Cần làm gì khi phát hiện rối loạn mỡ máu?
Cholesterol cần thiết trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng cholesterol trong máu tăng lên, nguy cơ đối với sức khỏe cũng tăng theo, đặc biệt là các vấn đề về bệnh tim mạch.
Cholesterol là một loại lipid thực hiện nhiều công việc thiết yếu trong cơ thể. Lipid là những chất không hòa tan trong nước nên cholesterol không bị phân hủy trong máu.
Ảnh minh họa
Thay vào đó, cholesterol di chuyển qua máu đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể, góp phần trong việc tạo ra hormone, vitamin D và các chất giúp tiêu hóa thức ăn.
Cholesterol cần thiết trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng cholesterol trong máu tăng lên, nguy cơ đối với sức khỏe cũng tăng theo, đặc biệt là các vấn đề về bệnh tim mạch.
Cholesterol di chuyển trong máu một cách âm thầm, khi cholesterol cao có thể kết hợp với các chất khác trong máu tạo thành mảng bám, bám vào thành động mạch, gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh động mạch vành, khiến động mạch vành bị hẹp, thậm chí tắc nghẽn hoàn toàn.
Nhiều người có mức cholesterol cao trong thời gian dài nhưng không có triệu chứng nào cụ thể, cho đến khi xuất hiện cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Do đó, việc kiểm tra lượng cholesterol định kỳ là điều cần thiết, giúp phát hiện sớm tình trạng tăng lipid máu, có biện pháp khắc phục để đưa cholesterol về mức ổn định.
Nếu một trong những yếu tố này dư thừa hoặc thiếu thì có hại cho cơ thể, gây ra những bệnh liên quan đến rối loạn mỡ máu như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc động mạch chi dưới.
Video đang HOT
Thực tế cho thấy theo các chuyên gia, hiện không ít người trẻ 20-30 tuổi, thậm chí trẻ 4-5 tuổi cũng bị nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân có thể do tình trạng di truyền gọi là tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử (FH).
Những trường hợp có người thân bị cholesterol cao hoặc nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi với nam và 65 tuổi đối với nữ, trẻ em, thanh thiếu niên nên kiểm tra FH.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến nghị người từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra mức cholesterol sau mỗi 4-6 năm. Người trên 45 tuổi hoặc có tiền sử gia đình, tiền sử bản thân mắc bệnh tim có thể sàng lọc thường xuyên hơn.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến nghị tất cả trẻ em nên được sàng lọc cholesterol cao trong độ tuổi 9-11, sớm hơn nếu trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm.
PGS-TS.Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, di truyền là yếu tố nguy cơ rối loạn mỡ máu không thể thay đổi được. Bên cạnh di truyền, các nguyên nhân góp phần gây rối loạn mỡ máu thường bắt nguồn từ thói quen, lối sống không lành mạnh.
Người tiêu thụ quá nhiều calo, chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa, lạm dụng đồ uống kích thích, đồ uống có cồn, ít vận động, thừa cân béo phì dễ mắc bệnh.
Người mắc các bệnh thận mạn tính, đái tháo đường, suy giáp, xơ gan – mật nguyên phát, các bệnh gan ứ mật khác, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), hội chứng Cushing, rối loạn đường ruột (IBS)… cũng có nguy cơ cao.
Các biện pháp cụ thể gồm ciều chỉnh chế độ dinh dưỡng như tăng cường bổ sung chất xơ từ trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt; Ưu tiên ăn chất béo tốt có trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá cơm hoặc quả óc chó, hạnh nhân, dầu oliu.
Đồng thời, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ động vật, nội tạng động vật, bơ, phô mai; tránh sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn được chế biến sẵn; giảm lượng đường, muối khi chế biến món ăn.
Tập luyện thể dục điều độ: Dành ít nhất 30 phút để vận động vào 5-7 ngày trong tuần. Duy trì chế chế tập luyện đều đặn có thể giúp nâng cao HDL cholesterol.
Giữ cân nặng ở mức độ khỏe mạnh, nên giảm cân khoa học nếu bị thừa cân, béo phì.
Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá. Hạn chế uống rượu, bia. Nếu lượng cholesterol cao, việc điều chỉnh về lối sống không đem lại hiệu quả cao, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để giảm cholesterol hoặc áp dụng phương pháp lọc lipoprotein đối với người bị tăng cholesterol máu gia đình.
Khi đó, người bệnh vẫn nên có sự kết hợp giữa uống thuốc và điều chỉnh lối sống khoa học để đưa cholesterol về mức ổn định.
Trứng có làm tăng mỡ máu như nhiều người lo lắng?
Trứng không làm tăng mỡ máu nhưng cách chế biến không phù hợp sẽ gây hại cho cơ thể của bạn.
Trứng là một trong những thực phẩm dùng chế biến nhiều món ăn khác nhau. Trứng bác vào bữa sáng có thể ổn định lượng đường trong máu đồng thời giúp bạn no tới tận bữa trưa. Món salad lành mạnh với trứng luộc cắt lát bổ sung thêm protein hằng ngày. Trứng cũng có thể làm nguyên liệu cho nem, canh, bánh ngọt...
Trứng là thực phẩm phổ biến được nhiều người yêu thích. Ảnh: Fastandup
Trước đây thường có tranh cãi về mối liên hệ giữa ăn nhiều trứng mỗi ngày và lượng cholesterol trong máu (mỡ máu). Theo Health Digest, một quả trứng có 186mg cholesterol trong khi các khuyến cáo trước đây hạn chế lượng cholesterol ở mức 300mg mỗi ngày.
Nhưng điều đó đã thay đổi. Theo Ủy ban Tư vấn Hướng dẫn Chế độ ăn uống Mỹ, không có đủ bằng chứng cho thấy cholesterol trong chế độ ăn uống làm tăng cholesterol trong máu. Tamar Samuels, chuyên gia dinh dưỡng tại Culina Health, cho biết hầu hết mọi người có thể dùng trứng như một phần của chế độ ăn có lợi cho tim mà không làm tăng mức cholesterol. Tuy nhiên, bạn phải xem xét cách nấu trứng và những thực phẩm kết hợp cùng.
Cách chế biến trứng tốt cho tim
Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết lo ngại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao sẽ tác động lên cholesterol trong máu có thể do loại thực phẩm đó cũng chứa nhiều chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa là thủ phạm dẫn đến cholesterol cao, gây ra mảng bám tích tụ trong thành động mạch.
Trong khi đó, những thực phẩm như trứng và động vật có vỏ có hàm lượng cholesterol cao và ít chất béo bão hòa.
Ngoài ra, cách chế biến cũng có thể phát sinh lượng chất béo bão hòa như kết hợp trứng với lạp xưởng, thịt xông khói, bơ.
Cách chế biến trứng cũng ảnh hưởng nhiều tới tác dụng của loại thực phẩm này. Ảnh: Health Digest
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên người dân hãy tập trung vào các loại thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và protein nạc để tăng tỷ lệ chất béo không bão hòa.
Những người khỏe mạnh có thể ăn một quả trứng mỗi ngày. Người ăn chay và người lớn tuổi không có cholesterol cao có thể ăn nhiều trứng hơn một chút. Tuy nhiên, những người có bệnh lý vẫn nên cẩn thận với thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.
Chuyên gia Samuels nói rằng bạn có thể nấu trứng theo cách tốt cho sức khỏe: "Nếu bạn mắc bệnh tim, có nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường thì luộc hoặc rán trứng trong dầu ô liu là cách tốt nhất để giảm thiểu lượng chất béo bão hòa".
Tác dụng của trứng
Bạn có thể ăn trứng hằng ngày khi mỗi quả chứa 72 calo, hơn 6g protein, chỉ hơn 1,6g chất béo bão hòa. Chuyên gia Samuels nói: "Trứng chứa một số vitamin và khoáng chất tăng cường sức khỏe, bao gồm vitamin B12, D, A, E, selen và choline".
Bạn có thể ăn bao nhiêu lòng trắng tùy thích vì gần như không có chất béo và không có cholesterol. Nhưng bạn có thể bỏ lỡ một số chất dinh dưỡng nếu không ăn lòng đỏ. Bạn sẽ chỉ nhận được một nửa lượng protein trong lòng trắng trứng và bạn sẽ thiếu choline, chất hỗ trợ tâm trạng và trí nhớ của bạn. Chuyên gia Samuels thông tin: "Lòng đỏ cũng chứa lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe của mắt".
Theo tạp chí Nutrients, trứng cũng có các hợp chất như ovotransferrin và ovomucoid bảo vệ cơ thể bạn chống lại stress oxy hóa. Protein peptide trong trứng có thể chống lại ung thư và lysozyme trong lòng trắng hỗ trợ điều trị viêm ruột. Enzyme trong trứng cũng hoạt động tương tự như chất ức chế ACE dùng để điều trị tăng huyết áp.
Sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa Sỏi mật là một trong nhiều bệnh lý thường gặp, bệnh phổ biến ở nữ giới và người cao tuổi. Hiện nay, có khoảng 80% sỏi ở túi mật được hình thành do tăng nhanh nồng độ Cholesterol, 20% còn lại liên quan đến sự thay đổi bất thường của Bilirubin và các yếu tố khác. 1. Nguyên nhân của sỏi mật Sỏi...