Lấy trục không gian xanh sông Hồng làm trung tâm phát triển
Thủ tướng yêu cầu điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 gắn với Vùng Thủ đô để phát triển đô thị vệ tinh hấp dẫn, trong đó, lấy trục không gian xanh sông Hồng làm trung tâm phát triển.
Phát triển đô thị vệ tinh, lấy trục không gian xanh sông Hồng làm trung tâm phát triển
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội mới đây.
Video đang HOT
Theo đó, để tạo chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ trên các lĩnh vực, xây dựng và phát triển Hà Nội xứng đáng với vai trò, vị thế Thủ đô “trái tim của cả nước”, Thủ tướng yêu cầu Thành phố Hà Nội chú trọng đầu tư vào hoạt động bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, gắn văn hóa với phát triển kinh tế và du lịch.
Về việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Thủ tướng lưu ý cần gắn với Vùng Thủ đô để phát triển đô thị vệ tinh hấp dẫn, trong đó, lấy trục không gian xanh sông Hồng làm trung tâm phát triển, phát triển cân đối, hài hòa hai bên trục sông Hồng và phía Bắc sông Hồng trở thành đô thị hiện đại, hạ tầng đồng bộ, trở thành Trung tâm tài chính quốc tế của khu vực và thế giới.
Thủ tướng cũng yêu cầu Hà Nội cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược; Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; tăng cường công tác tổ chức thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý đô thị, phát triển đô thị – kinh tế đô thị. Chú trọng phát triển các khu đô thị mới để vừa tạo động lực phát triển vừa giãn dân, đặc biệt phát triển nhà ở xã hội và xây dựng cải tạo chung cư cũ.
Thủ tướng cũng yêu cầu Hà Nội đẩy mạnh xây dựng hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Có giải pháp quyết liệt để tăng điểm, tăng thứ hạng Chỉ số Hiệu quả và quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS). Tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả phục vụ doanh nghiệp và nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để xứng đáng là cán bộ của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất
Những năm gần đây, để hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và tạo được vị thế bền vững trên thị trường, tỉnh ta đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, làm đòn bẩy để các DN hướng tới nền sản xuất mới tiên tiến, hiện đại và hiệu quả hơn.
Nhân viên may mẫu của Tổng Công ty Tiên Sơn (thị xã Bỉm Sơn) trong ca làm việc.
Xác định tầm quan trọng của đổi mới, ứng dụng khoa học và công nghệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, từ năm 2020 đến nay, Sở Công Thương đã triển khai đề án khuyến công quốc gia, hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến cho 6 DN với tổng kinh phí 5,6 tỷ đồng. Và các chương trình khuyến công địa phương hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến để sản xuất các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho 12 DN; xây dựng chương trình quảng bá sản phẩm, mô hình cơ sở sản xuất, kinh doanh điển hình, với tổng kinh phí 2,477 tỷ đồng. Trong đó, hầu hết việc hỗ trợ ứng dụng các công nghệ hiện đại đã giúp các DN chủ động, bảo đảm chất lượng sản phẩm, rút ngắn tiến độ sản xuất, giảm bớt chi phí bảo quản, nhân lực giám sát chất lượng sản phẩm; hoàn thành sớm nhiều đơn hàng, tăng uy tín với đối tác, ký kết nhiều hợp đồng lớn hơn, mở rộng cung cấp ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường khó tính, như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... Tiêu biểu như, việc hỗ trợ kích cầu đầu tư hệ thống máy sấy hiện đại tại Công ty CP Ngân Khương (Nga Sơn) đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cói, bảo đảm các tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhờ đó, sản phẩm của công ty đã có mặt ở hơn 10 nước tại khu vực châu Âu và một số thị trường khu vực Đông Bắc Á...
Bên cạnh việc hỗ trợ các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, trên địa bàn tỉnh cũng có không ít các DN, chủ thể sản xuất hoạt động trong lĩnh vực chế biến hàng nông sản được hỗ trợ kinh phí nhằm hiện đại hóa hệ thống bảo quản chế biến. Tiêu biểu, như: HTX sản xuất nông nghiệp Thành Công (Như Xuân) được hỗ trợ xây dựng kho lạnh bảo quản, sơ chế sản phẩm sau thu hoạch; HTX nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn) được hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư máy hạ thủy phần, tách tạp chất mật ong; Công ty TNHH VIBABO (Thường Xuân) được hỗ trợ kinh phí đầu tư đổi mới hệ thống sấy sản phẩm ống hút tre...
Từ những chương trình hỗ trợ thiết thực, nhiều DN được thụ hưởng đã bứt phá vươn lên, tiếp cận ứng dụng thành công các thành tựu khoa học và công nghệ trong và ngoài nước góp phần cải tiến thiết bị, quy trình sản xuất, nhiều sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao. Tại Tổng Công ty Tiên Sơn, thị xã Bỉm Sơn, bên cạnh việc nhập, ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất của nước ngoài, công ty luôn tự nghiên cứu, ứng dụng để sáng tạo nên những quy trình sản xuất sản phẩm có chất lượng. Điển hình, như: công ty đã sử dụng phế thải trong ngành may mặc để làm nhiên liệu thay thế than đá đốt lò hơi, phục vụ công đoạn là sản phẩm. Sau khi đổi mới, chuẩn hóa và đưa ứng dụng này vào thực tế, không chỉ góp phần giảm chi phí sản xuất đáng kể mà còn hạn chế lượng rác thải, thực hiện việc sản xuất sạch, thân thiện hơn với môi trường.
Theo số liệu của Cục Thống kê Thanh Hóa, tính đến hết tháng 2-2021, tỉnh ta có hơn 17.490 DN; trong đó, 1/3 là DN sản xuất, kinh doanh. Song chủ yếu là các DN có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, hạn chế về nguồn vốn, nguồn lao động chất lượng cao... Do đó, việc hỗ trợ các DN đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ là giải pháp hữu hiệu tiếp sức cho DN hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời, giải quyết việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều lao động.
Được biết, năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký phê duyệt "Chương trình hỗ trợ phát triển DN khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020" nhằm khuyến khích phát triển DN khoa học và công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Sở Khoa học và Công nghệ đang hoàn thiện kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ, chủ động tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025... Những chính sách, kế hoạch này đều lấy DN làm trung tâm, động lực để phát triển khoa học và công nghệ. Đây chính là môi trường, điều kiện thuận lợi để các DN chủ động nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, hướng đến sự phát triển bền vững.
Trái tim nhân hậu của nhà khoa học nữ xuất sắc nhận giải Kovalevskaia PGS.TS Trương Thanh Hương, ĐH Y Hà Nội vừa nhận Giải thưởng Kovalevskaia chia sẻ: "Giải thưởng này chứng tỏ rằng tôi đã chọn được một con đường đúng đắn để đi tới trong cuộc đời y thuật của mình". PGS.TS. giảng viên Cao cấp, NGƯT Trương Thanh Hương, trường ĐH Y Hà Nội, nguyên là Trưởng phòng Q2 Tim mạch nhi và...