Lây kín, truyền nhanh – virus corona mới gây khó khăn cho kiểm dịch
Các chi tiết mới về loại virus corona bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, cho thấy những khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh lần này so với SARS, Ebola và các loại virus khác.
Virus có thể lây từ người sang người, ngay cả khi ai đó không có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh dài đến nỗi mọi người có thể không biết họ nhiễm nó ở đâu và khi nào.
Theo AP, các chuyên gia y tế cho biết các chi tiết xuất hiện tuần trước về loại virus mới từ Trung Quốc cho thấy mức độ khó khăn trong việc kiểm soát ổ dịch này.
Lúc đầu, một số người cảm thấy yên tâm khi virus này có tỷ lệ chết người không cao như SARS, Ebola hoặc một số mối đe dọa gần đây khác. Giờ đây, người ta lo lắng nó vẫn có thể gây chết người nhiều hơn nếu số người lây cao hơn nhiều những loại virus khác.
Hình minh họa do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cung cấp vào tháng 1 về virus corona mới (2019-nCoV). Ảnh: AP.
“Mức độ lo ngại đã tăng lên với những tiết lộ mới về sự lây lan của virus”, Marc Lipsitch thuộc Trường Y tế Công cộng Harvard nói với AP.
Virus đã lây nhiễm ít nhất 14.000 người kể từ khi nó được phát hiện lần đầu tiên ở miền Trung Trung Quốc vào cuối tháng 12/2019. Nó đã giết chết hơn 300 người và lan sang khoảng hai chục quốc gia mặc dù hầu hết, như Mỹ, chỉ có ít ca mắc.
“Công chúng Mỹ vẫn có rủi ro thấp và chúng tôi muốn giữ nó ở mức thấp”, Viện trưởng Bệnh truyền nhiễm Viện Y tế Quốc gia, tiến sĩ Anthony Fauci, cho biết hôm 31/1 tại cuộc họp báo công bố lệnh kiểm dịch và cấm đi lại tạm thời.
Một số yếu tố về virus sẽ ảnh hưởng đến mức độ bùng phát của dịch bệnh.
Tỷ lệ lây nhiễm cao
Dựa trên 425 trường hợp được xác nhận đầu tiên ở Trung Quốc, mỗi ca nhiễm trung bình dẫn đến 2,2 trường hợp khác, các nhà khoa học Trung Quốc báo cáo vào tuần trước trên Tạp chí Y học New England. Đó là mức nhiều hơn một chút so với cúm thông thường nhưng ít hơn SARS, họ hàng của virus mới.
“Nó có vẻ sẽ là một virus rất dễ lây truyền”, Robert Webster, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Nghiên cứu Nhi khoa St. Jude, người đã nghiên cứu nhiều dịch bệnh, cho biết.
Liệu virus mới sẽ suy yếu khi nó lây lan hay thay vào đó trở nên mạnh hơn là điều chưa rõ ràng.
“Virus này có thể vẫn đang tìm hiểu xem nó có thể làm được gì. Chúng ta chưa biết toàn bộ tiềm năng của nó”, Webster nói.
Đồ họa: Minh Hồng.
Lây lan cấp số nhân
Mối lo ngại lớn nhất là việc lây truyền kéo dài, trong đó một người lây truyền virus sang người khác và người đó tiếp tục truyền bệnh. Một lo lớn nhất là khả năng lây nhiễm từ những người không có triệu chứng sang cho người khác.
Hôm 30/1, các nhà khoa học báo cáo rằng một phụ nữ Trung Quốc không có dấu hiệu bị bệnh đã truyền virus cho một người đàn ông ở Đức trong chuyến công tác và anh đã lần lượt lây nhiễm cho một số đồng nghiệp khác trước khi có bất kỳ triệu chứng nào. Con của một công nhân giờ cũng bị nhiễm bệnh.
Một phụ nữ đeo mặt nạ khi đi mua sắm tại cửa hàng tạp hóa ở Bắc Kinh, ngày 1/2. Ảnh: AP.
Cái gọi là truyền bệnh không triệu chứng này “đặt gánh nặng khủng khiếp cho quá trình phát hiện bệnh”, trong đó dựa nhiều vào các triệu chứng để phát hiện và theo dõi những người có tương tác để hạn chế lây lan, Fauci nói.
“Nếu virus có thể di chuyển rộng rãi từ người này sang người khác mà không gây ra triệu chứng, thì nó sẽ lan rộng hơn và có lẽ lâu hơn chúng ta tính toán”, tiến sĩ Ashish Jha, giáo sư sức khỏe toàn cầu của Đại học Harvard, nói.
Tỷ lệ tử vong
Tỷ lệ tử vong ở mức 2%-3% nhưng có thể thấp hơn nếu nhiều trường hợp nhẹ hoặc nhiễm virus không có triệu chứng không bị phát hiện, ông Fauci nói.
SARS có tỷ lệ tử vong khoảng 10% số ca nhiễm. Tỷ lệ tử vong do cúm chỉ là 0,1%, nhưng nó giết chết hàng trăm nghìn người trên khắp thế giới mỗi năm vì nó lây nhiễm cho hàng triệu người, Lipsitch lưu ý.
Vì vậy, quy mô lây lan của dịch bệnh có thể có tác động tới số lượng tử vong cuối cùng xảy ra, ông nói.
Thời gian ủ bệnh
Các nhà khoa học Trung Quốc ước tính thời gian ủ bệnh trung bình là khoảng 5 ngày, nhưng cho biết nó có thể kéo dài đến hai tuần.
Webster cho biết thời gian ủ bệnh tiềm năng dài như vậy có thể là vấn đề. “Người ta có thể đi khỏi nơi họ nhiễm trùng hoặc thậm chí không nhớ những nơi họ có thể đã lây nhiễm”, ông nói.
Một nhân viên đeo mặt nạ và túi nhựa đứng trong hiệu thuốc ở Vũ Hán, trung tâm tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 31/1. Ảnh: AP.
Khó khăn trong xét nghiệm
Việc xác định ai nhiễm bệnh, ai không vẫn còn là vấn đề khó khăn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã tiến hành thử nghiệm nhưng không đủ tự tin về độ chính xác để sử dụng rộng rãi.
Quá ít thông tin về các phương pháp khả thi – lấy mẫu từ họng hoặc mũi hay máu và các mẫu khác – và có bao nhiêu báo động sai hoặc các trường hợp bị bỏ sót trong mỗi phương pháp vào từng thời điểm.
“Nếu chúng tôi có cách xét nghiệm hoàn toàn chính xác, rất nhạy cảm và rất cụ thể, thì chúng tôi có thể chỉ kiểm tra mọi người và nói ‘OK, chúng ta qua được rồi’. Chúng tôi không biết độ chính xác của xét nghiệm này”, Fauci nói tại cuộc họp báo.
Lipsitch nói rằng điều đó để lại khoảng trống quan trọng.
“Bất cứ yếu tố nào làm cho việc xác định ai đó nhiễm bệnh hay không trở nên khó khăn hơn cũng khiến dịch bệnh càng khó kiểm soát”, ông nói.
Bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán hoàn tất xây dựng chỉ sau 10 ngày
Bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn đã hoàn tất việc xây dựng và bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân từ ngày 3/2, chỉ sau 10 ngày thi công.
Theo news.zing.vn
Dân Trung Quốc thức xuyên đêm, tranh nhau mua "thần dược" trị virus Corona
Sau khi có thông tin về loại thuốc chống được virus Corona, người dân Trung Quốc đã thức thâu đêm, tranh giành nhau để mua bằng được loại "thần dược" này.
Song Hoàng Liên - loại thuốc đang được người dân Trung Quốc cho là "thần dược" chống virus Corona (ảnh: Thời báo Hoàn Cầu)
Hôm 1.2, tờ Tân Hoa xã đưa tin, Viện Dược liệu Thượng Hải và Viện Virus Vũ Hán đã phát hiện loại thuốc Shuang Huang Lian Kou Fu Ye (Song Hoàng Liên), có khả năng ức chế được virus Corona.
Sau khi thông tin này được công bố, nhiều người Trung Quốc đã đổ xô đi tìm mua loại thuốc Song Hoàng Liên, bất chấp việc giới chức nước này liên tục khuyến cáo người dân không nên tập trung đông người, nhằm tránh virus Corona lây lan.
Những hình ảnh trên mạng xã hội Weibo cho thấy nhiều người đã xếp hàng xuyên đêm bên ngoài các hiệu thuốc khắp Trung Quốc để mua bằng được Song Hoàng Liên.
Dân Trung Quốc tranh nhau mua thuốc Song Hoàng Liên (ảnh: CNN)
Không chỉ tại các hiệu thuốc truyền thống, ngay cả ở các shop trên trang thương mại điện tử Taobao của Trung Quốc cũng thông báo là đã "cháy hàng" loại thuốc này.
Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đã lên tiếng khuyến cáo người dân đừng vội mua Song Hoàng Liên, vì cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị virus Corona cụ thể nào được thông báo từ Bộ Y tế nước này.
Bên cạnh đó, thuốc Song Hoàng Liên vẫn chưa vượt qua toàn bộ các thử nghiệm lâm sàng. Tờ Nhân dân Nhật báo cũng cảnh báo người dân không nên dùng thuốc mà chưa có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Tuy nhiên, nhiều người Trung Quốc có vẻ không quan tâm đến khuyến cáo này mà chỉ tập trung tìm mua thuốc Song Hoàng Liên.
Dân Trung Quốc tranh nhau mua thuốc Song Hoàng Liên (ảnh: Hankookilbo)
Hồi đầu tuần, Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã ra thông báo kêu gọi các viện nghiên cứu y khoa "tích cực phát huy vai trò của thuốc đông y Trung Quốc trong việc điều trị virus Corona".
Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 30.1 cũng kêu gọi "kết hợp đông và tây y" trong chẩn đoán và điều trị dịch Corona, tại cuộc họp của Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc.
Theo danviet.vn
Israel sản xuất khẩu trang sử dụng 100 lần, hứa hẹn tiêu diệt nCoV Sản phẩm có thể tái sử dụng 100 lần. Đặc biệt, theo nhà sản xuất, chúng sẽ ngay lập tức tiêu diệt các virus, vi khuẩn, nấm tiếp xúc với khẩu trang. Loại khẩu trang đặc biệt này do một công ty khởi nghiệp tại Israel sản xuất với mong muốn ngăn chặn dịch do virus corona đang lây lan. Liat Goldhammer-Steinberg, giám...