Lấy tên cha đặt tên cầu xây mới, dân phản đối quyết liệt
Nhà tài trợ xây dựng cầu dùng tên cha của mình đặt cho cây cầu thì bị người dân địa phương phản đối quyết liệt.
Cây cầu Kinh Tắt được đổi tên thành cầu Mười ÚtẢnh: Khôi Nguyên
Chiều 30.11, ông Lê Hữu Tâm, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành, H.Thủ Thừa, tỉnh Long An cho biết đã báo cáo lên huyện việc người dân phản ứng đổi tên cây cầu truyền thống mấy chục năm thành tên cha ruột của nhà tài trợ xây dựng mới cây cầu, nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết.
Video đang HOT
Theo đó, giữa năm 2014, cây cầu Kinh Tắt làm bằng cây hư hỏng nặng và thông qua chính quyền xã Mỹ Thành, H.Thủ Thừa, một doanh nghiệp tư nhân gần cầu đầu tư kinh phí xây lại bằng cầu bê tông vĩnh cửu.
Sau khi hoàn thành, cái tên cầu Kinh Tắt được thay đổi bằng tên cầu Mười Út, cha ruột của người này. Không đồng tình với việc thay đổi “đột ngột” do ý muốn của cá nhân, dân lên tiếng phản ứng đề nghị giữ lại tên Kinh Tắt.
“Muốn đặt tên như vậy phải thông qua mấy vị lớn tuổi tại đây và được sự chấp thuận của UBND xã, tuy nhiên ông này tự làm rồi tự đặt tên là không được dân đồng ý”, một người dân cho biết.
Dù xã đã báo cáo vấn đề này lên huyện nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành cho biết.
(Theo Thanh Niên)
Cận cảnh cây cầu quý xứ Huế trước ngày trùng tu
Cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) tính đến nay đã hơn 200 năm tuổi.
Cây cầu được xây dựng năm 1776. Trải qua hơn hai thế kỷ, bây giờ cây cầu gỗ rất quý hiếm này đã xuống cấp nên được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết định tu bổ.
Cầu được xây dựng với kiến trúc theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu) với chiều dài 18,75m, rộng 5,82m chia làm 7 gian.
Cầu ngói Thanh Toàn được xem là chiếc cầu gỗ vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam, được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1990.
Tại mỗi kỳ Festival Huế, ở đây đều tổ chức "Chợ quê ngày hội", một trong những chương trình văn hóa - du lịch đặc sắc, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và cùng hòa mình vào các trò chơi dân gian mang đậm chất miền quê Việt Nam.
Cây cầu trăm năm đã có dấu hiệu của tuổi tác. Ngày 28-8, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ra quyết định phê duyệt dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Cầu ngói Thanh Toàn với kinh phí là 13,1 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án 3 năm.
Theo đó, cầu ngói Thanh Toàn sẽ được hạ giải, đánh giá cụ thể các cấu kiện, đảm bảo đúng quy chuẩn, quy định và nguyên tắc bảo tồn. Các hạng mục phục hồi được yêu cầu tận dụng tối đa nguyên bản, vật liệu gốc.
Theo_Giáo dục thời đại
Tân Hiệp Phát khởi công cây cầu thứ 12, đã có hàng trăm ngàn người dân hưởng lợi Tập đoàn Number 1 - Tân Hiệp Phát vừa khởi công cây cầu thứ 12 tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Như vậy sau hơn nửa năm triển khai, chương trình đã khởi công được 12 cây cầu thép dây văng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đưa con số người dân được hưởng lợi trực tiếp lên hàng trăm...