Lấy tài sản chung để thi hành án nghĩa vụ riêng
Thay vì thông báo quyền khởi kiện cho các đồng thừa kế, thi hành án lại kê biên, phát mại khối tài sản chung khiến các đương sự bị thiệt hại.
Ông Lê Cà Ri ngụ xã Trường Long, huyện Phong Điền, Cần Thơ phản ánh cha mẹ ông là Lê Văn Xiềng (chết năm 2007) và Trần Thị Lan có hai người con là ông và một anh trai. Cha ông chết có để lại tài sản là quyền sử dụng đất gồm bốn thửa với tổng diện tích hơn 9.000 m2.
Không giải thích quyền khởi kiện cho hai người con
Theo ông Ri, phần đất này cha ông được cấp giấy năm 1995 và đến nay giấy vẫn mang tên ông Xiềng. Cha ông chết không để lại di chúc. Khi cha ông còn sống, cha mẹ ông đồng ý cho hai anh em ông mỗi người một nền 70 m2 để cất nhà và 2.600 m2 đất để sản xuất. Hai ông đã làm nhà để ở và sản xuất cho đến ngày cưỡng chế.
Năm 2014, TAND huyện Phong Điền có ba quyết định công nhận thỏa thuận trả nợ của mẹ ông với ba người khác.
Tháng 6-2016, Chi cục Thi hành án (THA) dân sự huyện Phong Điền cưỡng chế hai thửa đất 235 và 240 (nằm trong giấy đỏ còn đứng tên ông Xiềng) với tổng diện tích hơn 6.300 m2 gồm đất lúa và đất vườn để THA nghĩa vụ trả nợ cho bà Lan. Trong khi đó, cơ quan THA chưa giải thích pháp luật cho anh em ông Cà Ri biết là các ông có quyền khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế của cha để lại để xác định phần nào của các ông, phần nào của mẹ ông.
Theo đó, ngày 15-6, cơ quan THA huyện Phong Điền tiến hành cưỡng chế giao tài sản là phần đất hơn 6.300 m2 trên cho người được THA.
Vườn có 32 cây vú sữa của gia đình ông Cà Ri đã bị cưa gần hết ngay sau ngày THA cưỡng chế giao đất. Ảnh: N.NAM
THA khẳng định đã làm đúng
Ông Đỗ Ngọc Nhất, Phó Chi cục trưởng Chi cục THA dân sự huyện Phong Điền, đồng thời là chấp hành viên giải quyết vụ việc nói trên cho biết cơ quan THA đã làm đầy đủ các thủ tục trước khi cưỡng chế giao đất cho người được THA. Theo ông Nhất, khi kê biên có cho đương sự thời gian 30 ngày để khiếu nại về tranh chấp di sản thừa kế nhưng bà Lan không làm. Cụ thể, trong một biên bản về kê biên, xử lý tài sản vào tháng 7-2014, nội dung biên bản thể hiện việc đoàn cưỡng chế cho bà Lan và các đồng thừa kế có quyền khởi kiện ra tòa chia di sản thừa kế theo luật.
Video đang HOT
“Vậy THA có mời hai người con bà Lan để giải thích cho họ quyền được khởi kiện trong 30 ngày không?” – PV hỏi. Ông Nhất trả lời ông có nói với ông Ri về việc này nhưng thiếu sót là không lập thành biên bản. (Ông Cà Ri khẳng định ông không được nghe ông Nhất giải thích về quyền khởi kiện này.)
Ông Phạm Hoàng Hùng, Trưởng phòng kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo – Cục THA dân sự TP Cần Thơ, cho biết ông chưa nắm hồ sơ cụ thể vụ việc này. Tuy nhiên, cục đã nhận đơn khiếu nại về hành vi của chấp hành viên và đã chuyển cho Chi cục THA dân sự huyện Phong Điền giải quyết theo thẩm quyền. Nếu đương sự không đồng ý thì có quyền khiếu nại tiếp lên Cục.
PV đặt vấn đề việc Chi cục THA dân sự huyện Phong Điền chưa thông báo cho các đương sự liên quan về quyền khởi kiện theo luật định. Ông Hùng cho biết ông không thể trả lời đúng sai vì phải xem hồ sơ, cần thiết phải xác minh thì sẽ xác minh rồi mới kết luận được.
Chấp hành viên làm không đúng pháp luật Theo thông tin như báo nêu thì cơ quan THA dân sự huyện Phong Điền, Cần Thơ đã làm không đúng luật, vi phạm quy định kê biên, xử lý tài sản THA. Anh em ông Cà Ri có quyền khiếu nại chấp hành viên, yêu cầu tòa phân chia tài sản cho mình và yêu cầu tòa hủy quyết định của THA giao đất cho người được THA. Trong vụ này, tài sản người cha để lại là tài sản thừa kế chưa chia, những người con là người liên quan. Do đó, theo khoản 1 Điều 74 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THA dân sự năm 2014, chấp hành viên phải mời cả người mẹ và các con lên làm việc. THA phải yêu cầu họ cung cấp giấy thỏa thuận phân chia tài sản hoặc giải thích cho họ quyền được khởi kiện để phân chia tài sản trong 30 ngày. Sau 30 ngày mà họ không kiện ở tòa, không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được, chấp hành viên thông báo cho người được THA yêu cầu tòa xác định tài sản của người phải THA trong khối tài sản chung. Sau 15 ngày, nếu người được THA không yêu cầu tòa, chấp hành viên phải yêu cầu tòa xác định phần tài sản của người phải THA trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Sau đó, chấp hành viên mới xử lý tài sản của người phải THA theo quyết định của tòa án. Luật sư TRẦN CHẤN HOÀNG, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ
NHẪN NAM
Theo PLO
Vụ 194 Kim Mã: Căn cứ vào đâu ra quyết định cưỡng chế?
Liên quan đến ngôi nhà 194 Kim Mã, Hà Nội, sự việc đã được giải quyết theo thỏa thuận của đương sự và Thi hành án quận Ba Đình cách đây 18 năm, nay "bỗng dưng" Cục thi hành án dân sự (THADS) TP Hà Nội lại ra quyết định cưỡng chế.
Có yếu tố không vô tư?
Liên quan tới vụ việc ngôi nhà số 194 Kim Mã - Hà Nội, mới đây, Cục thi hành án dân sự (THADS) TP Hà Nội lại "khai quật" vụ việc dân sự xảy ra cách đây 18 năm bằng quyết định số 03/QĐ - CTHA, ngày 26/10/2015 của Cục THADS, TP Hà Nội.
Điều đáng nói là sự việc đã được giải quyết theo thoả thuận của đương sự và đơn vị phát mãi là Thi hành án quận Ba Đình.
Ngôi nhà 194 Kim Mã.
Trở lại vụ việc cách đây 18 năm, ngày 02/01/1997, ông Mai Công Ích thuê nhà có diện tích 20m2 của bà Đặng Thị Lâm tại số 10 (nay là 194) Kim Mã, Hà Nội. Sau đó, bà Lâm có vay tiền của ông Ích và của 6 người gồm các ông bà Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Văn Giáp, Vũ Thị Hồng Việt, Phạm Thị Tuyết Trinh, Hồ Nguyên Quang và Nguyễn Thị Kim Oanh.
Năm 1998, 7 người trên đã làm đơn ra TAND quận Ba Đình đòi nợ bà Lâm.
Khi bản án có hiệu lực, Đội Thi hành án quận Ba Đình đã giữ 50 triệu đồng tiền đền bù dự án đường Kim Mã và kê biên phát mại căn nhà nói trên của bà Đặng Thị Lâm. Bản án có hiệu lực thi hành.
Trong thời gian đó, ông Ích có nhu cầu mua lại căn nhà số 10 Kim Mã để trừ nợ với giá 2,5 cây vàng (99,99)/m2 và được trừ 100% số nợ. Tại Quyết định số 27/CNHGT ngày 10/11/1998 của TAND quận Ba Đình công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
Ông Ích và bà Lan, ông Giáp, bà Việt, bà Trinh, bà Quang, bà Oanh (cùng là nguyên đơn) đều nhất trí với quyết định trên và nhận tiền từ Cơ quan THA, không ai thắc mắc, không có khiếu nại.
Ngày 20/12/2015, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thanh (khi đó đang là Đội trưởng Đội thi hành án dân sự quận Ba Đình Hà Nội).
Ông Thanh cho biết: "Tại thời điểm đó, bản án tuyên như thế nào, chúng tôi thực hiện đúng như vậy, Cơ quan THA quận Ba Đình đã nhận đủ số tiền, số phiếu thu 108556, nội dung thu: Nộp tiền mua nhà (là số 194 Kim Mã hiện nay, người nộp tiền là ông Mai Công Ích). Số tiền: 147.750.000đ. Việc thi hành án đã hoàn tất từ năm 1999.
Tuy nhiên, ngày 26/10/2015, Cục thi hành án dân sự TP Hà Nội lại ra quyết định cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của bà Đặng Thị Lâm có địa chỉ phòng 218, tập thể 59 Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Trong đó có thửa đất tại số nhà 194 Kim Mã, Ba Đình Hà Nội. Hiện tại, mảnh đất này do ông Mai Công Ích đang sinh sống và là chủ sở hữu.
"Việc dân sự cốt ở hai bên"
Ngày 8/1/2016, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Thuỷ, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Thi hành án dân sự .
Ông Thủy cho biết: "Đối với việc dân sự, luật pháp luôn coi trọng nguyên tắc thỏa thuận trong giao dịch dân sự. Nếu các bên đã thỏa thuận, không vi phạm lợi ích của người thứ ba, không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Đó là thỏa thuận phù hợp, được luật pháp công nhận".
Cũng theo ông Thủy, "việc dân sự cốt ở hai bên". Như vậy, vụ việc trên các đương sự đã thỏa thuận có sự chứng kiến của Cơ quan THA quận Ba Đình Hà Nội. Thế nhưng, không hiểu vì sao sự việc cách đây đã 18 năm, hiện đang được Cơ quan THADS TP Hà Nội đưa vào quyết định: Cưỡng chế, kê biên, xử lý tài sản của bà Đặng Thị Lâm.
Mặc dù có quyết định cưỡng chế, nhưng Cơ quan THADS Hà Nội đã không thi hành được. Được biết, hiện tại vụ việc số nhà 194 Kim Mã đã được chuyển lên Tổng cục thi hành án để xem xét.
Ông Nguyễn Thanh Thủy- Phó Cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự trao đổi với PV
Ông Mai Công Ích cho biết: "Đây không phải là lần đầu tiên Cục THADS Hà Nội gọi tôi lên làm việc, thậm chí có cả quyết định cưỡng chế, nhưng không thể thi hành được.
Nếu tôi là người sai, tại sao Cục THADS TP Hà Nội không thi hành án dứt khoát, để kéo dài hơn 18 năm, nay gọi tôi lên, mai gửi giấy báo. Trong khi tôi là người mua bán đàng hoàng, với cơ quan đại diện Nhà nước, đó là Cơ quan THADS quận Ba Đình.
Mặt khác, 3 trong số 7 đương sự (là nguyên đơn - PV) nêu trên đã mất. Như vậy, Cục THADS Hà Nội đã làm khó gia đình tôi", ông Ích cho biết thêm.
Công luận đang chờ một phán quyết đúng đắn từ cơ quan chức năng.
Bao sẽ đăng tin tiếp theo, khi có quyết định chính thức của Tổng cục THADS.
Theo Phap luât Plus
Thi hành án làm quá tay vì... cái mặt tiền Việc kê biên, bán đấu giá nhà, đất đã hoàn tất và sau khi thi hành án xong còn dư 332 triệu đồng nhưng cơ quan thi hành án vẫn kê biên, bán nốt phần đất mặt tiền cho người trúng đấu giá trước đó. Mới đây, ông Trần Thái Tỉnh, trú phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, đã gửi...