Lấy tiền trúng xổ số độc đắc mua đất, ông lão ‘vớ bở’ kho báu khổng lồ
Dùng tiền trúng giải độc đắc mua đất để trồng rau, ông Pillai vô tình đào trúng kho báu chứa đầy vàng trị giá hàng chục tỷ đồng.
May mắn không đến tuần hoàn, may mắn đến 1 lần trong đời cũng là 1 đặc ân lớn, thế nhưng, 1 công nhân về hưu ở Ấn Độ khiến truyền thông kinh ngạc bởi câu chuyện có 1-0-2 của mình.
Ông B.Rathnakaran Pillai (66 tuổi), một công nhân về hưu sống tại Ấn Đồ đã liên tiếp gặp 2 may mắn lớn trong cuộc đời.
Năm 2017, ông Pillai đã trúng số độc đắc giải thưởng 6 triệu rupee (tương đương hơn 19 tỷ VNĐ). Đó là 1 số tiền khổng lồ tại thời điểm đó, ông cho hay: “Tôi rất tự hào về tay nghề trồng trọt của mình, nên trước tiên, tôi quyết định sẽ sử dụng một phần trong số tiền trúng xổ số của mình để mua một mảnh đất trồng rau”.
Ông Pillai đang đứng trên mảnh đất chứa kho báu kỳ lạ của mình.
1 tuần sau, ông Pillai mạnh tay chi 1 khoản tiền để mua một mảnh đất nhỏ cách nhà vài dặm dùng để trồng trọt.
Thế nhưng, chính ông cũng không ngờ rằng, phía dưới lớp đất này là 1 kho báu cổ 100 năm được định giá 10 tỷ đồng.
Ông Pillai kể lại, nhiều ngày sau khi mua đất, ông Pillai lấy xẻng để đào hố trồng khoai thì chiếc cuốc bất chợt va phải một vật cứng. Ban đầu cứ ngỡ là một hòn đá, ông Pillai dùng tay hất lớp đất phía trên và phát hiện ra một chiếc bình đất. Sau khi kiểm tra, ông Pillai nhận thấy mình đang sở hữu một lượng tiền xu cổ đáng kinh ngạc.
Video đang HOT
Số tiền trong hũ cổ bị ô xy hóa nặng nhưng không phủ nhận được giá trị khổng lồ của nó.
Pillai ngờ rằng ông đã tìm ra một kho báu quan trọng và ngay lập tức thông báo cho các cơ quan chức năng.
Sau khi thống kê, chính quyền địa phương đã đưa ra công bố chính thức về kho báu tại vườn nhà ông Pillai. Toàn bộ kho báu gồm 2.500 đồng tiền và được xác định đến từ vương quốc cổ Travancore, vương triều từng cai trị vùng đất Kerala hàng trăm năm trước.
Được biết, chính quyền địa phương đã sở hữu 18kg tiền cổ, và họ đã trả cho người tìm ra chúng 1 phần thưởng xứng đáng.
Đào được căn hầm bí mật dưới lòng đất, anh công nhân soi đèn, ngỡ ngàng nhận ra kho báu khổng lồ
Khi có ánh đèn chiếu vào, tất cả đều ngỡ ngàng nhận ra đây không phải hầm chứa bình thường mà là một kho báu khảo cổ giá trị.
Vào tháng 11/1993, trong lúc làm việc trên công trường xây dựng ở huyện Bành Châu, thành phố Thành Đô, Trung Quốc, một công nhân đã bất ngờ tìm thấy một phiến đá rất hoàn chỉnh ở độ sâu 2m so với mặt đất. Vì hiếu kỳ, người này đã cùng đồng nghiệp cẩn thận tìm hiểu xung quanh phiến đá thì phát hiện đây là nắp một căn hầm.
Do trong hầm rất tối nên ban đầu ai cũng lầm tưởng nó chỉ chứa đồ dùng gia đình bình thường, tuy nhiên khi có ánh đèn chiếu vào, tất cả đều ngỡ ngàng vì bên trong hầm là hàng trăm món đồ vàng bạc xếp chồng tầng tầng lớp lớp.
Căn hầm này vốn được chôn giấu cẩn mật, đáy và thành hầm được lát gạch lam, phần trên bịt kín bằng ba phiến đá. Hầm có chiều dài, chiều rộng và chiều cao chừng 1m, tuy thể tích không lớn nhưng lại cất giữ hơn 350 món đồ làm từ vàng và bạc.
Trong đó, có 27 đồ dùng bằng vàng, số còn lại đều có chất liệu từ bạc, được các chuyên gia xác định có niên đại từ thời nhà Tống (960-1279).
Chiếc bát vàng tinh xảo bên trong căn hầm. Ảnh: Sohu
Về chủng loại, đồ dùng thường ngày như bát, đĩa, chai lọ chiếm đa số, còn lại một phần nhỏ là trang sức, trâm cài tóc bằng vàng.
Kiểu dáng và phong cách trang trí của các vật dụng này cũng rất phong phú và tinh tế, chúng thể hiện trình độ và sự phát triển vượt bậc của ngành thủ công chế tác vàng bạc thời nhà Tống.
Căn cứ vào dấu hiệu chạm khắc trên một số món đồ, có thể khẳng định chủ nhân của căn hầm là một gia đình họ Đồng. Sở hữu một căn hầm với hơn 350 món đồ vàng bạc như vậy chắc hẳn gia đình này phải có sức mạnh tài chính và địa vị xã hội không hề tầm thường.
Đồ trang trí bằng vàng hình trái dưa. Ảnh: Sohu
Dưới thời nhà Tống, kinh tế Trung Hoa phát triển tương đối phồn vinh. Vàng bạc châu báu không còn là thứ xa xỉ phẩm độc quyền của giới quý tộc như các thời kỳ trước mà dần được thương mại hóa, lọt vào cả các nhà hàng, nhà thổ và tư gia của những gia đình giàu có.
Những thay đổi của thời đại đã tác động sâu sắc đến việc sản xuất vàng bạc đá quý.
Ứng dụng của đồ dùng bằng vàng và bạc trở nên vô cùng đa dạng: Từ đèn, chén, đĩa, đĩa, chai lọ, hộp, ... đến trang sức, đồ trang trí; nhiều món trang trí mô phỏng trực tiếp hình dạng của hoa, quả, cây cối trong tự nhiên cũng xuất hiện với phong cách độc đáo, trang nhã. Kỹ thuật chạm khắc thời kỳ này cũng được đánh giá cao với nhiều hiện vật được chế tác tinh xảo, khéo léo.
Tại sao những món bảo vật này lại bị chôn vùi dưới lòng đất?
Căn hầm này vốn dĩ không phải một ngôi mộ cổ nên có thể loại trừ suy đoán đây là đồ tùy táng được chôn theo người chết. Hơn nữa, hàng trăm món bảo vật này còn được sắp xếp gọn gàng, những món cùng chủng loại còn được xếp chồng lên nhau bên trong một căn hầm gạch xây sẵn, nên đây chắc hẳn phải là dụng ý của chủ nhân kho báu.
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân căn hầm bị chôn sâu dưới lòng đất cả ngàn năm có thể là vì những cuộc chiến tranh diễn ra liên miên vào cuối thời nhà Tống.
Đồ tạo tác bằng bạc được trưng bày trong viện bảo tàng. Ảnh: Sohu
Để bảo vệ tài sản, có lẽ gia đình họ Đồng đã xây hầm chôn tài sản xuống đất với hy vọng sẽ đào lên sử dụng sau chiến tranh. Tuy nhiên, một biến cố nào đó đã xảy ra, không loại trừ cả gia đình đều đã chết thảm, mà căn hầm vẫn mãi mãi bị chôn vùi.
Trong hàng trăm cổ vật được khai quật, hơn 100 cổ vật đã được xếp hạng di tích văn hóa cấp quốc gia. Không chỉ vậy, ấm bạc cổ cao được phát hiện tại đây còn đại diện cho trình độ chế tạo đồ bạc cao cấp nhất của nhà Tống, được coi như báu vật của bảo tàng địa phương.
Thợ xây lăng mộ hoàng gia thường bị 'chôn sống' để bịt đầu mối, làm sao thoát khỏi bi kịch này? Để đảm bảo tính bí mật của vị trí và kho báu bên trong lăng mộ, những người thợ thủ công thường chịu bi kịch trở thành vật bồi táng trong chính nấm mồ mình xây dựng. Lăng mộ là một trong những biểu tượng quyền lực của các hoàng đế phong kiến thời xưa. Chính vì vậy ngay sau khi lên ngôi,...