Lấy phòng chống dịch COVID-19 làm tiền đề để giữ tăng trưởng kinh tế

Theo dõi VGT trên

Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, năm 2020 Việt Nam thực hiện mục tiêu kép, lấy việc chống dịch COVID-19 làm tiền đề để giữ tăng trưởng kinh tế, ưu tiên chống dịch trước là bài học quan trọng cần được đúc kết.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, ngày 2/11, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) va ngân sach nha nươc năm 2020; Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021; Kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020 về phát triển KT-XH, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn…

Lấy phòng chống dịch COVID-19 làm tiền đề để giữ tăng trưởng kinh tế - Hình 1
Sản xuất sản phẩm may mặc tại Công ty TNHH may Kydo (Khu Công nghiệp Phố nối A, Hưng Yên). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.

Chống chọi với cơn “bão COVID-19″

Báo cáo trước Quốc hội về tình hình KT-XH năm 2020 và 5 năm 2016-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã xuất hiện và bùng phát trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng rất nặng nề đến tất cả các lĩnh vực, dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế thế giới nghiêm trọng nhất kể từ sau đại khủng hoảng 1929 – 1933.

Đại dịch COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội; sản xuất kinh doanh bị đình trệ; nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng; hàng triệu lao động thiếu, mất việc làm, giảm sâu thu nhập.

Cùng với đó, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai, nhất là nắng nóng, hạn hán, giông lốc, sạt lở, lũ lụt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long… cũng gây thiệt hại nặng nề, tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường đòi hỏi ca nươc vừa phải tập trung ưu tiên phòng, chống dịch, đồng thời cần có các chính sách, giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ để sớm phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội.

Chính phủ đã thực hiện những nhiêm vu, giai phap câp bach, đó là: Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội. Thực hiện chính sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19 trong năm 2020.

Tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phát động phong trào tiết kiệm trong toàn hệ thống chính trị và xã hội để dồn nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế. Trước mắt, chưa triển khai điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020.

Kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 – 2020 sang năm 2021; trong năm 2021 ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho giai đoạn 2022 – 2025.

Video đang HOT

Đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giải quyết vướng mắc trong thủ tục hành chính, đẩy nhanh thủ tục phê duyệt, điều chỉnh các chính sách mới. Khởi công, triển khai thực hiện ngay các dự án quy mô lớn, quan trọng, có tác động lan toả đến phát triển kinh tế – xã hội các địa phương, vùng và ngành, lĩnh vực. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong việc bảo đảm tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.

Chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2020 giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương trong phạm vi dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020. Điều chỉnh một số dự án thành phần đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2017 – 2020 từ phương thức đầu tư đối tác công – tư sang đầu tư từ ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế về khả năng huy động vốn tín dụng để thực hiện từng dự án đối tác công – tư và có cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Chuyển đổi phù hợp cơ chế kiểm tra, giám sát từ tiền kiểm sang hậu kiểm, gắn với minh bạch hoá các chế tài xử lý có đủ mức độ răn đe; giảm số lượng, tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm.

Nhờ những giải pháp trên, mức tăng trưởng kinh tế của nước ta trong 9 tháng vẫn đạt 2,12%, cả năm ước đạt 2 – 3%. Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới nhờ nội lực, tận dụng tốt các cơ hội và khả năng đa dạng hoá, thích ứng linh hoạt của nền kinh tế. Quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD.

Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng năm 2020 là năm có tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong suốt quá trình đổi mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, xét bối cảnh chung và so sánh với các nền kinh tế khác thì việc Việt Nam vẫn tăng trưởng dương (2% – 3%) lại rất đáng trân trọng, nhất là về sự chống chịu, sức bền bỉ và cách thức ứng phó của những người “đứng mũi chịu sào”, của các doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19.

Chỉ ra những yếu tố để Việt Nam đạt kết quả như trên, ông Võ Trí Thành khẳng định, đầu tiên và quan trọng nhất, quyết định khả năng cầm cự, duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh của cả nền kinh tế Việt Nam là sự quyết liệt, bản lĩnh và sáng tạo của Chính phủ, cùng với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ Chính phủ đã có tác động khá toàn diện đến người dân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn lực để cầm cự, xoay xở dù tác động của chính sách chưa được như kỳ vọng ban đầu.

Tiếp đó là Việt Nam thành công trong công tác chống dịch. Đến thời điểm hiện tại, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng đã quay trở lại, người dân cũng quay về cuộc sống trong trạng thái “bình thường mới”.

Bên cạnh đó là tính linh hoạt và khả năng ứng phó của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đại dịch, doanh nghiệp Việt đã dùng nhiều cách để vượt qua khó khăn như: Chuyển đổi sản phẩm, linh hoạt trong tiếp cận với khách hàng, linh hoạt trong cách kinh doanh, đặc biệt là sự “lên ngôi” của thương mại điện tử và kinh tế số.

Lý giải thêm về khả năng chống chọi kiên cường của nền kinh tế Việt Nam, ông Võ Trí Thành cho rằng do Việt Nam có hệ thống ngân hàng lành mạnh, dự trữ ngoại hối tăng kể từ năm 2011, tạo ra nền tảng tốt khi gặp những “cú sốc” từ bên ngoài.

Thêm vào đó, ở Việt Nam, ngoài doanh nghiệp, còn có hàng chục triệu lao động phi chính thức (hộ gia đình, lao động tự do) và khi những hỗ trợ đến từ Chính phủ còn hạn chế thì lực lượng này chính là “bệ đỡ” tốt, người dân vẫn bảo đảm được cuộc sống ở mức tối thiểu. Chưa kể đến thói quen giữ một “tài khoản tiết kiệm” của người Việt cũng phần nào giảm được áp lực khi “cơn bão” COVID-19 ập đến.

Một điểm nữa, đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn thế giới và mạnh nhất là khu vực dịch vụ. Trong khi đó, khu vực dịch vụ của Việt Nam chiếm chưa đến 45% GDP, do đó chúng ta cũng chịu tác động ít hơn các nước.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bên cạnh kết quả đạt được, thẳng thắn nhìn nhận, nước ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 không đạt kế hoạch đề ra do tác động, ảnh hưởng lớn, ngoài dự báo của đại dịch COVID-19, dẫn đến tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 – 2020 không đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, nhiều ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề; số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh. Khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa thật vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ còn hạn chế. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại chưa đáp ứng yêu cầu. Đào tạo nguồn nhân lực còn bất cập cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng. Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa thực sự tạo động lực nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh. Cơ câu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng một số lĩnh vực còn chậm, hiệu quả chưa cao. Xã hội hoá dịch vụ công và đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập còn nhiều bất cập.

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người lao động, người dân mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn. Kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ như: Miễn, giảm, gia hạn thuế và các khoản thu ngân sách, cơ cấu lại nợ, miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay… Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tiến độ các dự án quan trọng quốc gia. Đồng thời, chú trọng chỉ đạo thực hiện phù hợp các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, triển khai linh hoạt, hiệu quả các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh an toàn, nhân văn, tốt đẹp của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch toàn cầu.

Tăng cường khả năng chống chịu với rất nhiều “cú sốc”

Nhận định rằng, năm 2020, nền kinh tế Việt Nam có thể coi là đã thoát đáy, TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính-tiền tệ Quốc gia, khẳng định chúng ta có niềm tin vững chắc mức tăng trưởng GDP có thể đạt được từ 2,5% – 3%, các chỉ số khác như xuất nhập khẩu, thu ngân sách… đều có thể đạt được kết quả lạc quan như báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội ngày 20/10.

Lấy phòng chống dịch COVID-19 làm tiền đề để giữ tăng trưởng kinh tế - Hình 2
Dây chuyền sản xuất giày thể thao xuất khẩu của Công ty cổ phần Giầy Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN.

Đáng chú ý, việc Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định ối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá cao, đã thể hiện tinh thần cam kết hội nhập, cải cách trong nước. Đặc biệt giữa lúc khó khăn, Việt Nam vẫn ký được Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA), mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn.

Còn theo ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, năm 2020 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 5 năm, có nhiều đặc thù bất khả kháng, do sự xuất hiện của dịch COVID-19, không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới; nhưng Việt Nam vẫn là một trong hai quốc gia của châu Á đạt tăng trưởng dương, đời sống người dân cơ bản vẫn được bảo đảm, không rơi vào khủng hoảng; đó là một sự thành công, làm tiền đề tốt để bước vào kế hoạch 2021-2025.

Đáng chú ý, trong năm 2020, nông nghiệp vẫn đạt kết quả khả quan, là bệ đỡ để giảm chấn cho cả nền kinh tế. “Thành công đó nói lên rằng chúng ta xác định đúng điểm yếu của nền kinh tế, triển khai các giải pháp chiến lược đồng bộ và phát huy hiệu quả sau 5 năm”, ông Nguyễn Đức Kiên nhận xét.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2020 và 5 năm 2016 – 2020.

Đề cập đến mục tiêu tăng GDP năm 2021 khoảng 6%, giai đoạn 2021-2025 là khoảng 6,5% đến 7%, TS. Võ Trí Thành cho rằng, các chỉ tiêu này có tính hiện thực và khá gần với tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên, ông Võ Trí Thành lưu ý rằng, trong bối cảnh thế giới thay đổi rất nhanh, nhiều biến động khó lường. Quan trọng nhất là giai đoạn tới, Việt Nam cần nỗ lực cải cách từng bước đi, tăng cường khả năng chống chịu với rất nhiều “cú sốc” có thể xảy ra mà ta chưa lường được.

“Tăng trưởng không chỉ là những con số khô khan, mà tăng trưởng kinh tế phải đi cùng với các khái niệm khác như: Bao trùm, tăng trưởng xanh, tăng trưởng sáng tạo, năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng… Những “cú sốc” vừa qua chính là bài học để chúng ta không nên chỉ theo những cách tính toán truyền thống”, TS. Võ Trí Thành nói.

Theo ông Võ Trí Thành, trong bối cảnh mọi thứ biến đổi rất nhanh, đầy sự bất định và rủi ro, cần tầm nhìn gắn với sự bền vững, sáng tạo, bao trùm lên con người là trung tâm… Điều cần làm nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh của con người, của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tán thành quan điểm của Thủ tướng Chính phủ rằng chương trình cơ cấu lại nền kinh tế thời gian tới cần đi vào thực chất hơn, tạo chuyển biến tích cực hơn để phát triển kinh tế tư nhân và cơ cấu lại nông nghiệp vì đây là hai lĩnh vực tiềm năng tạo thêm động lực cho tăng trưởng, TS. Võ Trí Thành nhận định những năm vừa qua, Việt Nam đã có sự chuyển biến nhận thức rất mạnh mẽ liên quan đến tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt khu vực tư nhân và nông nghiệp.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 354.600 tỷ đồng

So với cùng kỳ, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tiếp tục đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2020.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 354.600 tỷ đồng - Hình 1

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 10/2020 ước tính đạt 52.000 tỷ đồng, tăng 42,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 354.600 tỷ đồng, bằng 69,8% kế hoạch năm và tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 bằng 68,8% và tăng 6,7%).

Cụ thể, vốn Trung ương quản lý đạt 62.100 tỷ đồng, bằng 67,7% kế hoạch năm và tăng 67,8% so với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương quản lý đạt 292.500 tỷ đồng, bằng 70,3% kế hoạch năm và tăng 29%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 354.600 tỷ đồng - Hình 2

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/10/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 23,5 tỷ USD, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 2.100 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 11,7 tỷ USD, giảm 32,1% về số dự án và giảm 9,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 907 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 5,7 tỷ USD, tăng 4,4%; có 5.451 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn đạt 6,1 tỷ USD, giảm 43,5%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.392 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp gần 2,5 tỷ USD và 4.059 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị hơn 3,6 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 10 tháng ước tính đạt 15,8 tỷ USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 354.600 tỷ đồng - Hình 3

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 10 tháng năm 2020 có 107 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng số vốn đầu tư của phía Việt Nam là 314,5 triệu USD; có 28 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm đạt 163,8 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 10 tháng đạt 478,3 triệu USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú
16:03:42 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Film Thanapat: 10 năm miệt mài không toả sáng , 1 vai boylove cứu cả sự nghiệp

Sao châu á

20:37:44 18/11/2024
Film Thanapat là nam thần mới nổi của làng giải trí xứ Chùa Vàng. Anh chàng sinh năm 1993 và sở hữu vẻ ngoài điển trai, nam tính. Sau vai diễn boylove, anh chàng sở hữu thêm lượng fan lớn ở châu Á.

Tiền đạo Neymar quay về nguồn, thời đã điểm

Sao thể thao

20:26:39 18/11/2024
Tiền đạo Neymar sẽ tìm về cội nguồn Santos, nơi anh rời để đến Barcelona. Nhận lương khủng tại Al Hilal, nhưng tiền đạo Neymar cứ liên tục chấn thương, có thể hai bên sẽ giải phóng cho nhau.

NSƯT Đỗ Kỷ nhập viện khi đi công tác

Sao việt

20:20:03 18/11/2024
Trong lúc vào TPHCM dự Liên hoan Sân khấu, NSƯT Đỗ Kỷ bất ngờ nhập viện khiến vợ ông - NSND Lan Hương - vô cùng lo lắng.

Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu

Thế giới

20:18:15 18/11/2024
Hiện tại, Nga vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp. Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.

Diddy bị tố vi phạm quy định trong trại giam, tìm cách thao túng nhân chứng

Sao âu mỹ

20:11:12 18/11/2024
Truyền thông Mỹ đưa tin, ông trùm nhạc rap Diddy vướng cáo buộc vi phạm nhiều quy định trong trại giam, lên kế hoạch tác động tâm lý các nạn nhân với mong muốn thay đổi kết quả vụ án.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

Sức khỏe

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Chuyện không ai ngờ tới: Chú chó dành 2 năm chỉ để làm một việc khiến hàng triệu người xúc động

Netizen

19:44:55 18/11/2024
Mới đây, một người dùng mạng xã hội Trung Quốc, đồng thời là chủ một trung tâm cứu hộ chó hoang ở tỉnh Giang Tây, có tài khoản tên @ganpojiege đã chia sẻ một đoạn video về chú chó trung thành.

Michael Learns To Rock ôn kỷ niệm thanh xuân cùng 5.000 fan ở TPHCM

Nhạc quốc tế

19:44:41 18/11/2024
Tối 17/11, nhóm nhạc Michael Learns To Rock (MLTR) tổ chức đêm nhạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM), thu hút 5.000 người tham dự.

Lao thẳng vào xế hộp, 2 người đi xe máy tử vong ở Đắk Lắk

Pháp luật

19:43:34 18/11/2024
Đang lưu thông trên quốc lộ 27, đoạn qua huyện Lắk (Đắk Lắk), xe máy lao thẳng vào ô tô 7 chỗ lưu thông ngược chiều khiến 2 người tử vong.

Phim thất bại nhất hiện tại với rating 0%, nam chính ngốc nghếch đến mức khán giả đòi bỏ xem

Phim châu á

19:41:09 18/11/2024
Tỉ suất người xem trung bình ở tập 1 và tập 2 trên toàn quốc chỉ đạt mức 0.7% - một con số vô cùng thấp đối với một tác phẩm được chiếu vào cuối tuần.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

Tin nổi bật

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.