Lấy sức dân làm lợi cho dân
Đến nay, Hưng Yên có 60 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, kết quả đó còn có sự góp công, góp sức lớn lao của đông đảo nhân dân toàn tỉnh, những người luôn luôn ở “trong cuộc” khi xây dựng nông thôn mới.
Nhân dân huyện Khoái Châu làm đường GTNT
Theo tổng hợp của Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, năm 2016, toàn tỉnh đã vận động nhân dân và doanh nghiệp tham gia đóng góp được trên 52 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới, bên cạnh đó nhân dân còn góp hàng chục nghìn ngày công lao động và hàng chục nghìn m2 đất tham gia xây dựng các công trình, hạ tầng nông thôn.
Về xã Nghĩa Trụ (Văn Giang) khi xã mới được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chúng tôi nhận thấy nhiều sự đổi thay tích cực.
Video đang HOT
Đưa chúng tôi thăm những công trình mới khang trang, khu dân cư nào cũng sạch đẹp, sáng màu sơn mới của những ngôi nhà cao tầng, Chủ tịch UBND xã Lê Đức Dân cho biết: “Xác định xây dựng nông thôn mới để người dân nông thôn được hưởng lợi, được nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nên mọi nguồn lực xã huy động đều hướng tới mục tiêu này. Xã luôn coi trọng sự tham gia đóng góp, sự đồng hành, giám sát của nhân dân, “công to, việc lớn” của xã đều thông qua các cuộc họp bàn với nhân dân, bám sát tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để thực hiện”.
Vì thế hơn 5 năm xây dựng nông thôn mới, toàn xã đã nhận được sự đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp lên tới hơn 27 tỷ đồng. Các hộ gia đình trong xã tự nguyện hiến đất, hơn 1,2 nghìn ngày công lao động để xây dựng nông thôn mới.
Từ năm 2011 đến nay, nhân dân dành khoảng trên 300 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp nhà ở dân cư, hoàn thành tốt tiêu chí về nhà ở. Đáng mừng nhất ở Nghĩa Trụ là điều kiện vệ sinh môi trường trong xã được cải thiện rõ rệt, đường làng ngõ xóm phong quang, sạch sẽ. Theo thống kê của địa phương, 100% hộ chăn nuôi trong xã đã xây dựng được hầm khí sinh học bi-ô-ga để xử lý chất thải, không có cơ sở sản xuất nào xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Trong phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, huyện Khoái Châu trong năm 2016 đã huy động được gần 1 nghìn ngày công lao động của nhân dân để tham gia làm đường giao thông, dồn thửa đổi ruộng, nạo vét kênh mương và vệ sinh môi trường nông thôn.
Để cùng với địa phương hoàn thiện, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhân dân các xã đã góp hàng trăm mét vuông đất thổ cư, đất nông nghiệp. Đơn cử như 100% tuyến đường ra đồng của các xã khi xây dựng mới đều có sự tham gia góp đất của người dân để đường được rộng rãi, công trình thủy lợi được thông thoáng.
Bà Lê Thị Thúy, người dân xã An Vỹ cho biết: “Một vài hàng lúa cũng chỉ cho thêm vài bơ thóc một vụ, nhưng một con đường mới ra đồng được mở mang rộng rãi sẽ đem lại lợi ích to lớn và lâu dài cho nông dân trên cả cánh đồng. Vì thế khi địa phương kêu gọi nhân dân góp đất ruộng để làm đường ra đồng, làm thủy lợi nội đồng chúng tôi đã đồng tình, nhất trí cao. Bây giờ sản xuất thuận lợi, đi lại dễ dàng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp của nông dân cũng nhờ đó mà tăng lên”.
Năm 2016, toàn huyện Khoái Châu huy động được hơn 374 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, trong đó nhân dân đã tham gia đóng góp trên 91 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng góp gần 59 tỷ đồng. Để có những kết quả này, huyện Khoái Châu đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân, nâng cao nhận thức của nhân dân về xây dựng nông thôn mới.
19 tiêu chí nông thôn mới là 19 lĩnh vực, nội dung khác nhau, nhưng tất cả đều cần sự tham gia của nhân dân, bởi bên cạnh sức người, sức của để xây dựng, kiến thiết quê hương thì còn cần cả ý thức tự giác trong bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, chỉnh trang nhà cửa, phát triển kinh tế hộ gia đình…
Chính vì thế ở nhiều xã mặc dù điều kiện kinh tế còn khó khăn, xuất phát điểm còn hạn chế nhưng với sự chung sức, đồng lòng của đảng bộ, chính quyền, nhân dân nên đã tiến nhanh “về đích”. Để ghi nhận những đóng góp ấy, mỗi khi tổ chức lễ đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, các địa phương đều khen thưởng những cá nhân, tập thể điển hình đã góp sức xây dựng quê hương.
Năm 2017, mỗi huyện, thành phố phấn đấu có thêm 1 – 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Để mục tiêu đó hoàn thành thắng lợi, rất cần sự đồng lòng, quyết tâm của các ngành, các cấp, các địa phương và nhất là sự tham gia tích cực, hiệu quả của các tầng lớp nhân dân, đem sức dân phục vụ chính lợi ích lâu bền của nhân dân.
Theo Vi Ngoan (Báo Hưng Yên)
Xín Mần đưa cỏ Yến Mạch vào trồng vụ đông
Trồng 50 ha cỏ Yến Mạch chỉ sau 3 tháng, mỗi ha đất đồi, bãi cho thu hoạch bình quân từ 38 - 45 tấn cỏ. Giá bán bình quân hiện nay là 1 ngàn đồng/kg, sau trừ chi phí, đồng bào trồng cỏ ở Xín Mần thu lãi khoảng 20 - 30 triệu đồng/ha/3 tháng mùa Đông giá rét.
Cán bộ huyện Xín Mần, xã Thèn Phàng kiểm tra cỏ Yến Mạch trước khi thu hoạch để đánh giá chất lượng.
Cỏ Yến Mạch là giống cỏ dùng trong chăn nuôi gia súc, chỉ trồng được trong vụ Đông. Qua kiểm nghiệm chất lượng, cỏ Yến Mạch có tỷ lệ Prôtít lên tới 13,5%, cao hơn các loại cỏ thông thường Prôtít khoảng 2 -3%. Ngoài ra, cỏ Yến Mạch còn có các chất khoáng vi lượng Fe, Mg... hữu ích và chất sơ có lợi cho sự phát triển của trâu, bò, dê. Cỏ Yến Mạch rất dễ trồng và đã được đồng bào Xín Mần đưa vào nương bãi, sườn đồi ngay sau thu hoạch ngô vụ Thu. Sau gần 3 tháng trồng, cỏ đã cho thu hoạch. Theo đánh giá sơ bộ của Phòng NN & PTNT huyện Xín Mần cỏ Yến Mạch có năng suất bình quân từ 45 tấn/ha.
Trong kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2017, Xín Mần dự kiến sẽ mở rộng diện tích trồng cỏ Yến Mạch xuống đất ruộng để cung ứng thức ăn xanh cho đàn gia súc chăn nuôi quy mô lớn, chất lượng cao.
Theo Nguyễn Hùng (Báo Hà Giang)
Quảng Ngãi: Xã miền núi đầu tiên đạt chuẩn Nông thôn mới Niềm vui to lớn mang tên "xã chuẩn Nông thôn mới" đến với người dân xã Nghĩa Sơn (Tư Nghĩa) vào những ngày cuối năm. Cùng với sự đầu tư của nhà nước, chính nội lực từ phía người dân đã góp phần không nhỏ để đưa Nghĩa Sơn sớm về đích Nông thôn mới. Những đường làng ngõ xóm khang trang. Những...