâm cứu trợ trẻ em Makgwanya, hạt Winterveld, Nam Phi – Ảnh: THE SUNDAY TIMES
Trên thực tế, kể từ ngày phát hiện ca bệnh đầu tiên hôm 5-3 cho đến lúc ghi nhận trên 2.500 trường hợp vào giữa tháng 4, Chính phủ Nam Phi đã và đang thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt chưa từng có tiền lệ trong lịch sử quốc gia này.
Đa số người dân Nam Phi đã đồng lòng ủng hộ lệnh phong tỏa đất nước kéo dài đến 5 tuần của chính phủ nhằm đẩy lùi đà lây lan của dịch COVID-19, mặc dù trong lòng họ đều ý thức được rằng phía trước là vô số những khó khăn và thiếu thốn.
Ý NGUYÊN
Nhà vua chơi sang khi mạnh tay mua 19 siêu xe cho 15 bà vợ nhân dịp Giáng sinh 2019, nhan sắc của các bà mới đáng chú ý
Quốc vương này nổi tiếng ăn chơi xa xỉ và mỗi năm lại cưới thêm một bà vợ.
Vương quốc Eswatini một quốc gia nhỏ bé nằm lọt thỏm giữa Nam Phi và Mozambique, là đất nước duy nhất ở châu Phi còn tồn tại nền quân chủ. Trước đó, quốc gia này có tên gọi cũ là Swaziland.
Người đứng đầu đất nước này, vua Mswati III đăng quang năm 1986 ở tuổi 18, trở thành nhà vua trẻ nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Vua hiện có ít nhất 15 vợ và 30 con, theo Telegraph.
Người dân vương quốc này chủ yếu sống bằng nông nghiệp và là một trong những nước nghèo nhất thế giới, theo Wold Bank. Mặc cho người dân của mình đói khổ, nhà vua nước này nổi tiếng ăn chơi xa xỉ. Năm 2004, Eswatini được hơn 18 triệu đôla viện trợ. Tuy nhiên, nhà vua đã chi gần 11,5 triệu đôla xây cung điện cho các bà vợ, mỗi người một cung điện.
Chân dung nhà vua Mswati III.
Trước đó, theo Telegraph, năm 2002, vua Mswati III từng đề nghị quốc hội chi 50 triệu USD (hơn 1160 tỷ đồng) để mua máy bay cho hoàng gia đi lại. Nhưng sau đó, kế hoạch mua không được thực hiện vì bị phản đối kịch liệt.
Vào năm 2005, Mswati III chi khoảng 800 nghìn USD (18,5 tỷ đồng) để mua 10 chiếc BMW cho 11 người vợ và ba hôn thê tuổi teen. Việc này diễn ra chỉ 2 tháng sau khi ông đã sắm cho mình một chiếc Maybach trị giá tới nửa triệu đô.
Bất chấp sự chỉ trích của người dân và truyền thông quốc tế, độ ăn chơi của vua chỉ tăng lên chứ không giảm giảm đi. Ông vua này vừa mua 19 chiếc Rolls Royce tặng các bà vợ trước Giáng sinh và một chiếc Rolls Royce Cullinan tặng chính mình, trị giá 15 triệu đôla (khoảng 348 tỷ đồng) vào cuối tháng 10 vừa qua, theo The Citizen.
Nhà vua này dùng ngân khố để mua sắm, ăn chơi hoang phí.
Những chiếc xe sang mới cứng được vua Mswati tậu về phục vụ bản thân và đại gia đình với khoảng 15 vợ.
Thông tin về việc Nhà vua mạnh tay mua siêu xe cho các bà vợ đã khiến công chức nước này xuống đường biểu tình. Họ cho rằng Roll-Royces là đồ xa xỉ, không hợp với nhu cầu thực tế của quốc gia này. Trong khi đó, chính phủ đã từ chối tăng lương cho công chức trong 3 năm qua với lý do là họ không có đủ khả năng chi trả.
Ngoài ăn chơi xa xỉ, vua Mswati III còn nổi tiếng nhiều vợ. Mỗi năm, ông chọn một cô dâu mới qua lễ hội múa sậy với sự tham gia của các trinh nữ để ngực trần. Nhan sắc 15 bà vợ của nhà vua này cũng gây chú ý khi không phải ai cũng xinh đẹp mà ngược lại có một số trông già nua và xấu xí. Tuy nhiên, họ đều được nhà vua yêu chiều như nhau.
Nhan sắc một số bà vợ của nhà vua.
Nguồn: Tổng hợp
Theo helino
Giải mã lý do Nam Phi quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân Cộng hòa Nam Phi là quốc gia duy nhất trên thế giới xây dựng chương trình vũ khí hạt nhân sau đó tự nguyện từ bỏ do điều kiện trong nước và quốc tế thay đổi. Tại sao Nam Phi quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân? Câu trả lời mang tính đặc hữu nhưng nó có thể là bài học cho...