Lây lan bệnh dịch tay chân miệng

Theo dõi VGT trên

Bắt đầu từ giữa tháng 7-2019, lượng trẻ mắc bệnh dịch tay chân miệng (TCM) đến khám và điều trị tại các bệnh viện (BV) trên địa bàn TPHCM gia tăng, trong đó nhiều trường hợp bệnh nặng, nhập viện phải thở máy. Các chuyên gia y tế cảnh báo, hiện dịch TCM bắt đầu vào mùa và có xu hướng lây lan nhanh.

Lây lan bệnh dịch tay chân miệng - Hình 1

Bệnh nhi mắc tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 2 tăng nhanh từ đầu tháng 8 đến nay

Số ca mắc không ngừng tăng

Ghi nhận tại Khoa Khám bệnh – BV Nhi đồng 2, số trẻ mắc TCM đến khám và được kê thuốc điều trị ngoại trú lẫn số trẻ phải nhập viện điều trị nội trú đều gia tăng. Nếu như tháng 7 chỉ có hơn 1.900 trẻ đến khám bệnh do mắc TCM, thì trong tháng 8 có đến gần 5.000 ca. Trong đó, từ 168 ca phải nhập viện điều trị nội trú ở tháng 7 đã tăng lên 283 ca trong tháng 8 và chỉ nửa đầu tháng 9 đã có đến 235 ca.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Đạt, Phó trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp – BV Nhi đồng 2, dự kiến trong thời gian tới số ca mắc TCM sẽ tiếp tục tăng mạnh do trẻ nhập học, nguy cơ lây lan nhanh hơn rất nhiều so với những tháng hè. “Trước tình trạng số bệnh nhi nhập viện tăng cao và để tránh lây lan cho các bệnh nhi khác, Khoa Nhiễm của BV đã bố trí một khu vực dành riêng cho bệnh nhi TCM”, bác sĩ Nguyễn Thành Đạt thông tin. Còn tại BV Nhi đồng 1, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, cho biết trong tháng 8, mỗi ngày BV điều trị khoảng 20 trẻ nội trú mắc TCM, đến giữa tháng 9 đã tăng lên 50 trẻ/ngày. Đáng chú ý, đã có trường hợp mắc TCM độ nặng, phải thở máy.

Lây lan bệnh dịch tay chân miệng - Hình 2

Một bệnh nhi mắc tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM. Ảnh: THÀNH SƠN

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, số ca bệnh TCM tích lũy đến hết tháng 8-2019 trên địa bàn thành phố là 9.718 ca (gồm 1.858 ca điều trị nội trú và 7.860 ca điều trị ngoại trú). Số ca bệnh tăng nhanh từ tuần thứ 2 của tháng 8 và trong tháng 8 ghi nhận 3.088 ca mắc TCM, gồm 457 ca nội trú và 2.631 ca ngoại trú, tăng 115% so với tháng 7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, trên địa bàn thành phố chưa ghi nhận trường hợp nào t.ử v.ong do TCM từ đầu năm đến nay, tuy nhiên bệnh dịch này đã bắt đầu vào mùa, sẽ lây lan rất nhanh nếu phụ huynh và các trường học không có biện pháp phòng ngừa.

Không được chủ quan

Nằm điều trị tích cực tại phòng cấp cứu của Khoa Nhiễm – BV Nhi đồng 2, bé V.T.M. (6 t.uổi, ngụ tỉnh Bình Dương) được chẩn đoán mắc TCM ở thể nặng. Theo chị Phùng Thị Mai, mẹ của bé M., gần 10 ngày trước bé có triệu chứng sốt, nổi ban trong miệng. “Gia đình nghĩ rằng con bị nhiệt miệng nên không đưa đi BV mà ở nhà điều trị, cho uống nước mát theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên 3 ngày sau, bé bắt đầu sốt cao, mệt mỏi, lừ đừ, nổi mụn ở miệng nhiều, không ăn được, chỉ uống sữa, gia đình mới đưa con đến BV”, chị Mai lo lắng.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Đạt, trẻ mắc TCM thường sốt, loét miệng, nổi hồng ban, mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân…. “Trẻ mắc TCM có các dấu hiệu thở bất thường, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, ngồi không vững hoặc đi loạng choạng, co giật, nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, da nổi bông hoặc xanh tái… Khi phát hiện trẻ có các biểu hiện này cần đưa trẻ nhập viện để tránh bệnh trở nặng, nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Nguyễn Thành Đạt khuyến cáo.

Video đang HOT

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Ngọc Thành, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, nhấn mạnh TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chưa có vaccine dự phòng. Việc phòng bệnh chủ yếu thông qua ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ và của người chăm sóc trẻ như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ; phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh cũng như các dấu hiệu trở nặng để đưa trẻ đến cơ sở điều trị sớm, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

“Bệnh TCM chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 t.uổi và lây lan mạnh vào tháng 8, tháng 9. Đây là thời điểm t.rẻ e.m phải trở lại trường học sau khi nghỉ hè. Vì vậy, các trường học cần tuân thủ thực hiện các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học; phát hiện sớm trẻ mắc bệnh để cách ly kịp thời”, bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành lưu ý.

Tăng cường phòng chống bệnh TCM

Để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh TCM, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) yêu cầu các ban ngành, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, chủ động tăng cường hoạt động phòng chống dịch bệnh nói chung, trong đó có bệnh TCM trên địa bàn; phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về biện pháp phòng chống dịch bệnh TCM tại các trường học, đặc biệt tại trường mầm non, nhóm trẻ gia đình.

Bên cạnh đó, tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh TCM, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp t.ử v.ong; thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ cho việc chẩn đoán, thu dung, điều trị bệnh nhân và xử lý ổ dịch; tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh tại nơi ghi nhận trường hợp mắc bệnh và khu vực có ổ dịch.

THÀNH AN

Theo SGGP

Lo ngại bùng phát dịch tay chân miệng, 5 mẹo cần nhớ khi chăm trẻ bệnh

Từ đầu 2019 đến nay, hơn 20.000 người mắc tay chân miệng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2018. Bác sĩ chỉ 5 mẹo chăm sóc trẻ vượt qua mùa bệnh.

Lo ngại bùng phát dịch tay chân miệng, 5 mẹo cần nhớ khi chăm trẻ bệnh - Hình 1


Ảnh minh họa

Lo ngại phùng phát tay chân miệng vào tháng 10, 11

Trên quy mô cả nước, báo cáo của Cục Y tế Dự phòng cho thấy, từ đầu 2019 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 20.000 người mắc tay chân miệng, tăng 0,7% so với cùng kỳ 2018. Số ca mắc tay chân miệng tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Cà Mau.

Ông Đặng Quang Tấn, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, nhấn mạnh trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh tay chân miệng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát rộng, đặc biệt là trong các tháng 10,11.

Bệnh tay chân miệng có thể gia tăng nhanh tại các địa phương do t.rẻ e.m, học sinh tập trung trở lại vào năm học mới, vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi học tập, vui chơi của trẻ chưa được đảm bảo, nhất là tại các trường mầm non, cơ sở giáo dục đào tạo...

Do vậy để phòng chống dịch, ngành y tế khuyến cáo cả cha mẹ và bé phải hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy nhiều lần trong ngày; trước khi bế trẻ, chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, thay bỉm...

Bên cạnh đó, phụ huynh hay người chăm trẻ phải rửa tay sạch sẽ; cha mẹ không nên mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi;

"Mẹo" chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng

BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng Tp. Hồ Chí Minh cho biết, dù là bệnh lành tính, nhưng cha mẹ cần lưu ý để theo dõi và cho trẻ nhập viện kịp thời tránh biến chứng đáng tiếc. BS. Khanh cũng chỉ 5 mẹo chăm trẻ khi mắc bệnh:

1. Nổi mụn nước nhiều quá:


- Trẻ nổi càng nhiều mụn làm phụ huynh lo nhưng thường nổi nhiều lại nhẹ hơn nổi ít.


- Không cần bôi thuốc xanh, vì không có tác dụng mà còn làm bác sĩ nhìn không biết mụn nước do gì.


- Tắm rửa như bình thường, đến ngày mụn sẽ khô.

2. Kháng sinh - Vitamine:


- Nếu không loét miệng nhiều gây bội nhiễm thì khỏi kháng sinh làm gì.


- Vitamine cũng không cần lắm, đang đau miệng ép uống đau thêm.

3. Ngủ lăn qua lăn lại, khóc chút chút:


- Đau họng do vết loét: lấy gói Grangel (thuốc dạ dày) hay KIN baby bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ngậm hay chấm vào vết loét sẽ hết đau.


- Ngứa ngáy quá có thể do kiêng không tắm.

4. Không chịu ăn:


- Do miệng đau: Làm thức ăn chờ nguội hẳn hay làm mát mới dễ ăn.


- Không ăn nóng, ăn cay, ăn chua.


- Cũng dùng gói Grangel hay KIN baby rơ miệng như trên.

5. Bình tĩnh, thường sau ngày thứ 4 sẽ tươi lên, không giật mình, không sốt cao là sẽ ổn dần.

"Có tới 90% trẻ mắc bệnh tay chân miệng tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, phụ huynh nên học dấu hiệu giật mình, nếu không giật mình thì rất hiếm khi có biến chứng", BS. Khanh nói.

Ngoài ra, tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bị tay chân miệng hoặc những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; với trẻ đang bị mắc tay chân miệng cần cách ly trẻ ở nhà 10 ngày, không nên đưa trẻ đến lớp hay nơi tụ tập đông người để phòng lây nhiễm sang các trẻ khác.

Theo baogiaothong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Uống nước ấm vào sáng sớm có tác dụng gì?
00:29:57 06/07/2024
Xyanua nguy hiểm như thế nào?
06:34:36 06/07/2024
Dấu hiệu cảnh báo bệnh đục thủy tinh thể
11:59:47 06/07/2024
Lựa chọn thuốc kiểm soát cơn đau do viêm khớp
09:15:51 07/07/2024
Lý do bật quạt điện suốt đêm có hại cho sức khỏe
18:11:52 05/07/2024
Bổ sung vitamin và khoáng chất làm đẹp da thế nào cho an toàn?
23:12:07 05/07/2024
Lại ghi nhận thêm 1 ổ dịch chó dại tại Định Quán
19:16:33 05/07/2024
Giá trị của hạt sen với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng
23:26:43 05/07/2024

Tin đang nóng

Vụ bộ xương dưới cống: nạn nhân U50, không liên quan đến Lương Hải Như
13:33:02 07/07/2024
Midu "số hưởng" có chồng thiếu gia đẹp từ trong ra ngoài, body gây "nhức nhối"
12:16:34 07/07/2024
Trịnh Sảng bị chủ nợ truy đuổi ở Mỹ, "mặt dày" xin t.iền 2 bạn trai cũ để trả nợ 419 tỷ đồng
15:34:41 07/07/2024
Rộ tin Hằng Du Mục bị 1 nhãn hàng cạch mặt, xa chồng Trung Quốc là bão tố?
14:03:59 07/07/2024
Hai người đàn ông nhận kết cục thảm vì không tin lời của nhà tiên tri mù Vanga
12:00:49 07/07/2024
Đan Trường: lười đóng MV của mình, dùng AI thay thế để lộ chi tiết đáng sợ
12:19:58 07/07/2024
Miss Supranational: Indonesia đăng quang, Kim Duyên nói lý do Lydie Vũ trắng tay
17:02:19 07/07/2024
Nguyễn Cao Thu Vân: Yêu đại gia hơn 24 t.uổi, ly hôn sau 2 tuần sau đám cưới
16:11:11 07/07/2024

Tin mới nhất

Những cấm kỵ khi uống bia vào mùa hè

13:26:20 07/07/2024
Mặc dù bia có nồng độ cồn thấp nhưng uống nhiều bia vẫn có hại cho sức khỏe. Hàm lượng nước trong bia sẽ được đào thải nhanh chóng sau khi uống, trong khi hàm lượng cồn sẽ được cơ thể hấp thụ.

Phòng ngừa biến chứng sau đột quỵ

13:22:46 07/07/2024
Sau khi được cứu sống, khoảng 70% bệnh nhân bị đột quỵ có di chứng khuyết tật nặng, đặc biệt là rối loạn vận động, 30% không thể phục hồi

Tăng acid uric m.áu: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

12:11:34 07/07/2024
Do đó, người mắc phải các bệnh lý này cần tuân thủ phác đồ điều trị y khoa và những lưu ý của bác sĩ để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh, từ đó phòng tránh được nguy cơ tăng acid uric m.áu.

Nên ăn bao nhiêu chất xơ mỗi ngày?

08:59:31 07/07/2024
Nên ăn cả vỏ, cùi và hạt khi có thể: Bạn nên tiêu thụ càng nhiều vỏ, cùi và hạt của những thực phẩm này một cách hợp lý thì càng tốt vì chất xơ của chúng tập trung nhiều nhất ở những nơi này.

10 loại rau củ tốt cho người bệnh gout

08:56:46 07/07/2024
Rau dền chứa nhiều chất xơ, vitamin C và vitamin K, giúp giảm viêm và làm dịu các cơn đau khớp. Đặc biệt, loại rau này còn có khả năng giảm mức acid uric trong m.áu, rất tốt cho người bệnh gout.

Thêm người mắc viêm não Nhật Bản ở Đắk Lắk

08:47:08 07/07/2024
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản. Hiện bệnh nhân bị biến chứng hôn mê, tổn thương thận cấp, suy hô hấp, động kinh, tăng huyết áp.

Trà hoa cúc: những lợi ích sức khỏe và chống chỉ định

08:38:40 07/07/2024
Trà hoa cúc có nhiều lợi ích cho sức khỏe như có đặc tính chống viêm và chống co thắt, kiểm soát việc sản xuất axit trong dạ dày và giúp chống buồn nôn, tiêu hóa kém và đầy hơi.

Công dụng tuyệt vời của đậu bắp ít người biết

08:34:39 07/07/2024
Quả đậu bắp không chỉ là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt mà còn chứa đựng nhiều giá trị dinh dưỡng đáng kinh ngạc.

Cần làm gì khi phát hiện rối loạn mỡ m.áu?

19:43:48 06/07/2024
Nếu một trong những yếu tố này dư thừa hoặc thiếu thì có hại cho cơ thể, gây ra những bệnh liên quan đến rối loạn mỡ m.áu như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ, tắc động mạch chi dưới.

Đôi chân cũng có thể là máy đo đường huyết

19:39:07 06/07/2024
Nhiều bệnh nhân tiểu đường dễ bị nám hoặc đốm đen trên da chân, nguyên nhân chủ yếu là do n.hiễm t.rùng da hoặc vết tích do mụn rộp để lại sau khi lành bệnh.

Khi nào cần điều trị vi khuẩn HP?

19:28:17 06/07/2024
Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP. Môi trường sống, nguồn nước uống, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, người bệnh có thói quen, biện pháp chăm sóc và chế độ sinh hoạt không hợp cũng sẽ là nguyên nhân gây nhiễm HP.

Một người ở Phú Thọ mắc bệnh lao da hiếm gặp

19:20:31 06/07/2024
Lao da là một dạng lao ngoài phổi tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trong số các dạng bệnh nhưng diễn tiến nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Tập 2 "Anh trai vượt ngàn chông gai": Ngô Thanh Vân đã xuất hiện, thần tượng 2 triệu fan được cả cõi mạng réo tên

Tv show

18:00:25 07/07/2024
Như lời nhắn gửi của Ngô Thanh Vân, nhóm Jun Phạm thành công khi mang đến một tiết mục đa sắc và vui nhộn. Không chỉ hát tốt, Jun Phạm còn nhảy cực bốc.

Bầu cử Quốc hội Pháp: Cử tri đi bỏ phiếu vòng hai

Thế giới

17:55:16 07/07/2024
Bất kỳ đảng nào muốn thành lập chính phủ sẽ cần đạt được đa số tuyệt đối 289 ghế trong Quốc hội gồm 577 ghế. Những dự đoán mới nhất cho thấy RN sẽ có được nhiều ghế nhất trong Quốc hội, song không giành được đa số tuyệt đối.

Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới

Sao việt

17:51:07 07/07/2024
Hậu đám cưới hào môn, Midu và thiếu gia Minh Đạt cùng nhau đi du lịch ở một resort sang chảnh tại Ninh Thuận. Cặp đôi dính như sam, luôn nắm c.hặt t.ay, trao nhau ánh mắt tình tứ khiến netizen rần rần thả tim .

Lisa khoe clip nhảy cực bốc nhưng có 1 điểm khiến dân tình chú ý hơn cả!

Nhạc quốc tế

17:40:21 07/07/2024
Ngày 28/6 vừa qua, Lisa chính thức tung ra MV comeback mang tên Rockstar - sản phẩm âm nhạc đầu tiên mà cô thực hiện kể từ khi thành lập công ty riêng.

Bom tấn đứng top 1 toàn cầu: Thống trị 74 quốc gia, nam chính diễn đỉnh đến mức 40 năm chưa từng thất bại

Phim âu mỹ

17:29:36 07/07/2024
Mảng hài tiếp tục là yếu tố giúp tác phẩm chinh phục khán giả. Đặc biệt, nét diễn duyên dáng của Eddie Murphy trong phim được khen hết lời.

Esports World Cup 2024: Vượt qua Team Liquid, T1 tiến vào chung kết

Mọt game

17:18:49 07/07/2024
Dù chỉ gặp đại diện LCS là Team Liquid tại bán kết Esports World Cup 2024, T1 gặp rất nhiều khó khăn để giành chiến thắng 2-1. Theo đó, nhà đương kim vô địch thế giới tiến vào chung kết giải đấu và có cơ hội cạnh tranh g.iải t.hưởng 400.0...

Mẹ chồng từ trong bếp phi ra với cái chảo rồi đ.ập tan tành chiếc TV mới mua

Góc tâm tình

17:17:06 07/07/2024
Có bác nào từ đầu mùa bóng đến giờ chỉ muốn bỏ chồng như tôi không ạ? Tôi ám ảnh đến mức đi làm mà cứ nghe thấy ai nhắc đến chuyện bóng bánh là tôi lại muốn nổi khùng vô cớ.

Xôn xao thông tin Hằng Du Mục bị 1 nhãn hàng 'cạch mặt' sau sự cố nhạy cảm: Thực hư ra sao?

Netizen

16:56:21 07/07/2024
Điều đáng chú ý hơn, chuyện này lại xuất phát từ chính Hằng Du Mục nói đùa một cách không nghiêm túc, khiến cư dân mạng cảm thấy hoang mang.

Những thực phẩm giúp chị em thải độc buồng trứng, phòng bệnh phụ khoa

Kiến thức giới tính

16:44:41 07/07/2024
Việc chăm sóc các cơ quan sinh sản như buồng trứng và tử cung có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp chị em hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa.

Thực đơn bữa cơm mùa hè với 2 món nhanh gọn mà vẫn đủ chất, người vụng về mấy cũng nấu được

Ẩm thực

16:28:59 07/07/2024
Chỉ với thịt bò xào hành tây đậm đà và rau cải chíp xào giòn ngon, bạn không chỉ có một bữa cơm tối thơm lừng, hấp dẫn mà còn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Mỹ nhân "lão hóa ngược" sau hơn 20 năm, nhan sắc ăn đứt đàn em kém 14 t.uổi

Phim châu á

16:21:43 07/07/2024
Sao nữ này gây chú ý với nhan sắc trẻ trung trong phim mới, được nhận xét gần như không thay đổi so với thời mới vào nghề.