Phòng ngừa biến chứng sau đột quỵ
Sau khi được cứu sống, khoảng 70% bệnh nhân bị đột quỵ có di chứng khuyết tật nặng, đặc biệt là rối loạn vận động, 30% không thể phục hồi
Phục hồi chức năng giúp mang lại kết quả sức khỏe tốt hơn, ngăn ngừa các biến chứng và giảm tỉ lệ tái nhập viện. Đồng thời phục hồi chức năng còn đóng góp hữu hiệu trong việc giúp nâng cao hiệu quả của các can thiệp y tế và phẫu thuật.
Hồi phục sau đột quỵ
Kể lại về quá trình tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng sau đột quỵ, chị Đ.T.V cho biết ba chị là ông Đ.T.T (70 tuổ.i, ngụ TP HCM) may mắn được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, di chứng sau đột quỵ khiến việc sinh hoạt của ba chị gặp nhiều khó khăn, nhất là việc đi lại. “Với sự hỗ trợ của các bác sĩ tại bệnh viện, sức khỏe ba tôi dần hồi phục và có thể tự ăn uống, vệ sinh cá nhân” – chị V. chia sẻ.
Bệnh nhân sau đột quỵ được thực hành phục hồi chức năng tại phòng thực tế ảo Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM (cơ sở 3)
Bác sĩ Trần Thị Kim Tuyết, Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM), cho biết đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử von.g đứng hàng thứ 2 sau bệnh tim mạch vành, để lại di chứng hết sức nặng nề.
Vì vậy, đột quỵ là một trong số các bệnh có nhu cầu tập phục hồi chức năng cao. Đây được xem là bệnh lý đa tàn tật bởi có nhiều dạng khuyết tật khác nhau trong một người bệnh đột quỵ nên phương pháp phục hồi phải đa dạng, đa mô thức từ thuố.c, can thiệp ngoại khoa, can thiệp phục hồi chức năng (bằng máy, tay, bài tập và chia ra nhiều giai đoạn).
Theo bác sĩ Tuyết, biến chứng sau đột quỵ có thể là teo cơ, cứng khớp; đau khớp vai, bán trật khớp vai bên liệt; loét tì đè; nhiễ.m trùn.g viêm phổi do hít sặc, xẹp phổi, nhiễ.m trùn.g đường tiết niệu… Tuy nhiên, phục hồi chức năng có thể phòng ngừa và điều trị các biến chứng, thương tật thứ cấp; xử trí các rối loạn, khiếm khuyết sau đột quỵ
Video đang HOT
“Phục hồi chức năng đột quỵ não càng sớm càng tốt (sau 24 giờ) khi các điều kiện về huyết động cho phép. Trong đó, chăm sóc phục hồi chức năng chi trên cho bệnh nhân đột quỵ cần phải chăm sóc toàn diện, tích cực và đưa ra các bài tập cá thể hóa trên từng người bệnh” – bác sĩ Tuyết lưu ý.
Thăm khám kỹ lưỡng
TS-BS Bùi Phạm Minh Mẫn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM (cơ sở 3), cho biết thêm yếu liệt nửa người là một trong những di chứng nặng nề và tốn nhiều thời gian hồi phục nhất ở người bệnh sau đột quỵ. Nếu không được điều trị sớm thì mục tiêu đưa người bệnh trở lại sinh hoạt một cách bình thường sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh do tổn thương tại não có thể gây nên một số vấn đề khác như nói khó, tiếp nhận thông tin kém, mất khả năng giao tiếp, liệt mặt, chóng mặt, mất ngủ, trầm cảm…Vì vậy, việc phát hiện và cấp cứu trong thời gian nhanh nhất, sớm nhất là cực kỳ quan trọng đối với các trường hợp đột quỵ. Tốt nhất là trong vòng 3 giờ đầu tiên kể từ khi phát hiện các biểu hiện của đột quỵ.
Sau đột quỵ, có một số phương pháp điều trị phục hồi như châm cứu; xoa bóp bấm huyệt; vật lý trị liệu – phục hồi chức năng… “Người bệnh sau đột quỵ khi điều trị phục hồi chức năng cần cân nhắc điều trị sớm trong vòng 3 tháng đầu tiên để đạt được hiệu quả tốt nhất. Vai trò chăm sóc của người nhà, nhân viên y tế về thể chất cũng như tinh thần cũng rất quan trọng, bảo đảm việc điều trị không bị gián đoạn” – bác sĩ Mẫn nói.
Theo bác sĩ Mẫn, người bệnh sau đột quỵ giai đoạn đầu cần được quan sát và thăm khám kỹ lưỡng để tránh phòng ngừa các biến chứng sau đột quỵ như loét tì đè, viêm phổi, nhiễ.m trùn.g tiểu… Do đó, việc nhập viện điều trị nội trú sẽ giúp người bệnh được chăm sóc tối đa bởi đội ngũ chuyên gia y tế, giúp tối ưu hóa điều trị.
Cách phát hiện sớm liệt mặt do lạnh
Thời tiết trở lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị liệt mặt. Ngoài ra, liệt mặt còn có các nguyên nhân khác dưới đây.
Liệt mặt là một căn bệnh về thần kinh ngoại biên thường gặp ở mọi lứa tuổ.i, không phân biệt giới tính, không lây truyền từ người này sang người khác. Theo ước tính, cứ khoảng 100.000 người thì có 20 - 25 trường hợp bị mắc bệnh liệt mặt trên thế giới. Trong đó, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc cao hơn, với tỷ lệ 43 trường hợp/100.000 người.
Các nguyên nhân gây liệt mặt gồm:
- Liệt mặt ngoại biên - liệt mặt do lạnh
Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ, lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất gây liệt mặt. Mỗi năm, có khoảng 40.000 người Mỹ bị liệt mặt đột ngột do bệnh liệt liệt mặt do lạnh. Người ta cũng chưa tìm hiểu được tại sao lại bị liệt mặt do lạnh, nhiều bác sĩ cho rằng có thể liên quan đến tình trạng nhiễm virus ở dây thần kinh mặt. Hầu hết những người bị liệt mặt do lạnh đều hồi phục hoàn toàn trong khoảng 1 tuần đến 6 tháng.
Các biểu hiện liệt mặt do lạnh là tình trạng liệt mặt một bên (hiếm khi bị cả hai bên mặt) gồm: Mất cảm giác da bên liệt, giảm tiết nước mắt, miệng bị kéo lệch về bên lành, giảm vị giác, nói lắp, chảy nước dãi, đau trong hoặc sau tai, đau nhói bên tai bị liệt mặt khi có âm thanh to, khó ăn uống...
- Viêm tai giữa gây liệt mặt
Nếu viêm tai giữa không được điều trị hoặc điều trị muộn cũng có thể gây liệt mặt. Bệnh nhân có biểu hiện viêm tai giữa cấp hoặc viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm có thể xuất hiện liệt mặt ngoại biên - với viêm tai giữa mạn tính thì biểu hiện liệt mặt ngoại biên là một trong những dấu hiệu cảnh báo loại viêm tai nguy hiểm, cần có sự can thiệp của thầy thuố.c chuyên khoa.
- Đột quỵ - liệt mặt trung ương
Một nguyên nhân nghiêm trọng hơn gây ra liệt mặt là đột quỵ. Liệt mặt xảy ra trong một cơn đột quỵ khi các dây thần kinh điều khiển các cơ ở mặt bị tổn thương tại não. Tùy thuộc vào loại đột quỵ, tổn thương các tế bào thần kinh là do thiếu ô xy hoặc phù nề chèn ép lên các tế bào do chả.y má.u não. Các tế bào não có thể bị chế.t trong vòng vài phút.
Liệt mặt do đột quỵ cảm nhận như liệt mặt do lạnh, kèm theo các biểu hiện như: Thay đổi mức độ nhận thức, tinh thần căng thẳng, chóng mặt, mất đồng bộ các động tác, co giật, thị lực thay đổi hoặc bị liệt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn các bộ phận của cơ thể như tay chân...
Nếu đột quỵ gây tổn thương ở vùng dây thần kinh mặt trung ương thì vẫn mở được mắt và vùng mặt trên vẫn vận động bình thường, biểu hiện liệt dưới mặt.
Vì đôi khi khó phân biệt giữa đột quỵ và các nguyên nhân khác gây ra liệt mặt, nên nhanh chóng đưa người thân đến bác sĩ nếu nhận thấy bị liệt mặt.
Liệt mặt là một căn bệnh về thần kinh ngoại biên thường gặp ở mọi lứa tuổ.i. Ảnh minh hoạ.
Có nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây liệt mặt, trong đó thường gặp là do chấn thương mặt, chấn thương xương thái dương đoạn có dây thần kinh mặt.
- Hội chứng Ramsay - Hunt, do một loại virus ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt, với những biểu hiện như: Đau tai, cổ bên liệt mặt, ù tai, sức nghe giảm cùng bên, chóng mặt, rối loạn giọng...
- Các khối u vùng sọ não gây tổn thương thần kinh VII.
- Các bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, ảnh hưởng đến não và tủy sống, và hội chứng Guillain-Barré, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Việc sinh nở có thể gây liệt mặt tạm thời ở một số trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, 90% trẻ sơ sinh bị loại thương tích này sẽ hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị.
- Một số hội chứng bẩm sinh gây liệt mặt, chẳng hạn như hội chứng Mobius và hội chứng Melkersson -Rosenthal.
Tóm lại: Liệt mặt có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ trong khoảng thời gian hàng tháng (trường hợp có khối u). Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng tê liệt có thể kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn hoặc kéo dài vĩnh viễn. Liệt mặt có thể là do những nguyên nhân trung ương (vùng não) hoặc ngoại biên (dây thần kinh khi thoát ra ngoài sự kiểm soát của não).
Vì vậy, khi có biểu hiện liệt mặt như: Có cảm giác tê bì vùng mặt (thường một bên) kèm theo khó nhai. Khi uống nước, nước sẽ tự động chảy ra ngoài phía miệng bên mặt liệt. Khi soi gương sẽ thấy mặt của bản thân mình mất cân đối... cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được điều trị theo mách bảo, điều trị tại nhà tránh nguy hại đến tính mạng.
Cần làm gì khi phát hiện rối loạn mỡ má.u? Cholesterol cần thiết trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng cholesterol trong má.u tăng lên, nguy cơ đối với sức khỏe cũng tăng theo, đặc biệt là các vấn đề về bệnh tim mạch. Cholesterol là một loại lipid thực hiện nhiều công việc thiết yếu trong cơ thể. Lipid là những chất không hòa tan trong...