Lấy cớ Trung Quốc uy hiếp, Đài Loan sẽ đổ thêm quân ra Trường Sa
Động thái này theo Lâm Úc Phương là để phòng ngừa một cuộc tấn công nhằm vào đảo Ba Bình từ phía Trung Quốc hoặc Việt Nam (?!).
Lính Đài Loan tập trận trái phép trên đảo Ba Bình, Trường Sa.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 30/10 đưa tin, Lâm Úc Phương, nghị sĩ Quốc dân đảng và là Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Viện Lập pháp Đài Loan tuyên bố, việc Trung Quốc cải tạo bất hợp pháp 5 bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV) thành đảo nhân tạo, trong đó đá Chữ Thập sẽ thành “đảo” lớn nhất Trường Sa đang uy hiếp trực tiếp đảo Ba Bình (bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp – PV).
Văn phòng Lâm Úc Phương ra thông báo, do tình hình Biển Đông căng thẳng, hoạt động của Bắc Kinh ở Trường Sa xây đảo nhân tạo, bổ sung thiết bị đang gia tăng nhanh chóng, ông Phương đã đề xuất 6 giải pháp tăng cường lực lượng quân sự phòng thủ trên đảo Ba Bình và đều được cơ quan này thông qua.
Lâm Úc Phương tuyên bố, hiện tại Trung Quốc đang đẩy mạnh xây đảo nhân tạo trái phép trên 5 bãi đá, trong đó đá Chữ Thập đã có diện tích lớn nhất Trường Sa. Ngoài ra vị trí các đá Gạc Ma, Tư Nghĩa và Ga Ven chỉ cách đảo Ba Bình chừng 30 đến 70 km. Nếu trực thăng vũ trang Trung Quốc bay sang đảo Ba Bình thì chỉ mất ít phút tạo ra mối uy hiếp nghiêm trọng với đảo này.
Viện cớ đó, Lâm Úc Phương cho rằng việc tăng cường phòng thủ (bất hợp pháp) với đảo Ba Bình đã trở nên cấp bách không thể trì hoãn. Ông Phương cho biết, Đài Loan có thể phái tàu tuần tra hải quân tuần tra thường xuyên, tăng cường hỏa lực phòng không bởi hiện nay trên đảo chỉ có các loại pháo 40 ly và 20 ly nên rất hạn chế.
Có thể Đài Loan sẽ điều máy bay chống ngầm P-3C và tàu tuần tra, tàu quan trắc của hải quân ra đảo Ba Bình (với cái cớ) để đo đạc thủy văn và địa hình đáy biển trong khu vực.
Tất cả những động thái này theo Lâm Úc Phương là để phòng ngừa một cuộc tấn công nhằm vào đảo Ba Bình từ phía Trung Quốc hoặc Việt Nam (?!).
Theo Giáo Dục
Trung Quốc cố lách Mỹ kiểm soát biển Đông bằng tàu ngầm 'săn sát thủ'
Trung Quốc sẽ không cố chạy đua tàu ngầm &'săn sát thủ' với Mỹ, theo Thiếu tướng Xu Guangyu, cựu phó chủ nhiệm Học viện quốc phòng của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc: "Chúng tôi đâu có ngu. Nhưng chúng tôi cần có đủ số tàu ngầm hạt nhân đạt độ tin cậy. Chúng phải hướng ra Thái Bình Dương và vươn tới thế giới".
Video đang HOT
Tàu ngầm và hải quân Mỹ tập trận ở Thái Bình Dương.
Ông Xu nói Bắc Kinh rút kinh nghiệm cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh đã hút cạn khả năng tài chính của Liên Xô.
Phó đô đốc Phillip Sawyer, chỉ huy lực lượng tàu ngầm Mỹ ở Thái Bình Dương, từ chối cho biết tàu ngầm Trung Quốc đã đi xa đến tận Hawaii hay chưa, nhưng ông nói chuyến vào Ấn Độ Dương hồi cuối năm 2013 cho thấy họ có thể làm điều này.
Đó là một chiếc tàu ngầm lớp Shang (Tống), mà Trung Quốc từng hạ thủy năm 2002. Nó có thể mang tên lửa hành trình và thủy lôi.
"Húc xô được cửa ở nơi người khác không thể"
Vào thời bình, Trung Quốc có thể sử dụng các chiếc tàu ngầm &'săn sát thủ' này để bảo vệ tuyến hàng hải, tìm kiếm tàu địch và thu thập tin tình báo, theo các chuyên gia hải quân. Nhưng vào thời chiến, chúng có thể dùng để dọa tàu đến gần, gây rối loạn các tuyến hàng hải.
Tuy nhiên, hai chuyến hải trình mới đây cho thấy Trung Quốc có yếu điểm: tàu ngầm của họ phải dùng các eo biển hẹp như Malacca, Luzon, Miyako để ra Thái Bình Dương, vào Ấn Độ Dương, vốn khiến chúng có thể bị phát hiện và ngăn chặn.
Ngoài ra, khả năng chống ngầm của Trung Quốc vẫn còn yếu. Tàu ngầm Mỹ có thể phát hiện ra tàu ngầm Trung Quốc ngay từ gần bờ biển Trung Quốc, nơi mà tàu bè và máy bay Mỹ có thể trúng đạn máy bay và tên lửa của Trung Quốc, theo các sĩ quan hải quân Mỹ.
Phó đô đốc Sawyer không cho biết Mỹ có theo dõi chiếc Shang và làm sao tàu ngầm Mỹ có thể áp sát Trung Quốc, chỉ nói: "Tôi hài lòng với khả năng xử lý tất cả những lệnh được giao cho lực lượng tàu ngầm Mỹ".
Chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công Houston sau chuyến đi 7 tháng đến tây Thái Bình Dương vừa trở về Mỹ. Hạm trưởng Dearcy P. Davis không cho biết đi đâu, nhưng "tôi chỉ có thể nói rằng chúng tôi không hề bị ai phát hiện. Chúng tôi có khả năng húc xô đổ cửa nếu như người khác không thể làm. Đấy không phải là chuyện tầm thường".
Có phải mất 10.000 năm cũng phải đóng tàu ngầm hạt nhân
Trung Quốc hiện là một trong những hạm đội tàu ngầm tấn công lớn nhất thế giới, với 5 chiếc chạy bằng hạt nhân và ít nhất 50 chiếc chạy bằng diesel. Họ có 4 chiếc tàu ngầm &'săn sát thủ' Boomer.
Các nhà sử học Trung Quốc nói Bắc Kinh đã muốn có tàu ngầm từ những năm 1960, và lãnh tụ Mao Trạch Đông từng nói: "Chúng ta sẽ đóng một chiếc tàu ngầm hạt nhân dù có phải mất 10.000 năm!".
Sau này Trung Quốc hạ thủy chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên vào dịp sinh nhật Mao năm 1970, năm 1988 thì phóng thử tên lửa đầu tiên từ dưới biển, dù chiếc Boomer đầu tiên của họ chưa bao giờ trang bị tên lửa hạt nhân đi tuần tra, theo các sĩ quan hải quân Mỹ.
Trung Quốc có tàu ngầm diesel từ những năm 1950, nhưng chúng dễ bị phát hiện vì cứ vài giờ phải nổi lên hút oxy. Tàu ngầm hạt nhân chạy nhanh hơn, có thể lặn suốt nhiều tháng.
Hồi tháng 10.2013, Trung Quốc chính thức ra mắt lực lượng hạt nhân dưới đáy biển tại một căn cứ tàu ngầm hạt nhân. Khả năng của Trung Quốc không thể ngang bằng Mỹ vốn có 14 chiếc &'săn sát thủ' và 55 tàu ngầm hạt nhân tấn công.
Nhưng Mỹ đang phải lo duy trì ưu thế này tại châu Á, khi kinh phí bị hạn chế, khiến hải quân Mỹ phải giảm số tàu ngầm tấn công xuống còn 41 chiếc vào năm 2028.
Lính Trung Quốc bảo vệ tàu ngầm.
Theo WSJ, Trung Quốc và Mỹ không muốn Chiến tranh Lạnh. Nền kinh tế 2 nước này lệ thuộc nhau, và Trung Quốc theo đuổi kinh tế thị trường chẳng muốn làm cuộc cách mạng toàn cầu hoặc ngang cơ với Mỹ.
Các quan chức Trung Quốc nói tàu ngầm của họ không đe dọa các nước khác và chỉ nhằm bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói các chiếc tàu ngầm &'săn sát thủ' của họ vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương chỉ nhằm giúp tuần tra chống hải tặc ngoài khơi Somalia và Trung Quốc "tuân thủ luật pháp quốc tế, duy trì liên lạc tốt với các nước liên quan".
Nhưng hải quân Mỹ vẫn triển khai 60% hạm đội tàu ngầm và một nửa hạm đội tàu nổi vào Thái Bình Dương, theo các sĩ quan hải quân Mỹ cho biết, năm 2015, Mỹ có thể cắm chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân thứ tư ở đảo Guam.
Phó đô đốc Sawyer nói hiện có nhiều tàu ngầm Mỹ ở châu Á:
"Một trong những lo ngại lớn nhất của tôi là sự an toàn của hoạt động tàu ngầm. Càng nhiều tàu ngầm trong một vùng nước thì có nguy cơ chúng đâm vào nhau".
Úc, Việt Nam đều tăng cường trang bị tàu ngầm
Mỹ cũng đang thực hiện các bước để máy bay săn ngầm P-8 hoạt động nhiều hơn ở biển Đông, bằng cách thương lượng để có sự đồng ý của các nước trong khu vực này, cho phép Mỹ sử dụng cả sân bay của họ để làm nơi cất cánh các chuyến bay săn tàu ngầm &'săn sát thủ' của hải quân Trung Quốc.
Theo người rành các vụ thỏa thuận này cho tờ WSJ biết: nhiều nước gồm Úc đã nói sẽ tăng số lượng hoặc nâng cấp số tàu ngầm và lực lượng chống ngầm của họ.
Lãnh đạo hải quân Úc - phó đô đốc Tim Barrett hồi tuần qua báo cáo Quốc hội Úc: 12 tàu ngầm đang mua sẽ thay thế 6 chiếc hiện tại, vì Úc cần hoạt động xa bờ, có thể là ở những vùng tranh chấp trên biển Đông.
"Có những nước khác trong khu vực cũng đang xây dựng lực lượng tàu ngầm. Vấn đề là chúng ta nên xem xét việc cần phải đề phòng".
Việt Nam cũng đã nhận hai chiếc tàu ngầm tấn công lớp Kilo, trong số 6 chiếc mà Việt Nam đã đặt hàng với Nga.
Theo Một Thế Giới
Nhật Bản sửa đại cương, có thể viện trợ ODA cho Quân đội Việt Nam? "Đại cương hợp tác phát triển" mới của Nhật Bản cho phép viện trợ cho quân đội nước khác vì mục đích phi quân sự: an ninh hàng hải, phòng thủ biển, quét mìn... Tại Đối thoại Shangri-La 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật...